theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005
Về cơ bản, quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2005 đã có sự thống nhất đối với các loại hình doanh nghiệp. Hiện tại, việc đăng ký kinh doanh đƣợc thực hiện theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh, cụ thể:
2.1.2.1. Đối với doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh
(i) Ngƣời thành lập doanh nghiệp hoặc ngƣời đại diện theo uỷ quyền nộp đủ hồ sơ theo các quy định tại Điều 14 đối với DNTN, Điều 15 đối vói Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và Điều 16 đối với Công ty TNHH một thành viên của Nghị định 88/2006/NĐ-CP tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh không đƣợc yêu cầu ngƣời thành lập doanh nghiệp nộp thêm bất kỳ giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ quy định tại Nghị định 88/2006/NĐ-CP đối với từng loại hình doanh nghiệp (bao gồm: đơn đăng ký kinh doanh; Một trong các giấy tờ chứng thực các nhân; đối với công ty TNHH, công ty cổ phần cần có thêm: danh sách thành viên, danh sách cổ đông, điều lệ công ty) .
(ii) Khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho ngƣời nộp hồ sơ.
(iii) Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp GCN ĐKKD cho doanh nghiệp trong thời hạn mƣời ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Sau khi đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp đƣợc khắc dấu và có quyền sử dụng con dấu của mình.
(iv) Trƣờng hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp đƣợc đặt không đúng theo quy định, thì Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho ngƣời thành lập doanh nghiệp biết trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ. Quá thời hạn nói trên mà không có thông báo, thì tên của doanh nghiệp coi nhƣ đƣợc chấp nhận, hồ sơ đăng ký kinh doanh đƣợc coi là hợp lệ.
(v) Nếu sau 10 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, mà không nhận đƣợc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc thông báo yêu cầu, sửa đổi bổ sung hồ sơ thì ngƣời thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
(vi) Kể từ khi đƣợc cấp GCN ĐKKD, doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh mà không cần phải xin phép bất cứ cơ quan nhà nƣớc nào, trừ trƣờng hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có điều kiện.
(vii) GCN ĐKKD do Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc.
Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh trong Nghị định số 88/2006/NĐ-CP đã đƣợc hƣớng dẫn khá chi tiết và chặt chẽ hơn cả về nội dung và hình thức hồ sơ so với quy định của Luật Doanh nghiệp 1999 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ khi bắt đầu khởi sự doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh trong quá trình thực thi công vụ.
2.1.2.2. Đối với hộ kinh doanh cá thể
(i) Cá nhân hoặc ngƣời đại diện hộ gia đình gửi đơn đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không đƣợc yêu cầu ngƣời đăng ký kinh doanh nộp thêm bất cứ giấy tờ nào khác.
(ii) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận đơn, trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể trong thời
hạn 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ [15]. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không có quyền trì hoãn hoặc từ chối việc đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể với bất cứ lý do nào.
(iii) Nếu sau 5 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh mà không nhận đƣợc GCN ĐKKD hoặc thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì ngƣời đăng ký hộ kinh doanh cá thể có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
(iv) Hộ kinh doanh cá thể có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi đƣợc cấp GCN ĐKKD, trừ trƣờng hợp kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện.
2.1.2.3. Đối với công ty nhà nước
Thủ tục đăng ký kinh doanh công ty nhà nƣớc về cơ bản cũng đƣợc thực hiện theo qui định của Luật doanh nghiệp: Trong thời hạn sáu mƣơi ngày, kể từ ngày có quyết định thành lập, công ty phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp; Công ty nhà nƣớc có tƣ cách pháp nhân kể từ ngày đƣợc cấp GCN ĐKKD. Việc công bố nội dung đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh đƣợc thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp [4].
Bên cạnh các quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp mới, Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành cũng quy định thủ tục thực hiện các đăng ký khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp với thời gian thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh từ 07-10 ngày làm việc.
2.1.2.4. Đối với hợp tác xã
Luật Hợp tác xã năm 2003 đã đơn giản hoá thủ tục đăng ký kinh doanh nhằm 2 mục tiêu thứ nhất là cải thiện quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc
với doanh nghiệp và thứ hai là tạo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong quá trình gia nhập thƣơng trƣờng.
2.1.2.5. Cơ quan thực hiện
Ở cấp tỉnh, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc các Sở Kế hoạch và đầu tƣ (điểm mới: thành lập phòng đăng ký kinh doanh tại các khu kinh tế, khu kinh tế mở do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập); Riêng Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và đƣợc đánh số lần lƣợt theo thứ tự [15]. Ở cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh tại UBND quận, huyện hoặc Phòng tài chính- kế hoạch.
2.1.2.6. Lệ phí
Một điểm mới trong Luật doanh nghiệp 2005 đó là quy định về mức lệ phí đăng ký kinh doanh theo ngành, nghề đăng ký.
Tóm tại, Luật doanh nghiệp 2005 và văn bản hƣớng dẫn thi hành đã có những quy định thống nhất về thủ tục đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp dân doanh) và hộ kinh doanh; có sự chuyển hoá thống nhất về tên gọi GCN ĐKKD [6]. Tuy nhiên vẫn tồn tại hai hệ thống giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép đầu tƣ (theo Luật đầu tƣ 2005); cùng với nó là song trùng 2 hệ thống cơ quan: cơ quan cấp GCN ĐKKD và cơ quan cấp giấy phép đầu tƣ.
Hy vọng rằng, từ những bất cập, hạn chế của các quy định đăng ký kinh doanh của Luật Doanh nghiệp 1999, sẽ dần đƣợc khắc phục bởi và các văn bản hƣớng dẫn thi hành của Luật Doanh nghiệp 2005 sau này, góp phần cải cách mạnh mẽ hơn nữa các thủ tục về đăng ký kinh doanh, rút ngắn hơn nữa thời gian và chi phí gia nhập thị trƣờng của doanh nghiệp. Và với mục tiêu đến năm 2010, cả nƣớc có 500.000 doanh nghiệp thì mục tiêu cải cách về thủ
tục hành chính không chỉ đặt ra trong việc cấp GCN ĐKKD, mà còn là trách nhiệm của rất nhiều cơ quan liên quan đến quá trình gia nhập thị trƣờng của doanh nghiệp. Do vậy, cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa, để có những giải pháp thực sự hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp.