Những tồn tại trong việc thực hiện các quy định của bộ luật Tố tụng dân sự về phiên tòa phúc thẩm

Một phần của tài liệu Phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 81)

Tố tụng dân sự về phiên tòa phúc thẩm

Thứ nhất, Tòa án cấp sơ thẩm không thu thập chứng cứ đầy đủ về các

quan hệ pháp luật có tranh chấp, bỏ sót người tham gia tố tụng… nhưng cấp phúc thẩm cũng không phát hiện dẫn đến xét xử sai.

Ví dụ: Vụ án "đòi nhà" giữa: Nguyên đơn là Bà Vương Thị Lệ, sinh năm 1922; trú tại nhà số 12/4 C, đường Quân sự, phường 11, quận 11, Thành phố Hồ chí Minh; bị đơn là Bà Trương Thị Ánh Ngọc, sinh năm 1956; trú tại nhà số 12/4 Đường Quân sự, phường 11, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ban đại diện Hội phật giáo quận 11, có bà Nguyễn Thị Soi - pháp danh Như Huệ, sinh năm 1945; trú tại chùa Huệ

Lâm, số 130, đường Hùng Vương, phường 2, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn gốc căn nhà số 12/4 đường Quân sự (hiện đang tranh chấp) do vợ chồng các cụ Vương Văn Do (cha của bà Lệ), Đặng Thị Thơm (mẹ kế của bà Lệ) xây cất trên đất của người khác. Sau khi cụ Do chết (khoảng năm 1960), cụ Thơm tu tại nhà trên và hành nghề cạo gió. Ngày 27-12-1977, cụ Thơm đã đứng tên kê khai nhà trên theo quy định của Nhà nước. Ngày 08-11-1985, cụ Thơm đã lập giấy ủy quyền và di chúc để lại căn nhà số 12/4 trên cho bà Lệ có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường 11. Ngày 11-11-1985, cụ Thơm chết, nhà trên bỏ trống. Ngày 14-12-1989, bà Vương Thị út (em gái bà Lệ) đã nhập hộ khẩu vào nhà số 12/4. Ngoài ra, bà Lệ còn cho bà Trần Thị Năm (người bà con) ở đậu tại nhà này để tụng kinh và nhang khói cho cụ Thơm. Ngày 30- 10-1989, được bà Năm giới thiệu và được sự đồng ý của bà Lệ, bà Trương Thị Ánh Ngọc đã làm đơn xin nhập hộ khẩu vào nhà số 12/4 để ở, chăm sóc nhà này theo yêu cầu của chủ hộ. Ngày 27- 12-1989, bà Lệ ký đơn xin bảo lãnh cho bà Ngọc được di chuyển hộ khẩu thường trú đến nhà số 12/4 để tiện việc nhang khói cho ông bà của bà Lệ. Ngày 18-01-1990, bà Ngọc chính thức được nhập khẩu vào nhà trên với tư cách ở đậu. Sau đó, bà Năm đi làm lễ nhập hạ vắng nhà, việc thắp đèn nhang khói do bà Ngọc đảm nhiệm; khi bà Năm quay trở về thì bị bà Ngọc xua đuổi nên bà Năm tự ái bỏ đi tu ở nơi khác. Sau đó, bà Ngọc còn tự ý dời bàn thờ cụ Thơm vào một góc nhà, rước tượng phật về thờ, thay đổi đồ vật, sửa chữa lại nhà, tự tiện cho người lạ vào tạm trú mà không khai báo với chính quyền địa phương, tự dựng bảng hiệu chùa trái phép (đã bị chính quyền buộc tháo dỡ 2 1ần). Vì bà Ngọc không thực hiện đúng yêu cầu của bà Lệ là vào ở đậu và thắp hương nhang khói cho cụ Thơm thay bà Lệ nên bà Lệ yêu cầu bà Ngọc phải chuyển đi nơi khác, giao nhà lại để bà Lệ cho người khác vào thờ cúng theo tín ngưỡng. Bà Ngọc không đồng ý chuyển đi nơi khác nên bà Lệ khởi kiện yêu cầu Tòa án giải

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 122/DSST ngày 30/9/1996 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh đã xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Lệ, buộc bà Ngọc phải chuyển đi nơi khác, buộc bà Lệ phải thanh toán tiền sửa chữa cho bà Ngọc. Sau đó, bà Ngọc làm đơn kháng cáo, bản án phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Thành phố Hồ Chí Minh đã giữ nguyên bản án sơ thẩm. Bà Ngọc tiếp tục làm đơn khiếu nại.Tại Quyết định giám đốc thẩm số 10/2003/HĐTP-DS ngày 24/3/2003 của HĐTPTANDTC đã xử hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm với lý do Tòa án đã xác định Ban đại diện Hội phật giáo quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng lại không xem xét giải quyết yêu cầu của họ là không đúng pháp luật. Giấy tờ do các bên xuất trình đều là bản phôtôcoppy chưa có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, nhưng Tòa án cũng không xác minh làm rõ tính hợp pháp của các giấy tờ đó là chưa bảo đảm tính giá trị pháp lý của chứng cứ. Tòa án cũng không đưa một số người có liên quan khác tham gia tố tụng là thiếu sót, không bảo đảm tính toàn diện trong việc giải quyết vụ án.

