CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 38)

Ở VIỆT NAM

1.2.1. Chương trình tổng thể cải cách Hành chính của Chính phủ

1.2.1.1. Cải cách nền hành chính là trọng tâm của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

Cải cách một bƣớc nền hành chính là trọng tâm của việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam, trƣớc hết do vị trí của nền hành chính trong hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nƣớc:

+ Với chức năng hành pháp, nền hành chính trực tiếp tổ chức thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng, luật pháp và nghị quyết của Quốc hội. Chính sách và luật pháp đúng là điều kiện tiên quyết, song phải có nền hành chính mạnh, có hiệu quả thì chính sách và luật pháp mới đi vào cuộc sống; hơn nữa, trong quá trình tổ chức thực hiện, nền hành chính còn góp phần tích cực vào việc bổ sung, phát triển chính sách, luật pháp.

+ Các cơ quan hành chính trực tiếp xử lý công việc hàng ngày của nhà nƣớc, thƣờng xuyên tiếp xúc với nhân dân, giải quyết các yêu cầu của dân, là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nƣớc với dân. Nhân dân đánh giá chế độ, đánh giá Đảng trƣớc hết là thông qua hoạt động của bộ máy hành chính. + Trong toàn bộ cơ cấu nhà nƣớc, bộ máy hành chính là lực lƣợng đông đảo

nhất, với hệ thống tổ chức đồng bộ theo ngành và cấp từ Trung ƣơng tới chính quyền cơ sở.

đoạn cách mạng, có bƣớc chuyển biến, tiến bộ trong quá trình đổi mới, nhƣng hiện nay đang có nhiều mặt yếu kém, thể hiện tập trung ở bệnh quan liêu, xa dân, xa cấp dƣới và cơ sở; tình trạng phân tán, thiếu trật tự, kỷ cƣơng trong hệ thống hành chính và trong xã hội; nạn tham nhũng và lãng phí của công; bộ máy hành chính cồng kềnh, nặng nề, vận hành trục trặc, ít tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; đội ngũ cán bộ, công chức thiếu kiến thức, năng lực, một bộ phận không nhỏ kém phẩm chất, thậm chí hƣ hỏng.

Khắc phục những hạn chế ấy tức là xây dựng một nền hành chính trong sạch có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bƣớc hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc cuả nhà nƣớc, đƣợc dân tin, dân yêu. Muốn vậy, không thể chỉ sửa đổi cục bộ, chắp vá mà phải tạo ra sự biến đổi căn bản, có hệ thống của nền hành chính trên cơ sở giữ vững sự ổn định chính trị. Với ý nghĩa đó, phải tiến hành một cuộc cải cách sâu sắc và toàn diện, có tính chất cơ bản đối với nền hành chính.

Đồng thời, yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới đòi hỏi Nhà nƣớc trực tiếp là nền hành chính phải hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực quản lý theo cơ chế mới để bảo đảm cho đất nƣớc phát triển nhanh và bền vững theo yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Và cuối cùng, yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại đa phƣơng, đa dạng đòi hỏi thể chế hành chính và đội ngũ cán bộ phải thích ứng với luật pháp, tập quán và trình độ quốc tế đồng thời giữ vững độc lập tự chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia.

Nhƣ vậy, cải cách nền hành chính là trọng tâm của việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam và trƣớc hết để cải thiện môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, tuân thủ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và thông lệ quốc tế.

1.2.1.2. Nội dung cải cách một bước nền hành chính.

Trong chƣơng trình cải cách tổng thể hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001-2010 ban hành kèm theo quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ đã xác định mục tiêu cũng nhƣ phƣơng hƣớng nhiệm vụ thực hiện cải cách hành chính, cụ thể: Cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001-2010 có mục tiêu:

Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước[19]. Và đƣợc cụ thể hoá thành 04 nội dung lớn:

Thứ nhất, cải cách thể chế:

 Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, trƣớc hết là thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nƣớc.

 Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

 Bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nƣớc, của cán bộ, công chức.

 Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính.

Thứ hai, cải cách tổ chức bộ máy hành chính

 Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phƣơng các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nƣớc trong tình hình mới;

 Từng bƣớc điều chỉnh những công việc mà Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phƣơng đảm nhiệm để khắc phục những chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ.

 Cải tiến phƣơng thức quản lý, lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp.

