CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2004 VỀ PHIÊN TÒA PHÚC THẨM DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 94)

TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2004 VỀ PHIÊN TÒA PHÚC THẨM DÂN SỰ

Về Điều 272 BLTTDS quy định thủ tục hỏi và công bố tài liệu tại phiên tòa phúc thẩm. Theo quy định này, "thủ tục hỏi những người tham gia tố tụng và công bố tài liệu, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như tại phiên tòa sơ thẩm". Đây là quy định còn mang tính chung chung, chưa cụ thể gây khó khăn khi áp dụng. BLTTDS có 15 điều luật quy định về thủ tục hỏi những người tham gia tố tụng, trong đó có 4 điều luật quy định về thủ tục hỏi mang tính thủ tục, 1 điều luật quy định về trình tự hỏi, 6 điều luật quy định về nội dung hỏi những người tham gia tố tụng, còn lại 3 điều luật quy định về trình tự xem xét chứng cứ và 1 điều luật quy định về thủ tục kết thúc thủ tục hỏi tại phiên tòa. Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm không biết phải áp dụng những điều luật nào? Loại trừ những điều luật nào? Các câu hỏi mang tính thủ tục của phần hỏi phúc thẩm đã được quy định từ điều 268 đến 271 BLTTDS, vậy thì cấp phúc thẩm sẽ tiếp tục thủ tục nào tiếp theo? Do vậy, cần quy định theo hướng liệt kê cụ thể hơn để thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật, cụ thể: 1. Thủ tục hỏi những người tham gia tố

tụng và công bố tài liệu, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm được

thực hiện theo quy định tại các điều 222, 223, 224, 225, 226, 227, 228, 229, 230 và 231 bộ luật này.

- Về Điều 273 BLTTDS quy định tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm. Theo quy định này, "tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm". Quy định này đã gây lúng túng cho các Tòa án cấp phúc thẩm không biết phải áp dụng các quy định nào, tất cả hay một số quy định về tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm vì có tới bốn điều luật từ Điều 232 đến Điều 235 quy định về tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm? Nếu đã thực hiện như tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm thì Điều 233 BLTTDS đã quy định "Khi phát biểu… người tham gia tranh luận phải căn cứ

vào … kết quả việc hỏi tại phiên tòa" thì không cần quy định tại Điều 273

"…chỉ được tranh luận về những vấn đề … đã được hỏi tại phiên tòa phúc

thẩm" vì thực chất hai quy định này chỉ là một. Nếu quy định như vậy vừa mang tính trùng lặp lại vẫn tạo ra khe hở, không phù hợp với logíc. Vì vậy, cần hoàn thiện quy định này theo hướng liệt kê đầy đủ và cụ thể các điều luật được dẫn chiếu áp dụng về tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm. Cụ thể như sau:

1. Trình tự phát biểu khi tranh luận được thực hiện theo quy định tại

Điều 271 của bộ luật này.

2. Về phạm vi phát biểu khi tranh luận và đối đáp, phát biểu của kiểm sát viên và việc trở lại việc hỏi được thực hiện theo quy định tại Điều 233, 234 và 235 Bộ luật này.

3. Chỉ được tranh luận về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc

thẩm theo quy định tại Điều 263 Bộ luật này.

- Về Điều 233 BLTTDS quy định phạm vi phát biểu khi tranh luận. Theo quy định này, "Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh

luận". Như vậy, sẽ xảy ra trường hợp việc tranh luận được kéo dài trong nhiều

ngày, nhất là đối với những vụ án có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều lĩnh vực. Do vậy, cần quy định bổ sung về thủ tục nếu tranh luận được diễn ra trong nhiều ngày, thì ngày tiếp theo là ngày nào? Ai là người có trách nhiệm thông báo cho những người tiến hành tố tụng biết thời gian, địa điểm? Thực tiễn xét xử cho thấy, có nhiều trường hợp khi việc tranh luận được kéo dài sang nhiều ngày, chủ tọa phiên tòa thông báo tiếp tục phần tranh luận vào một ngày khác, không phải là ngày tiếp theo vì ngày tiếp theo HĐXX đã có lịch làm việc khác. Như vậy, sẽ không đảm bảo tính liên tục trong quá trình xét xử, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Vì vậy, cần phải sửa đổi, bổ sung điều luật này như sau:

Một phần của tài liệu Phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 94)