Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Trang 81 - 84)

nhà nƣớc, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ công chức nhà nƣớc.

Cần thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở nhằm phát huy tối đa cơ chế giám sát của nhân dân, giải quyết nhanh chóng đơn, thư khiếu nại của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như hoạt động của các cán bộ công chức nhà nướcc. Kiên quyết xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật của các công chức nhà nước trong đó cần quy kết trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân cũng như người lãnh đạo trực tiếp, xác định việc liên đới chịu trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan, đơn vị có cán bộ vi phạm. Mặt khác cũng cần phải có cơ chế giám sát chặt chẽ đối với việc xử lý vi phạm trong các cơ quan nhà nước. Đi đôi với việc kiểm tra, xử lý vi phạm cần thực hiện các chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích, động viên đối với những cán bộ công chức có tinh thần trách nhiệm và ý thức pháp luật tốt. Mặt khác cũng cần tạo dư luận lên án, đấu tranh đối với những hành vi vi phạm pháp luật, thực hiện tốt việc phê bình và tự phê bình trong nội bộ các cơ quan, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính …

Để loại bỏ triệt để những vi phạm pháp luật trong các cơ quan nhà nước chúng ta cần xây dựng ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức.

Đối với bộ phận công chức nhà nước việc nâng cao ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý có tầm quan trọng đặc biệt vì họ là những người thay mặt nhà nước thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật, liên quan đến quyền và lợi ích

của nhiều người. Vì vậy đối với mỗi người cán bộ công chức đòi hỏi cần có ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý tốt để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Văn hóa pháp lý là cách xử sự phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, cách xử sự có văn hóa trong các quan hệ pháp luật. Văn hóa là sự nhận thức sâu sắc pháp luật, sự vận dụng đúng đắn pháp luật; sự lạng lách luật, bóp méo pháp luật,…đều là sự vận dụng pháp luật không có văn hóa1 . Để nâng cao ý thức pháp luật, kỹ năng vận dụng pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp của cán bộ công chức chúng ta cần thực hiện tốt công tác phổ biến và giáo dục pháp luật nhằm tác động vào nhận thức, tình cảm đối với pháp luật của họ. Việc phổ biến và giáo dục pháp luật cho các cán bộ công chức cần được thực hiện với sự phân loại đối tượng để để xây dựng được nội dung và phương pháp phổ biến và giáo dục phù hợp với từng lĩnh vực chuyên môn của họ. Thường xuyên tổ chức các lớp bồ dưỡng kiến thức và kỹ năng áp dụng pháp luật cho từng loại đối tượng cán bộ công chức; đa dạng hóa các hình thức đào tạo nâng cao kiên thức cho cán bộ công chức. Để việc áp dụng pháp luật của cán bộ công chức được hiệu quả bản thân các văn bản pháp luật phải đảm bảo được tính thống nhất, đồng bộ đặc biệt là văn bản pháp luật về các loại thủ tục hành chính. Vì vậy cần phải nâng cao chất lượng hoạt động rà soát, hệ thống hóa các văn bản pháp luật.

Bên cạnh đó chúng ta cũng cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức nhà nước. Bác Hồ từng nói người có tài mà không có đức thì trở thành người vô dụng. Ở bất cứ ngành nghề nào con người cũng cần phải có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp trong sáng. Đặc biệt đối với những người cán là bộ công chức nhà nước điều đó càng cần thiết và quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ. Đã không có ít trường hợp cán bộ công chức lợi sự hiểu biết pháp luật thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, đó là biểu hiện của hiện tượng suy thoái đạo đức nghiêm trọng trong

đội ngũ cán bộ công chức hiện nay. Vì vậy, cùng với việc giáo dục ý thức pháp luật chúng ta cũng cần phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ nhà nước. Trong quá trình làm việc cần đề cao các giá trị, chuẩn mực đạo đức tiến bộ trong hoạt động nghề nghiệp; đề cao sự tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của cán bộ công chức, thực hiện chế độ thi đua khen thưởng đối với những cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ tốt các lợi ích xã hội; mặt khác cũng cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, từng đơn vị cũng như cho từng cá nhân cán bộ công chức cụ thể; thực hiện tốt việc thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm pháp luật và đạo đức trong quá trình thực hiện công vụ đồng thời có biện pháp xử lý công bằng, nghiêm minh những hành vi vi phạm; điều đặc biệt quan trọng là phải quan tâm cải cách các chế ngộ vật chất, tinh thần đối với cán bộ công chức như chế độ tiền lương, khen thưởng, nghỉ dưỡng….; chúng ta cần xây dựng được một hệ thống các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp tương ứng đối với cán bộ công chức nhà nước. Cần kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, nâng cao phẩm chất chính trị cho cán bộ công chức hành chính được thể hiện trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, trong hoạt động kiểm tra giám sát, xử lý cán bộ vi phạm….

Đẩy mạnh hoạt động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng được một hệ thống chuẩn mực đạo đức cho người cán bộ cách mạng mà đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng cho thế hệ sau noi theo. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang tổ chức cuộc vận động và học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân. Đối với bộ phận cán bộ công chức nhà nước việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong

việc tu dưỡng đạo đức cách mạng trong điều kiện đất nước phát triển và hội nhập. Vì vậy, Nhà nước cần khuyến khích việc nghiên cứu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và đạo đức để từ đó vận dụng, liên hệ vào thực tế công việc và cuộc sống. Cụ thể có thể áp dụng tư tưởng của Người về pháp luật và đạo đức vào hoạt động thi đua khen thưởng, lấy đó làm chuẩn mực cho việc đánh giá, phê bình và tự phê bình của mỗi cá nhân, thực hiện việc truyền thông rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nội dung nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để có thể tiếp cận sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Đối với các cán bộ công chức nhà nước cần học tập và tu dưỡng theo những chuẩn mực đạo đức mà Bác Hồ đã đề ra: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm, trong cuộc sống đời thường phải giản dị, khiêm nhường, thực hành tiết kiệm. Mỗi cán bộ công chức chính là một tấm gương về ý thức pháp luật và đạo đức trong quần chúng nhân dân. Mỗi cá nhân phải không ngừng rèn luyện nâng cao về trình độ cũng như tư cách đạo đức….

Việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giới trẻ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, định hướng phong cách sống lành mạnh, có văn hóa trong giai đoạn hội nhập, phát triển hiện nay. Vì vây, cần đưa nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình đào tạo ở các bậc học với những phương pháp giảng dạy sinh động tránh sự nhàm chán, khô cứng có thể biên soạn dưới dạng những câu truyện kể, dàn dựng thành những vở kịch khuyến khích sự tham gia của học sinh.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Trang 81 - 84)