 Thực hiện từng bƣớc hiện đại hóa nền hành chính

Thứ ba, đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

 Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức

 Cải cách tiền lƣơng và các chế độ, chính sách đãi ngộ

 Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức

 Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức

Thứ tư, cải cách tài chính công

 Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách trung ƣơng; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phƣơng và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phƣơng của Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều kiện cho chính quyền địa phƣơng chủ động xử lý các công việc ở địa phƣơng; quyền quyết định của các Bộ, Sở, Ban, ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán đƣợc duyệt phù hợp với chế độ, chính sách.

 Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với khu vực dịch vụ công;

 Thực hiện thí điểm để áp dụng rộng rãi một số cơ chế tài chính mới, nhƣ: Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, xóa bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công, tất cả các chỉ tiêu tài chính đều đƣợc công bố công khai…

Sau 5 năm thực hiện chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính theo quyết định 136/2001/TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ, trên cơ sở tổng kết các kết quả đạt đƣợc, đánh giá những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, ngày 27/4/2006, Thủ tƣớng Chính phủ tiếp tục có quyết định số

94/2006/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2006-2010, trong đó đã xác định những sản phẩm cụ thể cũng nhƣ các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ một cách rõ ràng. Trong đó nội dung cải cách về thể chế khẳng định nhiệm vụ cải cách hành chính với sản phẩm là Luật về thủ tục hành chính. Đây là một bƣớc tiến mới, thể hiện tính nhất quán về cải cách thủ tục hành chính, luật hoá các quy định về thủ tục để đảm bảo tính ổn định, minh bạch, chặt chẽ. Góp phần vào công cuộc phòng chống tham nhũng trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc.

1.2.2. Chương trình cải cách hành chính của Thành phố Hà Nội

1.2.2.1. Các chính sách của Thành uỷ Hà Nội về công tác CCHC.

Thực hiện Nghị quyết 38/CP của Chính phủ và các Nghị quyết Trung ƣơng về cải cách hành chính, Thành uỷ Hà Nội bên cạnh những nội dung cải cách đã đƣợc xác định trong các Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII (2001), XIV (2005) còn cụ thể hoá thông qua các chƣơng trình, đề án nhằm chỉ đạo thực hiện công tác này trên địa bàn Thủ đô, cụ thể:

 Chƣơng trình 06/CTr-TU về cải cách hành chính giai đoạn 1996-2000;

 Chƣơng trình 07/CTr-TU một số vấn đề về cải cách hành chính giai đoạn 2001-2005.

 Đề án số 32-ĐA/TU ngày 21/4/2004 về một số nhiệm vụ trọng tâm về cải cách hành chính trong hai năm 2004-2005.

 Chƣơng trình Số 04-CTr/TU ngày 10/5/2006 về đẩy mạnh CCHC, góp phần nâng cao hiệu lực chính quyền các cấp giai đoạn 2006-2010

Nội dung xuyên suốt các chƣơng trình, đề án trên là yêu cầu bám sát mục tiêu chƣơng trình tổng thể của Chính phủ về cải cách nền hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001-2010 là “xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền XHCN…”[37].

Trong giai đoạn 2006-2010, đứng trƣớc yêu cầu phát triển kinh tế và giải quyết những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội phù hợp với xu hƣớng phát triển của nền kinh tế tri thức, xu hƣớng dân chủ hoá và hội nhập quốc tế. Những yêu cầu trên vừa là thời cơ, vừa là thách thức, đòi hỏi Đảng bộ và Chính quyền Thành phố quyết tâm khắc phục những hạn chế; một mặt đẩy mạnh tiến trình dân chủ hoá, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN; mặt khác tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc của chính quyền các cấp. Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, đã đƣợc xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIV (năm 2005).

Để thực hiện các mục tiêu của chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng, Thành uỷ Hà Nội đã xác định:

Cần tiếp tục cải cách hành chính toàn diện trên bốn nội dung: cải cách thể chế hành chính, cải cách bộ máy hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công; trong đó đột phá vào hai trọng tâm là cải cách thể chế hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức [37].

Theo đó, nội dung cải cách về thể chế đƣợc khẳng định:

 Tiếp tục rà soát, chuẩn hoá, cập nhật thủ tục, quy trình và công khai thẩm quyền, thời gian, thể lệ, phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính.