Thứ hai, Tòa án cấp phúc thẩm do không nghiên cứu kỹ hồ sơ dẫn đến

có một số vụ án khi xét xử Tòa án bỏ sót, xác định sai người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Ví dụ: Trong vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Đình Niết- sinh năm 1955; trú tại xóm Nguyên Trung, xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa với bị đơn là bà Nguyễn Thị Hương, sinh năm 1958; trú tại xóm Nguyên Trung, xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nội dung vụ án như sau: Ông Nguyễn Đình Niết và bà Nguyễn Thị Hương kết hôn năm 1981 có đăng ký tại Ủy ban nhân dân xã Thiệu Nguyên. Quá trình chung sống đã có nhiều mâu thuẫn. Từ năm 2002 mâu thuẫn căng thẳng. Ông Niết xin ly hôn, bà Hương đồng ý. Về con chung: Vợ chồng có 4 con chung,

Hương thỏa thuận mỗi người nuôi dưỡng một con chung, hai bên không phải đóng góp nuôi con cho nhau. Về đất ở, hai ông bà hiện đang ở trên diện tích nhà đất tại xã Thiệu Nguyên diện tích 444m2. Nguồn gốc diện tích đất này là của bố mẹ bà Nguyễn Thị Cúc. Từ năm 1975 bà Cúc đã ủy quyền cho ông Nguyễn Đình Phiên trông coi. Năm 1982 ông Phiên và bố mẹ ông Phiên giao cho vợ chồng ông Niết đến ở và thờ cúng bố mẹ bà Cúc. Năm 1986 nhà bị hư hỏng, vợ chồng ông Niết dỡ bỏ nhà cũ, xây lại nhà mới như hiện nay, có sự đồng ý của bố mẹ ông Niết. Nay vợ chồng ly hôn, cả ông Niết và bà Hương đều có nguyện vọng được chia nhà đất để ở. Bà Cúc có nguyện vọng lấy lại đất để làm nơi thờ cúng bố mẹ. Ông Phiên không đồng ý để ông Niết, bà Hương chia nhà đất. Quá trình giải quyết vụ án, ông Phiên chết. Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đã không đưa con ông Niết vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (kế thừa quyền và nghĩa vụ của ông Phiên). Sau khi xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, anh Nguyễn Đình Triều là con trai ruột của ông Phiên đã làm đơn khiếu nại do không đồng ý với việc chia nhà đất và đề nghị được tham gia tố tụng. Tại quyết định kháng nghị số 58/KN ngày 17/4/2006 của Viện trưởng VKSNDTC đã đề nghị hủy phần phân chia tài sản của bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án về TAND tỉnh Thanh Hóa giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm. Việc Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã không đưa anh Nguyễn Đình Triều là con ruột ông Phiên vào tham gia tố tụng là bỏ sót người tham gia tố tụng, kháng nghị của VKSNDTC là có căn cứ.

Ngược lại, trong vụ án "tranh chấp hợp đồng mua bán nhà và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất" giữa nguyên đơn là bà Neáng Neng, sinh năm 1949; trú quán: Số nhà 23/7 đường Cách mạng tháng Tám, Thành phố Hồ Chí Minh và bị đơn là ông Phạm Huy Hoàng, sinh năm 1952; trú tại số nhà 181/218 phường Linh Đông, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung vụ án như sau:

chồng ông Châu Sóc và bà Neáng Neng. Ông Thành đã bán nhà đất nêu trên cho bà Lương thị Bé. Vợ chồng ông Châu Sóc và Neáng Neng đã kiện đòi bà Bé trả lại nhà. Tại quyết định công nhận việc hòa giải thành (không số) ngày 26/10/1982 của Tòa án nhân quận Thủ Đức đã quyết định công nhận sự thỏa thuận của hai bên. Quyết định này đã được thi hành xong. Sau khi nhận nhà đất ngày 18/11/1982 ông Châu Sóc viết giấy bán nhà đất cho ông Phạm Huy Hoàng với giá 40.000 đồng, ông Hoàng đã sử dụng nhà đất từ năm 1982 cho đến nay và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngày 27/2/2003 bà Neáng Neng có đơn khởi kiện xin hủy "giấy nhượng đất ở và bán nhà…". Bản án sơ thẩm số 139/DSST ngày 19/3/2004 của TAND quận Thủ Đức đã xét xử không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Sau khi xét xử sơ thẩm, bà Neáng Neng có đơn kháng cáo toàn bộ bản án. Bản án số 367/DSPT ngày 14/09/2004 TAND Thành phố Hồ Chí Minh đã hủy bản án sơ thẩm với lý do phải đưa ông Thành và bà Bé vào tham gia tố tụng là sai, vì quan hệ giữa vợ chồng ông Châu Sóc với ông Thành, bà Bé đã giải quyết xong tại quyết định hòa giải thành. Ông Thành, bà Bé không còn liên quan đến vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất. Căn cứ vào khoản 4 Điều 56 BLTTDS, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải là người quyền, nghĩa vụ trong vụ án. Khi Tòa án giải quyết vụ án, họ phải có những quyền hoặc phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định. Do vậy, việc Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm đưa ông Thành và bà Bé vào tham gia tố tụng là không đúng.

