Môi trường văn hóa xã hộ

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch Marketing cho việc bán ô tô Isuzu của Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S trong 6 tháng cuối năm 2012 (Trang 48)

I. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG.

3.Môi trường văn hóa xã hộ

Ô tô được du nhập vào Việt Nam khá lâu nhưng lúc này các chiếc xe có số lượng rất ít và đều là nhập khẩu, điều kiện kinh tế chưa cho phép đất nước chúng ta phát triển ngành công nghiệp ô tô và cho tới bây giờ chúng ta vẫn chưa có một ngành công nghiệp ô tô hoàn chỉnh và cũng vì vậy chúng ta chưa hình thành được văn hóa tiêu dùng xe ô tô. Hầu hết ô tô chỉ tập trung ở các thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Văn hóa tiêu dùng của người dân miền Bắc Việt Nam

Đất nước Việt Nam được chia làm 3 miền Bắc, Trung ,Nam và mỗi vùng miền này đều có những nét văn hóa khác nhau trong cách cư xử, giao tiếp, ra quyết định.

Văn hóa người miền Bắc, với tiêu biểu là văn hóa tiêu dùng người Hà Nội, được đúng kết lại với môt số đặc điểm sau :

- Người tiêu dùng Hà Nội cẩn trọng và khắt khe trong việc lựa chọn sản phẩm. Nghiên cứu của FTA trong tháng 5.2009 cho thấy, người Hà Nội là những người cẩn trọng và khắt khe nhất trong việc lựa chọn sản phẩm. Trong khi đa phần người tiêu dùng ở các thành phố khác thường dựa vào sự tin tưởng và trải nghiệm đầu tiên với sản phẩm (đứng đầu là TP.HCM với 83%) thì người tiêu dùng Hà Nội có thể thay đổi suy nghĩ vài lần trước khi ra quyết định. Họ cũng bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác nhiều hơn trước khi đưa ra quyết định (99% bị ảnh hưởng bởi lời giới thiệu của gia đình, 91% bởi bạn bè, 94% bởi hàng xóm, 83% bởi đồng nghiệp, đối tác) và sẽ không bao giờ mua những gì mà người khác không mua. Do đó, để giành được niềm tin của người tiêu dùng Hà Nội, không chỉ đơn giản là giành được niềm tin của một người mà là niềm tin của cả tập thể.

- Người tiêu dùng miền Bắc coi trọng vẻ bề ngoài

Tuy có thói quen tiết kiệm nhưng người tiêu dùng miền Bắc lại rất chuộng những sản phẩm có thương hiệu, đặc biệt là những sản phẩm giúp họ thể hiện đẳng cấp của mình, không chỉ là để thỏa mãn tâm lý co trọng vẻ bề ngoài mà còn do suy nghĩ mua một sản phẩm có thương hiệu sẽ tiết kiệm hơn về lâu dài.

70% sẵn sàng trả thêm tiền cho một sản phẩm mới hoặc độc đáo, trong khi đó tỉ lệ này ở TP.HCM hay Cần Thơ chỉ có 55% hay 46%. Họ cũng quan tâm đến chất lượng, xuất xứ của hàng hóa nhiều hơn những nơi khác và tỉ lệ này là tuyệt đối với trên 94%. Hà thành cũng là nơi đòi hỏi phải được đối xử như một khách VIP cao nhất. Tiềm năng hình thành phân khúc cao cấp đối với những ngành hàng giúp người tiêu dùng trông tự tin và gây ấn tượng đối với người khác là rất lớn.

- Người miền Bắc có mức độ trung thành với thương hiêu cao.

- Người tiêu dùng miền Bắc lên lịch rõ ràng cho việc mua sắm, dễ bị tác động bởi quảng cáo, thích thú với các chương trình khuyến mại và dịch vụ hậu mãi đặc biệt là khuyến mãi giảm giá.

Ban lãnh đạo, cũng như cán bộ công nhân viên, nhân viên bán hàng của đại lý cũng như của công ty con, hầu như đều là người dân thuộc miền Bắc, nên họ hiểu rõ tâm lý tiêu dùng này của người dân vùng quê mình, điều này tạo ra sự dễ dàng hơn trong việc kinh doanh của đại lý trên khu vực miền Bắc.

Ngoài ra có thể thấy, với tâm lý tiêu dùng trên, các đặc tính của sản phẩm mà Đại lý Isuzu T&S kinh doanh có thể dễ dàng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng miền Bắc.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch Marketing cho việc bán ô tô Isuzu của Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S trong 6 tháng cuối năm 2012 (Trang 48)