 Tiếp tục thực hiện quy chế một cửa thống nhất, đồng bộ đối với toàn bộ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện; UBND các phƣờng, xã, thị trấn.

 Tiếp tục rà soát, xây dựng hoàn thiện một số cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nƣớc.

1.2.2.2. Hoạt động triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính của UBND Thành phố Hà Nội

Ngày 4/3/2002 UBND Thành phố Hà Nội có Quyết định số 34/2002/QĐ-UB phê duyệt kế hoạch thực hiện chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính Thành phố Hà Nội giai đoạn 2001-2010 đã xác định Cải cách hành chính là một chƣơng trình lớn và quan trọng, đƣợc Thành ủy xấy dựng từ khoá XII và tiếp tục tập trung chỉ đạo trong khoá XIII với 4 nội dung, 7 nhiệm vụ, 13 giải pháp, trong đó trọng tâm là cải cách nền hành chính nhà nƣớc, UBND Thành phố và các sở, ban, ngành đã tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, CCHC là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều cấp, ngành, đến cơ chế chung của cả nƣớc; đồng thời liên quan trực tiếp đến các cơ quan hành chính nhà nƣớc và đời sống nhân dân.

Tiếp đó, UBND Thành phố có các Quyết định 156/2003/QĐ-UB ngày 1/11/2003; Quyết định số 93/2004/QĐ-UB ngày 9/6/2004 về việc giao kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CCHC trong 02 năm 2004-2005 cho các đơn vị trên địa bàn Thành phố. Quyết định số 6645/QĐ-UB ngày 11/10/2004 công bố danh mục gồm 334 thủ tục hành chính đƣợc thực hiện theo quy chế “một cửa”. Trong đó tập trung chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều bức xúc, liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu của công dân, tổ chức. Đó là: Thủ tục cấp phép đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài; thủ tục thẩm định phê duyệt các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản; thủ tục đăng ký kinh doanh.Thủ tục cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; Thủ tục cấp phép xây dựng; thủ tục thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật tổng dự toán....

1.2.2.3. Hoạt động triển khai cải cách thủ tục hành chính của các Sở, Ban, Ngành, quận, huyện trên địa bàn Thành phố

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố Hà Nội, từ ngày 01/1/2002, ở hầu hết các Sở, Ban, Ngành, quận, huyện đều bƣớc đầu triển khai cơ chế “một cửa” theo quy định của Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 13/9/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ việc giải quyết các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế “một cửa” trên tất cả các lĩnh vực: nhà đất, đầu tƣ kinh doanh, đầu tƣ xây dựng, hộ khẩu, hộ tịch….và tính đến nay đã có 100% (42/42) cơ quan hành chính (cấp thành phố, và quận huyện) thực hiện quy chế “một cửa”.

Tiến hành công bố danh mục thủ tục hành chính thực hiện theo quy chế “một cửa” của các cơ quan hành chính của Thành phố; thống nhất sử dụng hệ thống mã số cơ quan hành chính, mã số thủ tục hành chính trong giao dịch giữa các cơ quan hành chính của Thành phố với công dân, tổ chức.

Các Sở, Ngành đã triển khai thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, các thủ tục đầu tƣ trong nƣớc, đầu tƣ nƣớc ngoài, các thủ tục liên quan đến quản lý quy hoạch, xây dựng và thủ tục giải ngân.

Nhìn chung, công tác cải cách hành chính nói chung và thủ tục hành chính nói riêng trên địa bàn Thành phố đã đƣợc quan tâm , tập trung, chỉ đạo và thực hiện và đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên trong điều kiện tiền lƣơng của cán bộ công chức cũng nhƣ cơ sở vật chất phục vụ công tác còn hạn chế, một số mục tiêu của cải cách hành chính đặt ra vẫn chƣa đƣợc thực hiện một cách triệt để. Tuy đã có một số cải cách nhất định, song nhìn chung thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà, nhiều cơ quan có trách nhiệm nhƣng chƣa thực hiện nghiêm kỷ luật điều hành, chƣa chấp hành theo chế độ báo cáo của UBND Thành phố để kịp thời có biện pháp chỉ đạo…

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG VIỆC ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1. VÀI NÉT VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KINH DOANH Ở NƢỚC TA HIỆN NAY CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KINH DOANH Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 38)