Các quy định về nghị án phúc thẩm

Một phần của tài liệu Phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 63)

Theo Điều 274 BLTTDS, "việc nghị án, trở lại việc hỏi và tranh luận, thời gian nghị án, tuyên án, sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm được thực

hiện như thủ tục sơ thẩm". Thủ tục nghị án của phiên tòa sơ thẩm được quy định tại Điều 236 BLTTDS như sau:

1. Sau khi kết thúc phần tranh luận, HĐXX vào phòng nghị án để nghị án. 2. Chỉ có các thành viên của HĐXX mới có quyền nghị án. Khi nghị án, các thành viên của HĐXX phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng các biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. HTND biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.

3. Khi nghị án chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa, kết quả hỏi tại phiên tòa và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên.

4. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của HĐXX. Biên bản nghị án phải được các thành viên HĐXX ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án.

5. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì HĐXX có thể quyết định thời gian nghị án, nhưng không quá năm ngày làm việc kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa.

HĐXX phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa biết giờ, ngày và địa điểm tuyên án; nếu HĐXX đã thực hiện việc thông báo mà có người tham gia tố tụng vắng mặt thì HĐXX vẫn tiến hành việc tuyên án theo quy định tại Điều 239 của Bộ luật này.

Như vậy, so với các quy định của các văn bản pháp luật tố tụng dân sự trước đây về thủ tục nghị án, Điều luật này đã quy định khá đầy đủ và chi tiết. Để bảo đảm việc giải quyết đúng vụ án, điều luật này không những đã quy

định rõ thành phần nghị án, thủ tục, nội dung nghị án mà cả các căn cứ nghị án và thời gian nghị án.

Mặt khác, điều luật này cũng đã quy định trong quá trình nghị án, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì HĐXX quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận. Đây là quy định cần thiết vì thực tế đã cho thấy, nhiều trường hợp khi nghị án HĐXX mới thấy một số tình tiết cần phải hỏi tại phiên tòa nhưng quá trình hỏi đã bỏ sót và các đương sự cũng chưa trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.

Ngoài ra, điều luật này cũng đã quy định cụ thể việc ghi biên bản phản ánh lại diễn biến của việc các án có tác dụng nâng cao trách nhiệm của các thành viên HĐXX trong việc nghị án. Theo đó, Chủ tọa phiên tòa thay mặt thành viên khác của HĐXX chịu trách nhiệm ghi biên bản. Trong Biên bản nghị án phải ghi lại đầy đủ các ý kiến đã thảo luận về từng vấn đề một và quyết định theo đa số của HĐXX về từng vấn đề đó. Các thành viên của HĐXX phải ký vào Biên bản nghị án tại phòng nghị án trước khi tuyên án.

Một phần của tài liệu Phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 63)