Quyền sửa bản án sơ thẩm

Một phần của tài liệu Phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 67 - 70)

Theo Điều 276 BLTTDS quy định:

Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong các trường hợp sau đây:

1- Việc chứng minh và thu thập chứng cứ đã thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này;

2- Việc chứng minh và thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ [2].

Như vậy, việc sửa bản án sơ thẩm chỉ đặt ra khi việc chứng minh và thu thập chứng cứ đã đầy đủ". Nếu chưa "đầy đủ" ở Tòa án cấp sơ thẩm thì phải "đầy đủ" ở Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm chỉ chấp nhận việc sửa bản án sơ thẩm khi điều kiện chứng minh và thu thập chứng cứ được thực hiện "đầy đủ" tại phiên tòa phúc thẩm.

Để sửa bản án sơ thẩm, căn cứ đầu tiên và quan trọng nhất là Tòa án cấp phúc thẩm phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác định tính có căn cứ và tính hợp pháp của bản án, quyết định sơ thẩm. Tuy nhiên, không phải mọi bản án sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa đều có sai sót do áp dụng không đúng quy định của pháp luật. Có nhiều trường hợp, Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng đúng các quy định của pháp luật để giải quyết nội dung vụ án, đã đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp nhưng Tòa án cấp phúc thẩm vẫn sửa. Đó là trường hợp tại phiên tòa phúc thẩm, các đương sự thống nhất thỏa thuận được với nhau về vấn đề giải quyết trong vụ án (nội dung thỏa thuận khác với quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm) thì Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm và công nhận sự thỏa thuận của họ. Thực tế giải quyết các vụ án dân sự ở cấp phúc thẩm cho thấy, nhiều vụ án phải ra đến phiên tòa phúc thẩm, các đương sự mới thỏa thuận được với nhau về các vấn đề giải quyết trong vụ án và đề nghị Tòa án công nhận sự thỏa thuận này. Nội dung các thỏa thuận không trái pháp luật và đạo đức xã hội, xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm trên cơ sở thỏa thuận của các đương sự.

Thực tế xét xử có nhiều trường hợp HĐXX phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm do Tòa án cấp sơ thẩm vi phạm thủ tục tố tụng nhưng vi phạm này không nghiêm trọng. Việc sửa bản án sơ thẩm trong trường hợp này chỉ mang ý nghĩa để đảm bảo việc áp dụng pháp luật được thống nhất giữa các cấp Tòa án, giữa các Tòa án với nhau. Mặt khác, Tòa án cấp phúc thẩm cũng chỉ được sửa bản án, quyết định sơ thẩm vi phạm thủ tục tố tụng nhưng không đến mức nghiêm trọng, không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Thực ra, khái niệm vi phạm "nghiêm trọng" và "không nghiêm trọng" thủ tục tố tụng tố tụng dân sự chưa được quy định, hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, có thể hiểu vi phạm nghiêm trong thủ tục tố tụng dân sự là những vi phạm về trình tự do pháp luật tố tụng dân sự quy định có thể làm ảnh hưởng lớn tới quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Vi phạm không nghiêm trọng là những vi phạm không làm thay đổi bản chất của sự việc, không làm ảnh hưởng lớn tới quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Ví dụ: Đương sự đã tham gia phiên tòa và cấp sơ thẩm đã chậm giao bản án cho họ, chậm thông báo cho họ biết bản án bị kháng cáo, kháng nghị, chuyển hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị…

Cũng có trường hợp HĐXX phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm do xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp. Về mặt lý luận, phải xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp thì mới xác định đúng quy phạm pháp luật nội dung cần áp dụng để giải quyết vụ án, việc xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp sẽ dẫn đến việc áp dụng sai quy phạm pháp luật nội dung giải quyết vụ án làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Tuy nhiên, thực tế giải quyết các vụ án dân sự cho thấy, việc sửa bản án sơ thẩm do xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp chỉ được thực hiện khi chúng không làm ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự như Tòa án cấp sơ thẩm chỉ gọi nhầm tên gọi của quan hệ pháp luật tranh chấp cần giải quyết mà thôi. Đối với trường hợp xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp dẫn đến áp dụng sai quy phạm pháp luật giải quyết vụ án

làm cho việc giải quyết vụ án không đúng ảnh hưởng lớn tới quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, Toà án cấp phúc thẩm không được sửa bản án sơ

Một phần của tài liệu Phiên tòa phúc thẩm dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 67 - 70)