Quyền hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Tòa án sơ thẩm giải quyết lại vụ án

Một phần của tài liệu Phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 70 - 72)

Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm cũng có thể sửa bản án sơ thẩm do Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng không đúng quy phạm pháp luật về nội dung để giải quyết vụ án. Đó là việc Tòa án cấp sơ thẩm vì lý do nào đó không áp dụng đúng các quy định của pháp luật về nội dung để giải quyết các quan hệ pháp luật tranh chấp như áp dụng không đúng văn bản pháp luật hoặc áp dụng sai điều luật trong Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai… trong khi giải quyết vụ án làm thiệt hại đến quyền, lợi ích chính đáng của các đương sự.

Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm có thể sửa án sơ thẩm với nhiều lý do. Tuy nhiên, dù sửa với lý do gì thì vẫn phải căn cứ vào các quy định của pháp luật, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Việc sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm phải đảm bảo là những khuôn mẫu trong việc áp dụng pháp luật cho Tòa án cấp dưới khi giải quyết, xét xử các vụ án sau.

2.3.3. Quyền hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Tòa án sơ thẩm giải quyết lại vụ án thẩm giải quyết lại vụ án

Theo Điều 277 BLTTDS:

Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án trong trường hợp sau đây:

1- Việc chứng minh và thu thập chứng cứ không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được.

2- Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ

Không phải trong mọi trường hợp, những sai lầm, thiếu sót của Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm có thể bổ sung hoặc khắc phục được. Việc Tòa án cấp sơ thẩm xem xét không thấu đáo, có sai phạm trong việc chứng minh và thu thập chứng cứ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung khắc phục được hoặc thậm chí nếu khắc phục sẽ làm mất đi quyền kháng cáo của một trong các bên đương sự. Do vậy, cần thiết đặt ra vấn đề huỷ bản án, quyết định sơ thẩm để giải quyết lại để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Theo quy định trên, Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án của cấp sơ thẩm trong trường hợp thứ nhất là: "Việc chứng minh và thu thập chứng cứ không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được".

Vấn đề chứng minh và chứng cứ là vấn đề cơ bản nhất để có thể ra một bản án có căn cứ và đúng pháp luật. Do vậy, để ra được bản án có căn cứ và hợp pháp, Tòa án cấp sơ thẩm không thể bỏ qua hoặc coi nhẹ vấn đề chứng minh và chứng cứ. Khi xét xử vụ án, HĐXX phải cân nhắc xem các chứng cứ được thu thập theo trình tự nào? do ai cung cấp? loại chứng cứ gì? mức độ tin cậy đạt đến đâu? cần kết hợp với chứng cứ nào khác để đủ cơ sở đưa ra phán quyết? Các chứng cứ có trong hồ sơ đã đủ cơ sở để đưa ra quyết định giải quyết vụ án chưa? Nếu việc chứng minh và thu thập chứng cứ không đúng hoặc chưa đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể bổ sung được thì HĐXX phúc thẩm phải hủy bản án sơ thẩm và giao hồ sơ về Tòa án cấp sơ thẩm để Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án.

Trường hợp thứ hai, Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm do thành phần HĐXX sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng. Đây là trường hợp cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm do cấp sơ thẩm đã có những vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng.

Thành phần HĐXX không đúng quy định là trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về người tiến hành tố tụng với tư cách là thành viên HĐXX. Theo quy định tại Điều 53 BLTTDS thì thành phần HĐXX sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt, thành phần HĐXX sơ thẩm gồm 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân dân. Nếu thành phần HĐXX không đảm bảo yêu cầu trên thì bị coi là vi phạm. Ngoài ra, cũng được coi là không đúng quy định của pháp luật nếu thành phần HĐXX đã đảm bảo về số lượng, thành phần nhưng thành viên của HĐXX thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi như có quan hệ thân thiết với nhau, với người tiến hành tố tụng khác hoặc có căn cứ để cho họ không được vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ...

Các vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng bao gồm việc: bỏ sót người tham gia tố tụng, không triệu tập họ đến tham gia tố tụng, không hòa giải đối với những vụ án phải hòa giải hoặc tiến hành phiên hòa giải, phiên tòa không đúng trình tự pháp luật quy định, làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của một hoặc các đương sự v.v…

Một phần của tài liệu Phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 70 - 72)