Thực trạng việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 89)

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2.1. Thực trạng việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.2.1.1. Tình hình thực hiện

Ngay từ cuối năm 1999, Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố đã xác định công tác triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố và chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tƣ cần có những bƣớc chuẩn bị về nghiệp vụ trƣớc khi Luật có hiệu lực. Vì vậy, ngay từ ngày 01 tháng 01 năm 2000, công tác đăng ký kinh doanh đã đƣợc triển khai theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, không xảy ra tình trạng ách tắc trong thời gian chuyển tiếp giữa các Luật cũ và Luật Doanh nghiệp. Cũng nhƣ các địa phƣơng khác trong cả nƣớc, cùng với việc triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp 1999, chính quyền thành phố Hà Nội cũng đã rất quan tâm tới việc cải cách thủ tục hành chính của thành phố nói chung và trong công tác đăng ký kinh doanh trên địa bàn nói riêng.

Phòng ĐKKD cấp thành phố đã đƣợc thành lập theo Quyết định số 27/2000/QĐ- UB ngày 29/3/2000 của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức lại Phòng Đăng ký và quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc - Sở KH&ĐT. Để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ tăng theo các quy định mới của Luật Doanh nghiệp; UBND Thành phố đã quyết định bố trí trụ sở mới, tăng điều kiện phƣơng tiện làm việc và biên chế của Phòng đăng ký kinh doanh.

Đối với cơ quan đăng ký kinh doanh ở các quận, huyện, UBND Thành phố đã có quyết định tổ chức lại các phòng nghiệp vụ làm nhiệm vụ đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể, tập trung về một đầu mối để bảo đảm thực hiện đúng quy định của Luật Doanh nghiệp.

Trong quá trình thi hành Luật Doanh nghiệp 1999, Sở KH&ĐT Hà Nội đã thƣờng xuyên tranh thủ ý kiến chỉ đạo của các Bộ và phối hợp với các sở, ngành chuyên môn để quyết những khó khăn vƣớng mắc, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Văn hoá thông tin, Bộ Công an, Cục Thuế Hà Nội và Công an Thành phố. Trong hoàn cảnh có tỉnh khác, doanh nghiệp đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhƣng không đƣợc cấp dấu, vì chƣa có hƣớng dẫn liên ngành, thì ở thành phố Hà Nội, ngay từ ngày đầu, Công an Thành phố chủ động tìm mọi biện pháp giải quyết, kịp thời đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Phòng Đăng ký kinh doanh đã thực hiện nghiêm túc, đúng thời hạn việc gửi bản sao GCN ĐKKD, giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật cùng cấp, UBND quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Tuy nhiên, hiện nay, lực lƣợng cán bộ của bộ phận đăng ký kinh doanh còn thiếu cả về số lƣợng và chuyên môn phù hợp, trong khi đó khối lƣợng công việc của cơ quan ĐKKD lại rất lớn, bao gồm nhiều loại việc khác nhau từ trách nhiệm cấp đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp

đến quản lý doanh nghiệp... Do vậy hiệu quả hoạt động của Phòng không cao. Đến nay, Hà Nội là một trong số ít các địa phƣơng trong cả nƣớc không có hiện tƣợng ban hành, hay phục hồi giấy phép không cần thiết đã đƣợc bãi bỏ; không đặt thêm hồ sơ, giấy tờ, và thủ tục đăng ký kinh doanh trái với quy định của Luật và văn bản hƣớng dẫn thi hành; không có hiện tƣợng can thiệp hành chính trái thẩm quyền vào công việc kinh doanh và quản lý nội bộ của các Doanh nghiệp. Cộng đồng Doanh nghiệp nói riêng và dƣ luận xã hội nói chung ở Hà nội đã tích cực hƣởng ứng và ủng hộ mạnh mẽ việc thực hiện Luật Doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cơ quan đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ hà Nội đã bƣớc đầu thiết lập cơ chế đăng ký kinh doanh qua mạng (thực chất chỉ là phƣơng thức giao dịch qua mạng) thông qua dự án: Xây dựng hệ thống

dịch vụ công cấp đăng ký kinh doanh trên địa bàn Thành phố nhƣng cũng đã

góp phần hình thành một phƣơng thức giao dịch mới, giảm đƣợc sự đi lại của ngƣời dân, doanh nghiệp trong quá trình hoàn thành các thủ tục ĐKKD.

2.2.1.2. Những kết quả đạt được trong công tác cải cách hành chính về thủ tục đăng ký kinh doanh

a. Về trình tự, thủ tục

 Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng.

 Sau khi Thành uỷ, UBND Thành phố có chỉ đạo về công tác CCHC trong các lĩnh vực, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ đã khẩn trƣơng xây dựng và hoàn thiện môi trƣờng pháp lý cho bộ phận tiếp nhận hành chính của Sở, cụ thể:

(i) Quyết định số 176/QĐ-KH&ĐT ngày 12/08/2004 của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội ban hành Quy định tạm thời về quy trình và thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”.

(ii) Quyết định số 249/QĐ-KH&ĐT ngày 12/11/2004 của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức, hoạt động và nội quy của “Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa”.

(iii) Ban hành Quy chế về tổ chức, hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và Phòng Đăng ký kinh doanh, các Phòng, Ban có liên quan khác.

(iv) Bố trí, sắp xếp cán bộ công chức có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký kinh doanh tại bộ phận một cửa, tạo điều kiện cho bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận hồ sơ nhƣ trang thiết bị đầy đủ, có đồng phục riêng cho các cán bộ tiếp dân, không có tình trạng biệt phái từ phòng chuyên môn. Thực hiện việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Sở để ngƣời dân đến giao dịch và thực hiện (trong đó có các hƣớng dẫn về thủ tục, mẫu biểu đăng ký kinh doanh tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, các thủ tục đó cũng đã đƣợc đƣa lên Website của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội và thực hiện việc kết nối với Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội).

(v) Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh đƣợc rút ngắn hơn so với quy định từ 3-5 ngày (từ 15 ngày xuống còn từ 10-12 ngày), thậm chí có những hồ sơ doanh nghiệp đƣợc giải quyết ngay trong ngày.

Tuy nhiên do đặc thù của công tác đăng ký kinh doanh, nội dung hồ sơ không phức tạp nhƣng số lƣợng lớn, trong khi đó số lƣợng cán bộ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh đƣợc bố trí chƣa tƣơng xứng (bình quân mỗi cán bộ phải tiếp nhận và giải quyết 30-35 lƣợt hồ sơ/ngày [53]). Bên cạnh đó mỗi cán bộ còn phải kiêm nhiệm những chức năng, nhiệm vụ khác liên quan đến công tác đăng ký kinh doanh. Do vậy ở một chừng mực, công tác cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng còn những hạn chế

nhất định (quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ còn rƣờm rà, chƣa phân định rõ đƣợc trách nhiệm cá nhân giữa các bộ phận trong thực thi công vụ).

b. Về số lượng doanh nghiệp ĐKKD theo Luật Doanh nghiệp 1999

Tính từ năm 1992 đến ngày 31/6/2006, trên địa bàn Thành phố đã có 42.411 Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh (bao gồm Doanh nghiệp tƣ nhân, công ty TNHH, Công ty cổ phần, công ty hợp danh), trong đó có 37.962 Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp từ năm 2000 đến nay. Số Doanh nghiệp thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp trong hơn 5 năm qua liên tục tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trƣớc, chiếm tới 88,8% trong tổng số Doanh nghiệp trên địa bàn và nhiều gấp 8,5 lần so với 8 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp tƣ nhân, Luật Công ty với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 31,8% (hình 2.7).

1992-1999 10%

2000-6/2005 90%

Hình 2.7: So sánh tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn Hà Nội

Thực hiện Luật Doanh nghiệp tƣ nhân và Luật Công ty, giai đoạn 1992- 1999 bình quân mỗi năm có 556 Doanh nghiệp đƣợc thành lập (~ 46DN/tháng). Giai đoạn 2000-2005, thực hiện Luật Doanh nghiệp 1999, bình quân mỗi năm có gần 7000 Doanh nghiệp đƣợc thành lập mới (570DN/ tháng), gấp 12,5 lần so với bình quân tháng giai đoạn 1992-1999.

Cùng với tốc độ tăng của các Doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đăng ký kinh doanh cũng có sự gia tăng mạnh mẽ (hình 2.8)

1992-1999 4%

2000-6/2005 96%

Hình 2.8: so sánh tỷ lệ vốn đăng ký trên địa bàn Hà Nội

Với 37.962 Doanh nghiệp đƣợc thành lập từ năm 2000 đến nay, với tổng vốn đăng ký 84.000 tỷ đồng- gấp 27 lần số vốn của các Doanh nghiệp đã đăng ký trong thời gian 8 năm (1992-1999). với bình quân vốn trên 1 Doanh nghiệp đạt 2,2 tỷ đồng, so với mức 750 triệu đồng trƣớc đó.