Thứ ba, Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện một số sai lầm nghiêm trọng

của Tòa án cấp sơ thẩm, nhưng không hủy bản án sơ thẩm mà lại kiến nghị giám đốc thẩm bản án.

Ví dụ: vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là bà Trần Thị Hiên với bị đơn là ông Nguyễn Văn Hứa. Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình (Bản án phúc thẩm số 02/LHPT ngày 19/01/2005) đã phát hiện bản án sơ thẩm có những sai lầm nghiêm trọng như: bỏ sót người tham gia tố tụng, không xác định lỗi của các

bên khi hủy hợp đồng mua bán, không định giá để buộc bên gây thiệt hại phải bồi thường…, nhưng lại cho rằng những sai sót đó Tòa án cấp phúc thẩm không thể giải quyết được nên đã y án sơ thẩm và kiến nghị giám đốc lại bản án là không đúng. Lẽ ra khi phát hiện bản án sơ thẩm bị kháng cáo có sai lầm nghiêm trọng thì Tòa án cấp phúc thẩm phải hủy bản án, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án mới đúng.

Thứ tư, Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ giải quyết vụ án không đúng.

Ví dụ: Trong vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn ông Dương Minh Châu với bị đơn là ông Lý Thanh Thức. Ông Thức là bị đơn phản tố và nộp tiền tạm ứng án phí về yêu cầu phản tố. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và bác yêu cầu phản tố của bị đơn. Sau đó cả nguyên đơn và bị đơn đều kháng cáo. Tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn đã rút đơn kháng cáo và đơn khởi kiện vụ án. Tuy chưa có sự đồng ý của bị đơn nhưng tại quyết định phúc thẩm số 43/DSPT ngày 15/11/2004, TAND tỉnh Bắc Ninh đã đình chỉ giải quyết vụ án, đồng thời sung công quỹ toàn bộ phần án phí của đương sự là sai.

Trong trường hợp này, để giải quyết vụ án thì Tòa án cấp phúc thẩm không được đình chỉ giải quyết vụ án mà vẫn phải áp dụng quy định tại Điều 269 BLTTDS hỏi bị đơn có đồng ý hay không. Nếu bị đơn không đồng ý thì Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Nếu bị đơn đồng ý thì Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. HĐXX phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, do thiếu trách nhiệm trong công tác dẫn đến nhầm lẫn thành

Ví dụ: vụ tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là ông Huỳnh Phẩm với bị đơn là bà Phạm Thị Sâm, bà Nguyễn Thị Hai và bà Đặng Châu Thành của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai. Trong hồ sơ có tài liệu thể hiện bà Lê Thị Thu Hồng là thành viên HĐXX phúc thẩm, nhưng người ký biên bản nghị án, bản án phúc thẩm là thẩm phán Nguyễn Thị Ngọc Hầu.

Thứ sáu, xác định sai thẩm quyền, đình chỉ giải quyết vụ án không đúng.

Ví dụ: vụ tranh chấp di sản thừa kế giữa nguyên đơn là ông Hứa Văn Đỡ với bị đơn là vợ chồng ông Hứa Đức Tâm của Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Các đương sự tranh chấp di sản thừa kế là nhà đất và cây lưu niên. Căn cứ Điều 136 Luật Đất đai năm 2003, thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền Tòa án, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đã đình chỉ và chuyển cho Ủy ban nhân dân huyện Từ Liêm giải quyết theo thẩm quyền là sai. Ủy ban nhân dân huyện Từ Liêm đã chuyển trả hồ sơ cho Tòa án, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã đình chỉ vụ án với lý do vụ án đã được giải quyết bằng một quyết định đã có hiệu lực pháp luật là không đúng, bởi lẽ quyết định đình chỉ của cấp sơ thẩm và phúc thẩm lần 1, mới chỉ xét xét về tố tụng (thẩm quyền), chưa giải quyết quan hệ pháp luật tranh chấp. Do đó phải tiếp tục thụ lý, giải quyết nội dung tranh chấp của đương sự.

Ngoài ra còn có một số tồn tại khác như việc hoãn phiên tòa không đúng, Tòa án cấp phúc thẩm sửa, hủy bản án sơ thẩm không có căn cứ pháp luật hoặc thiếu tính thuyết phục, xác định sai thời hiệu khởi kiện, không nắm vững các quy định của pháp luật hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật nên việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án không đúng, đường lối giải quyết vụ án đúng pháp luật nhưng nhận định trong bản án chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ hoặc nhận định không phù hợp với quyết định, tuyên án không rõ ràng dẫn đến khó thi hành án (nhất là một số bản án liên quan đến đất đai, nhà ở)…

Một phần của tài liệu Phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 81)