Các quy định về thủ tục hỏi tại phiên tòa phúc thẩm dân sự

Một phần của tài liệu Phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 56 - 62)

Theo khoản 1 Điều 268 BLTTDS, sau khi kết thúc thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm, Chủ tọa phiên tòa công bố nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung của kháng cáo, kháng nghị. Nếu có nhiều đương sự cùng kháng cáo và có kháng nghị của VKS thì công bố lần lượt, kháng nghị của VKS trước rồi đến nội dung kháng cáo của từng đương sự: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Tiếp theo, căn cứ khoản 2 Điều 268 BLTTDS Chủ tọa phiên tòa tiếp tục hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không. Nếu nguyên đơn trả lời là có rút lại đơn khởi kiện thì theo Điều 269 BLTTDS, Chủ tọa phải đặt câu hỏi với bị đơn: Ông (bà) có chấp nhận việc rút lại đơn khởi kiện của nguyên đơn hay không? Nếu bị đơn đồng ý thì HĐXX chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 269 BLTTDS thì việc chấp nhận yêu cầu rút đơn được thể hiện bằng quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Khi đình chỉ, HĐXX hủy bản án sơ thẩm. Nếu bị đơn không đồng ý cho nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì HĐXX không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn.

Việc quy định hỏi ý kiến của bị đơn trước khi xét xử phúc thẩm trong trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện là cần thiết bởi mọi vấn đề phát sinh, thay đổi, chấm dứt trong quá trình tố tụng về thực chất đều dựa trên yêu

chấp nhận hay không chấp nhận việc rút đơn nhằm nắm bắt được nguyện vọng của bị đơn, trên cơ sở đó có phán quyết phù hợp với pháp luật, tránh việc đi lại nhiều lần, kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Việc pháp luật quy định chặt chẽ việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn tại cấp phúc thẩm chỉ được chấp nhận khi có sự đồng ý của bị đơn để tránh sự lợi dụng của nguyên đơn gây khó khăn cho bị đơn, khi thấy yêu cầu của mình đưa ra là thiếu cơ sở và đã được cấp sơ thẩm xem xét thấu đáo.

Trường hợp nguyên đơn không rút đơn khởi kiện hoặc rút đơn khởi kiện nhưng không được bị đơn đồng ý thì HĐXX đặt câu hỏi với người kháng cáo, Kiểm sát viên trong trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị hay không. Nếu người kháng cáo thay đổi, bổ sung kháng cáo, VKS thay đổi, bổ sung, kháng nghị thì HĐXX phải xem xét việc thay đổi, bổ sung có vượt quá nội dung kháng cáo, kháng nghị ban đầu không. Nếu người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, VKS rút toàn bộ kháng nghị thì HĐXX quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần có kháng cáo, kháng nghị đã rút.

Trong tố tụng dân sự các đương sự có quyền tự định đoạt nên có quyền thay đổi, bổ sung, rút các yêu cầu của mình; có quyền thỏa thuận với nhau các vấn đề tranh chấp mà không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Việc chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự các vấn đề như trên trước khi hỏi về nội dung vụ án nhằm khẳng định quyền tự định đoạt của đương sự trong việc giải quyết vụ án. Tòa án chỉ tiếp tục giải quyết vụ án khi đương sự vẫn tiếp tục yêu cầu.

Ngoài ra, để bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự, Điều 270 BLTTDS quy định sau khi các đương sự đã trả lời xong về yêu cầu kháng cáo, HĐXX hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không? Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau, Hội đồng xét xử cần hỏi rõ họ đã thỏa thuận với nhau như thế nào để làm cơ sở cho việc có chấp nhận thỏa thuận đó hay không? Sau khi xét thấy thỏa thuận của họ là tự

nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội, HĐXX phúc thẩm ra bản án phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của đương sự theo quy định tại Điều 270 BLTTDS.

Theo hướng dẫn tại Mục 5, Phần III Nghị quyết số 05/2006/NQ- HĐTP ngày 04/5/2006 của HĐTPTANDTC:

5.2. Tại phiên tòa phúc thẩm nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận này phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Nếu xét thấy thỏa thuận của các đương sự là tự nguyện không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội, thì Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận và ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự…

… Hội đồng xét xử cần hướng dẫn cho các đương sự thỏa thuận về trách nhiệm chịu án phí sơ thẩm; nếu họ không thỏa thuận được, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định theo quy định của pháp luật về án phí [33].

Như vậy, các quy định về công nhận sự thỏa thuận của đương sự tại phiên tòa phúc thẩm đã đầy đủ. Quy định này kế thừa quy định của PLTTGQCTCLĐ và phù hợp với lý luận về tố tụng dân sự. Tuy nhiên, cần hiểu đây không phải là việc HĐXX hòa giải tại phiên tòa mà chỉ là việc HĐXX ghi nhận tự nguyện thỏa thuận của các đương sự.

Theo quy định tại Điều 271 BLTTDS, sau khi hỏi xong những câu hỏi mang tính thủ tục HĐXX yêu cầu các đương sự trình bày theo thứ tự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo trình bày về nội dung kháng cáo, căn cứ kháng cáo. Sau khi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày xong yêu cầu kháng cáo thì hỏi người kháng cáo có đồng ý với phần trình bày của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ không? Có bổ sung gì thêm không? Nếu tất cả các đương sự đều kháng cáo

quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nếu chỉ có VKS kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị. Nếu vừa có kháng cáo, vừa có kháng nghị thì Chủ tọa yêu cầu người kháng cáo trình bày về kháng cáo trước, sau đó kiểm sát viên trình bày về kháng nghị. Tiếp đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khác có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị được trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị. Sau đó, đương sự có quyền bổ sung ý kiến. Khi trình bày, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự, Kiểm sát viên có quyền xuất trình bổ sung chứng cứ.

Sau khi nghe các đương sự trình bày về yêu cầu, đề nghị của mình HĐXX tiến hành hỏi các vấn đề nhằm làm sáng tỏ nội dung vụ án. Theo Điều 272 BLTTDS, thủ tục hỏi, công bố tài liệu, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện giống như tại phiên tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, ở phiên tòa phúc thẩm HĐXX phúc thẩm chỉ hỏi những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 263 BLTTDS. Mặt khác, HĐXX phúc thẩm không có Hội thẩm nhân dân tham gia nên sau khi Chủ tọa phiên tòa hỏi thì các Thẩm phán khác là thành viên của HĐXX hỏi, sau đó đến người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự, Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác.

Khác với các quy định của các văn bản pháp luật trước đây, BLTTDS đã quy định rất cụ thể về các nội dung cần phải hỏi đối với từng người tham gia tố tụng, tùy thuộc vào tư cách của họ. Nếu vụ án có nhiều nguyên đơn thì HĐXX hỏi riêng từng nguyên đơn và chỉ hỏi nguyên đơn về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, nguyên đơn trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này. Nếu vụ án có nhiều bị đơn thì HĐXX phải hỏi riêng từng bị đơn. HĐXX chỉ

hỏi bị đơn về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, bị đơn trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này. Nếu vụ án có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì HĐXX phải hỏi riêng từng người một. HĐXX chỉ hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về những vấn đề mà họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với yêu cầu của nguyên đơn, đề nghị của bị đơn và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này.

Việc hỏi người làm chứng cũng diễn ra như vậy, nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải hỏi riêng từng người một. Tuy nhiên, khác với việc hỏi nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là những người có lợi ích trực tiếp trong vụ án, để xác định tính trung thực trong việc tham gia tố tụng của người làm chứng, chủ tọa phiên tòa hỏi rõ quan hệ giữa họ với các đương sự trong vụ án; nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu cha, mẹ, người giám hộ hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi. Sau đó, chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ biết. Sau khi người làm chứng trình bày xong thì chỉ hỏi thêm người làm chứng về những điểm mà họ trình bày chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn với lời trình bày của đương sự, người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Xuất phát từ nguyên tắc xét xử công khai, mọi tài liệu, chứng cứ, lời khai của các đương sự đều phải được đưa ra xem xét công khai tại phiên tòa. Do vậy, Điều 227 BLTTDS quy định HĐXX phải công bố công khai các tài liệu trong hồ sơ vụ án trong trường hợp người tham gia tố tụng vắng mặt đã có lời khai, lời khai của người tham gia tố tụng tại phiên tòa mâu thuẫn với

những lời khai trước đó hoặc trong các trường hợp khác mà HĐXX thấy cần thiết hoặc có yêu cầu của kiểm sát viên, người tham gia tố tụng. Nếu không sẽ bị coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu của đương sự thì HĐXX không công bố các tài liệu có trong hồ sơ vụ án.

Theo Điều 228 BLTTDS, theo yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng hoặc khi xét thấy cần thiết, HĐXX cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình tại phiên tòa, trừ trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu của đương sự.

Sau khi hỏi các đương sự, công bố các tài liệu có trong hồ sơ và xem xét tài liệu, vật chứng, HĐXX tiến hành hỏi người giám định nếu người giám định được mời đến phiên tòa phúc thẩm. Theo Điều 230 BLTTDS, Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người giám định trình bày kết luật của mình về vấn đề được giao giám định. Khi trình bày, người giám định có quyền giải thích bổ sung về giám định kết luận giám định. Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vẫn đề còn chưa rõ, hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án. Trong trường hợp người giám định không có mặt tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định. Khi có người tham gia tố tụng không đồng ý với kết luận giám định được công bố tại phiên tòa và có yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại, nếu xét thấy việc giám định bổ sung, giám định lại cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì HĐXX quyết định giám định bổ sung, giám định lại; trong trường hợp này HĐXX quyết định hoãn phiên tòa.

Khi nhận thấy các tình tiết của vụ án được xem xét đầy đủ thì chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác xem họ có yêu cầu hỏi vấn đề gì nữa không; trường hợp có yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ thì chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục việc hỏi.

Một phần của tài liệu Phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 56 - 62)