Việc góp vốn bằng tiền (VNĐ) là phổ biến nhất, số lƣợng các Doanh nghiệp đăng ký vốn bằng tài sản không nhiều (do những hạn chế trong việc chuyển đổi tài sản cá nhân thành tài sản của Doanh nghiệp tại các cơ quan cấp giấy chứng nhận sở hữu tài sản, hoặc những khó khăn của việc định giá tài sản góp vốn, đặc biệt là các trƣờng hợp góp vốn bằng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất), vốn góp bằng ngoại tệ hầu nhƣ không có. Vốn đăng ký của các Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đã góp phần làm tăng vốn đầu tƣ của tƣ nhân trong tổng vốn đầu tƣ xã hội trên địa bàn Thành phố (bảng 2.1 và 2.2):

Bảng 2.1: Tổng vốn đầu tư xã hội (tỷ đồng) [39]

Thời

gian Vốn nhà nước Vốn đầu tư tư nhân Ngoài nước (FDI và ODA 2000 13.625 3.450 1.802 2001 11.450 4.420 2.250 2002 13.130 5.880 3.175 2003 14.157 7.300 3.500 2004 15.403 9.844 3.780 2005 18.000 12.100 4.540

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư xã hội (%) [39]

Thời gian Vốn nhà nước Vốn đầu tư tư nhân Ngoài nước (FDI và ODA) 2000 65.9 22.4 11.7 2001 63.2 24.4 12.4 2002 59.2 26.5 14.3 2003 56.8 29.2 14.0 2004 53.0 34.0 13.0 2005 52.0 35.0 13.0

Cơ cấu vốn đầu tƣ của tƣ nhân trong cơ cấu tổng đầu tƣ xã hội tăng từ 22,4% (năm 2000) đến 35% (năm 2005), và tốc độ tăng năm sau so với năm trƣớc, cao hơn tốc độ tăng đầu tƣ của FDI. Điều này cho thấy dấu hiệu phát triển tích cực của thành phần kinh tế tƣ nhân trên địa bàn Thành phố.

Việc thi hành Luật Doanh nghiệp đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô. Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) giai đoạn 2001- 2005 tăng bình quân 11,25%/năm, cao hơn mức tăng trƣởng bình quân 5 năm trƣớc (10,72%) và vƣợt mục tiêu do Hội đồng nhân dân Thành phố đề ra là

10,0-11,0%. Năm 2005, khu vực kinh tế dân doanh trong nƣớc đóng góp 21,9% GDP, 10,4% kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho khoảng 60% lao động đang làm việc tại Hà Nội (bảng 2.3).

Bảng 2.3: Tổng sản phẩm nội địa [38](Đơn vị tính: tỷ đồng)

Thời gian khu vực kinh tế Nhà nước

Khu vực kinh tế tư nhân

Khu vực đầu tư nước ngoài

2000 18.465 6.441 5.334 2001 23.616 7.249 5.471 2002 25.447 8.904 6.052 2003 29.481 10.652 7.337 2004 35.312 12.848 9.110 2005 41.853 15.422 10.901

Bảng 2.4: Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa [38] (%)

Thời gian khu vực kinh tế Nhà nước

Khu vực kinh tế tư nhân

Khu vực đầu tư Nước ngoài

2000 58.7 20.4 16.9 2001 61.2 20.3 15.3 2002 60.6 21.3 14.4 2003 60.0 21.7 15.0 2004 59.6 21.7 15.4 2005 59.5 21.9 15.5

Số thuế thu đƣợc từ khối Doanh nghiệp dân doanh tăng hàng năm nhƣ sau (bảng 2.5).

Bảng 2.5: Mức thuế trong ngân sách nhà nước [38]

Thời gian Tổng thu (tỷ đồng) Cơ cấu (%)

2000 449 3.3 2001 528 3.2 2002 633 3.4 2003 885 4.2 2004 1.187 4.5 2005 1.588 5.2

Bên cạnh việc đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội của Thủ Đô, các Doanh nghiệp khu vực kinh tế tƣ nhân còn tham gia vào nhiều hoạt động công ích, từ thiện của Thành phố, tham gia các quỹ hỗ trợ.

Hiện nay, trƣớc những yêu cầu về phát triển kinh tế thủ đô, sau kết quả đánh giá về chỉ số năng lực cạnh tranh cả nƣớc (chỉ số CPI) năm 2005 là một trong những thách thức lớn trong việc phát triển kinh tế Thủ đô, Thành phố Hà Nội đã có những quyết tâm mạnh mẽ hơn trong công cuộc cải cách hành chính, nhằm góp phần cải thiện môi trƣờng đầu tƣ cũng nhƣ những tồn tại của Thành phố về công tác thu hút đầu tƣ.

2.2.2. Một số tồn tại trong quá trình cải cách thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh ở Hà Nội thời gian qua

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)