Một trong những yếu tố đánh giá hiệu quả của công tác cải cách thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh trong thời gian qua đó chính là kết quả của công tác đăng ký kinh doanh, là số lƣợng doanh nghiệp đƣợc thành lập trong năm 5 qua trên toàn quốc.
Theo số liệu thống kê của Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ KH&ĐT), từ đầu năm 2000 đến hết 2005, đã có 160.752 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, gấp 3,3 lần so với tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập giai đoạn 1991-1999. Số Doanh nghiệp đăng ký trung bình hàng năm hiện nay bằng khoảng gần 6 lần so với trung bình hàng năm giai đoạn 1991-1999 (hình 2.4).
1991-1999 20%
2000-2005 80%
Hình 2.4: so sánh số doanh nghịêp đăng ký 1991-1999 so với thời kỳ 2000-2005
Số vốn đăng ký mới đạt khoảng 321,2 nghìn tỷ đồng (khoảng 20 tỷ USD), chƣa kể số vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung trong quá trình hoạt động (khoảng 103,4 nghìn tỷ hay khoảng 6,3 tỷ USD). Con số này gấp hơn nhiều lần so với vốn đăng ký giai đoạn 1991-1999 và cao hơn số vốn FDI đăng ký trong cùng thời kỳ. Ngoài ra, còn có hàng chục nghìn chi nhánh, văn
phòng đại diện và khoảng hơn 2 triệu hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động (hình 2.5). 1991-1999 7% 2000-2005 93%
Hình 2.5: so sánh số vốn đăng ký 1991-1999 so với thời kỳ 2000-2005
Nhờ đó, tỷ trọng đầu tƣ của dân cƣ và doanh nghiệp trong tổng đầu tƣ phát triển toàn xã hội tăng từ 22,6% năm 2000 lên 26,2% năm 2002. Năm 2003 tỷ trọng này đạt 29,7%, năm 2004 là 30,9% và năm 2005 ƣớc khoảng 32,2% [48]. Tỷ trọng đầu tƣ của các doanh nghiệp tƣ nhân trong nƣớc liên tục tăng và đã vƣợt lên hơn hẳn tỷ trọng đầu tƣ của DNNN [51], và đạt gần bằng tổng vốn đầu tƣ của doanh nghiệp nhà nƣớc. Vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp dân doanh đã đóng vai trò quan trọng, thậm chí là nguồn vốn đầu tƣ chủ yếu đối với phát triển kinh tế địa phƣơng. Ví dụ, đầu tƣ của các doanh nghiệp dân doanh năm 2002 ở thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm 38% tổng vốn đầu tƣ toàn thành phố, cao hơn tỷ trọng vốn đầu tƣ của DNNN và ngân sách Nhà nƣớc gộp lại.
Điều đáng nói thêm là, trong khi FDI thƣờng đến với các địa phƣơng có đặc thù riêng hoặc có vị trí thuận lợi, thì đầu tƣ tƣ nhân trong nƣớc xuất hiện ở tất cả các vùng với nhiều hoàn cảnh khác nhau, kể cả những vùng miền nghèo với điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn. Vốn đăng ký mới ở tất cả các Tỉnh, Thành phố trong cả nƣớc thời kỳ 2000-2005 đều cao hơn số vốn
đăng ký thời kỳ 1991-1999. Trong đó có tỉnh đạt tốc độ cao hơn hàng chục lần, thậm chí có những tỉnh nhƣ Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hƣng Yên…đạt tốc độ tăng hơn 20 lần. Ngay cả ở các địa phƣơng tập trung đại bộ phận vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thì trong mấy năm gần đây vốn đầu tƣ thực hiện của tƣ nhân trong nƣớc cũng lớn hơn vốn FDI. Thực tế nói trên cho thấy đối với hầu hết các địa phận các tỉnh thì thu hút đầu tƣ tƣ nhân trong nƣớc là việc dễ làm và khả thi hơn so với thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Có thể so sánh tốc độ tăng về số doanh nghiệp và số vốn đăng ký qua đồ thị sau (hình 2.6).
So DN 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm So von 0 20.000.000 40.000.000 60.000.000 80.000.000 100.000.000 120.000.000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm
Hình 2.6: so sánh tốc độ doanh nghiệp đăng ký và vốn
Theo báo cáo của UBND các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ƣơng, thì có khoảng 80-85% số doanh nghiệp đăng ký đang hoạt động. Tỷ lệ này là 83% nếu lấy số lƣợng doanh nghiệp nộp thuế năm 2005 so với tổng số doanh nghiệp đăng ký giai đoạn 2000-2005. Hơn thế nữa, số vốn đầu tƣ thực tế của
các doanh nghiệp là không thấp hơn số vốn đăng ký. Đây là tỷ lệ khá cao so với các nƣớc khác, kể cả các nƣớc là thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Ngoài ra hoạt động của các doanh nghiệp trong khu vực tƣ nhân cũng tạo ra những kết quả hết sức đáng khích lệ trong tạo công ăn việc làm , nộp thuế, huy động vốn….
Số doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể mới thành lập kết hợp với số doanh nghiệp mở rộng quy mô và địa bàn kinh doanh trong 6 năm qua đã tạo thềm hơn 2 triệu chỗ làm việc mới, đƣa tổng số lao động làm việc ở khu vực kinh tế tƣ nhân và hộ kinh doanh cá thể lên đến khoảng 6 triệu ngƣời và chiếm 17% lực lƣợng lao động. Các doanh nghiệp này đã trở thành nguồn cung chủ yếu về chỗ làm việc mới cho ngƣời lao động.