Nguyên tắc tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự

Một phần của tài liệu Phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 26 - 28)

Phúc thẩm là một giai đoạn của tố tụng dân sự. Hoạt động xét xử phúc thẩm vụ án dân sự nằm trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án dân sự. Do vậy, phiên tòa phúc thẩm cũng được tiến hành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự.

Về cơ bản, các nguyên tắc của tố tụng dân sự (như nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự; cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự; bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự; hòa giải trong tố tụng dân sự; xét xử công khai; Tòa án xét xử tập thể…) không những áp dụng cho giai đoạn xét xử sơ thẩm mà cũng được áp dụng cả cho giai đoạn xét xử phúc thẩm nhưng

cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự; nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự; nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự được áp dụng đầy đủ ở giai đoạn phúc thẩm như ở giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án. Ví dụ, theo nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự thì cho đến trước khi tuyên án phúc thẩm, bản án sơ thẩm đã tuyên chưa có hiệu lực pháp luật, các đương sự vẫn có quyền cung cấp chứng cứ mới chứng minh cho yêu cầu của mình. Theo nguyên tắc bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án vẫn phải bảo đảm quyền tự bảo vệ, được người khác bảo vệ của đương sự như có quyền bổ sung, thay đổi hoặc rút kháng cáo; có quyền tự mình hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình tại phiên tòa phúc thẩm.

Bên cạnh đó, xuất phát từ tính chất của xét xử phúc thẩm là việc xem xét tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị nên ở phiên toà phúc thẩm, một số nguyên tắc luậtcủa tố tụng dân sự như nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự; nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự, trong một số trường hợp cụ thể chỉ áp dụng ở một phạm vi và mức độ nhất định. Ví dụ, nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự chỉ có thể áp dụng ở phiên tòa phúc thẩm dân sự trong trường hợp các bên tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và đề nghị Tòa án ghi nhận. Trong trường hợp khác, Tòa án không bắt buộc phải hòa giải, không bắt buộc phải hỏi xem các bên có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án không mà tiến hành xét xử trên cơ sở kháng cáo của các đương sự, kháng nghị của VKS.

Đối với nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự sẽ được áp dụng triệt để trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, quyết định việc rút đơn kháng cáo v.v… Nhưng nếu là việc nguyên đơn rút đơn khởi kiện tại phiên tòa thì bị hạn chế, bởi nguyên đơn chỉ có quyền rút đơn khởi kiện nếu bị đơn đồng ý.

Ngoài ra, do yêu cầu, tính chất của xét xử phúc thẩm, một số nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự tuy được áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm nhưng không được áp dụng tại phiên tòa phúc thẩm như nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự.

Một phần của tài liệu Phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)