Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự

Một phần của tài liệu Phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 31)

Phiên tòa phúc thẩm là hình thức phổ biến được Tòa án nhiều nước áp dụng. Với quan niệm phúc thẩm là một cấp xét xử nên thủ tục phiên tòa phúc thẩm cũng được tiến hành như ở phiên tòa sơ thẩm bao gồm thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục hỏi tại phiên tòa, thủ tục tranh luận tại phiên tòa, nghị án và tuyên án. Các quy định về trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm cũng được áp dụng đối với phiên tòa phúc thẩm. Tuy vậy, phúc thẩm là cấp xét xử lại vụ án nên trình tự thủ tiến hành phiên tòa phúc thẩm có những điểm khác với phiên tòa sơ thẩm. Cụ thể, phiên tòa dân sự phúc thẩm được tiến hành khác với phiên tòa sơ thẩm ở những điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, ở thủ tục bắt đầu phiên tòa ngoài việc khai mạc phiên tòa và

tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự, phổ biến quyền và nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác, giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch và hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không như ở phiên tòa sơ thẩm thì ở phiên tòa phúc thẩm chủ tọa phiên tòa cần phải tuyên bố xét lại vụ án nào, theo kháng cáo, kháng nghị của ai, đối với bản án, quyết định của Tòa án nào. Việc tuyên bố Tòa án cấp phúc thẩm xét lại vụ án theo kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định nào là cần thiết để những người tham dự phiên tòa nắm được lý do xét lại vụ án.

Thứ hai, ở thủ tục hỏi tại phiên tòa, trước hết Chủ tọa phiên tòa tóm

tắt nội dung vụ án, nội dung quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị. Việc tóm tắt của Chủ tọa phiên tòa có tác dụng làm cho những người tham dự phiên tòa hiểu rõ thêm về diễn biến của vụ án. Ngoài ra, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày về nội dung kháng cáo của họ hoặc quan điểm của họ đối với kháng cáo của đương sự khác, kháng nghị của VKS. Sau đó Chủ tọa hỏi các đương sự về các vấn đề các đương sự trình bày chưa rõ, hoặc có mâu thuẫn với lời khai trước đây của họ hoặc mâu thuẫn với đương sự, người tham gia tố tụng khác như ở phiên tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, việc hỏi ở phiên tòa phúc thẩm khác với việc hỏi ở phiên tòa sơ thẩm, việc hỏi ở phiên tòa phúc thẩm chỉ xoay quanh những vấn đề cần làm rõ để giải quyết yêu cầu kháng cáo, kháng nghị.

Thứ ba, ở thủ tục tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự và

người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ cũng được đưa ra các chứng cứ lý lẽ đối đáp với nhau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa cũng chỉ giữ vai trò là người điều hành, hướng dẫn để các bên tranh luận như ở phiên tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, việc xét xử phúc

thẩm là theo yêu cầu kháng cáo, kháng nghị nên người kháng cáo, kiểm sát viên phải được phát biểu ý kiến về kháng cáo, kháng nghị trước, sau mới đến những người tham gia tố tụng khác tranh luận. Mặt khác, việc xét xử phúc thẩm được giới hạn trong phạm vi yêu cầu kháng cáo, kháng nghị nên việc phát biểu tranh luận trong phiên tòa phúc thẩm cũng chỉ xoay quanh những vấn đề nhằm giải quyết yêu cầu kháng cáo, kháng nghị. Trong trường hợp việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị có liên quan đến các vấn đề khác của vụ án không bị kháng cáo, kháng nghị thì việc tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm mới được đề cập tới những vấn đề này.

Thứ tư, ở thủ tục nghị án tuy cũng được thực hiện như ở Tòa án cấp sơ

thẩm nhưng khi nghị án, HĐXX phúc thẩm chỉ tập trung thảo luận và quyết định về những vấn đề có kháng cáo, kháng nghị và những vấn đề có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị. Trong trường hợp cần phải sửa bản án, quyết định sơ thẩm thì HĐXX phải xem xét lại cả vấn đề án phí đã được HĐXX sơ thẩm quyết định. Trường hợp HĐXX phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại thì cũng phải hủy quyết định của HĐXX sơ thẩm về án phí. Ngoài ra, HĐXX phúc thẩm không phải xem xét quyền kháng cáo của đương sự vì bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án và họ không có quyền kháng cáo bản án, quyết định này để yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại mà chỉ có quyền khiếu nại yêu cầu người có thẩm quyền xem xét kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm.

Thứ năm, ở thủ tục tuyên án tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện

như tại phiên tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, sau khi Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của HĐXX đọc xong bản án thì không phải giải thích thêm về quyền kháng cáo của đương sự vì họ không có quyền kháng cáo nữa mà chỉ phải giải thích thêm về những vấn đề liên quan đến việc thi hành bản án như nghĩa vụ khi thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Một phần của tài liệu Phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)