2 PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN
2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình
2.3.4.1 Công tác lựa chọn nhà thầu
Trong thời gian qua công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng đã được thực hiện tương đối tốt. Trong đó, công tác lựa chọn nhà thầu thực hiện các hạng mục như: Khảo sát, thiết kế, thi công, kiểm định chất lượng và chứng nhận sự phù hợp của công trình tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và Lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
Tuy nhiên bên cạnh các kết quả đã đạt được công tác lựa chọn các nhà thầu vẫn còn tồn tại các điểm hạn chế nhất định ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ và giá thành của công trình. Để các công trình xây dựng được triển khai đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và tiến độ, các Chủ đầu tư lưu ý các vấn đề sau đây:
- Hồ sơ mời thầu cần nêu rõ yêu cầu cam kết huy động đầy đủ thiết bị thi công để thực hiện gói thầu, yêu cầu nhân sự (ngoài nhân sự đảm nhận chức danh Giám đốc điều hành) phải đáp ứng về số lượng, trình độ năng lực, kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng tương tự với gói thầu sẽ triển khai để có thể xử lý hoặc đề xuất xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công.
- Sau khi có quyết định công nhận Nhà thầu thi công của Cấp có thẩm quyền Chủ đầu tư phải tập hợp, cung cấp đầy đủ 01 bộ hồ sơ dự thầu của Nhà thầu trúng thầu cho Sở quản lý chuyên ngành để theo dõi, quản lý.
- Trong quá trình thi công phải thường xuyên rà soát, đối chiếu các đề xuất kỹ thuật trong hồ sơ dự thầu với quá trình triển khai (đặc biệt là các biện pháp tổ chức thi công, tiến độ thi công), kiểm tra sự phù hợp về huy động nhân sự,
máy móc giữa thực tế hiện trường và với hồ sơ dự thầu, đề xuấtgiải pháp xử lý kịp thời đối các Nhà thầu không đủ điều kiện năng lực thực hiện hợp đồng.
2.3.4.2. Công tác Tư vấn xây dựng công trình
Lực lượng tư vấn đầu tư xây dựng công trình hiện nay được đánh giá là đã có những bước trưởng thành vượt bậc, trong mức độ nhất định đã đáp ứng được nhu cầu, góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển cơ sở hạ tầng... Tư vấn đầu tư xây dựng tham gia vào các dự án trong suốt các giai đoạn từ lập quy hoạch, lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư đến đề xuất - khởi xướng và chuẩn bị đầu tư, khảo sát, thiết kế, lập đồ án thiết kế kĩ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thẩm tra, kiểm định, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án.
Với một khối lượng công việc đồ sộ, các doanh nghiệp tư vấn đầu tư chỉ sau một thời gian đã nhanh chóng nắm bắt, năng động, đổi mới và sáng tạo để trở thành các đối tác tin cậy. Một số doanh nghiệp đã hoạch định và kiên trì thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ trong nhiều năm, đã xây dựng được thương hiệu và uy tín của mình. Bên cạnh những ưu điểm vài năm gần đây không ít những vấn đề về chất lượng dịch vụ tư vấn đã xuất hiện thậm chí có khi cả về chất lượng dịch vụ, đạo đức tư vấn.
Công tác lập dự án và quy hoạch còn yếu, tư vấn chưa có tầm nhìn tổng thể, dài hạn nên các dựán luôn bị rơi vào tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện. Nhiều dự án mới lập xong quy hoạch các số liệu dự báo đã lạc hậu, không sử dụng được. Chất lượng đồ án chưa cao, tính sáng tạo còn kém, hiện tượng sao chép đồ án khá phổ biến, “thiếu tính tư vấn ngay trong sản phẩm tư vấn”. Nhiều sai sót xuất hiện trong các đồ án, từ khâu khảo sát, điều tra, đến thiết kế kĩ thuật, giám sát thi công... dẫn đến đồ án phải chỉnh sửa nhiều lần, kéo dài thời gian thi công, phát sinh khối lượng, tăng kinh phí dự án. Tư vấn giám sát nói chung yếu, một số cán bộ không đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ tư vấn khi phát sinh sự cố, một số người có hành vi tiêu cực.
2.3.4.3 Công tác thí nghiệm
Hiện nay cả nước đã có trên 1.100 phòng thí nghiệm LAS-XD do Bộ Xây dựng công nhận đặc biệt ở các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng .... Hoạt động của các phòng thí nghiệm LAS-XD đã giúp các Chủ đầu tư có cơ sở đánh giá chất lượng vật liệu đầu vào công trình. Bên cạnh các phòng thực hiện nghiêm túc, đảmbảo quy phạm xây dựng, tiêu chuẩn thí nghiệm thì còn có một số phòng trình độ chuyên môn chưa đảm bảo, thiết bị không kiểm định định kỳ theo quy định, thực hiện thí nghiệm chưa thật nghiêm túc.
Cơ sở vật chất trang thiết bị thí nghiệm kiểm định phụ thuộc rất nhiều vào khả năng vận động của các Trung tâm ở từng địa phương. Nhưng bên cạnh một số Trung tâm có trụ sở riêng được đầu tư thiết bị tương đối đầy đủ, thì cũng có Trung tâm chưa có trụ sở làm việc, trang thiết bị ít được đầu tư. Các thiết bị nhập từ nhiều nguồn khác nhau thiếu sự trợ giúp sau bán hàng của nhà cung cấp, trang thiết bị hiện đại phần lớn đang còn rất ít. Đây là một vấn đề gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thiết bị thí nghiệm và các kết quả thí nghiệm, kiểm định hiện trường.
Trong khi đó kiểm định chất lượng là lĩnh vực yêu cầu các Trung tâm phải có nhiều chuyên gia giỏi về chuyên môn tinh thông về nghiệp vụ và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động xây dựng vì vậy đòi hỏi phải có các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên. Song việc đào tạo hiện nay chủ yếu phục vụ công tác thí nghiệm là chính, chưa có giáo trình và phương pháp đào tạo chuyên gia đánh giá chất lượng toàn diện.
2.3.4.4 Công tác quản lý chất lượng vật liệu thi công
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Chính vì vậy chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc vào chất lượng của vật liệu xây dựng, vật liệu xây dựng lại rất đa dạng về chủng loại. Để đảm bảo được chất lượng công trình xây dựng cần kiểm tra, giám sát chất lượng chúng khi đưa vào sử dụng.
Công tác quản lý chất lượng vật liệu trong thi công xây dựng là một trong các công tác chính của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng phải tuân theo Luật Xây dựng, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP 6/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và thông tư 10/TT-BXD ngày 25/07/2013 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Qua việc kiểm tra chất lượng các công trình có chất lượng kém cho thấy còn nhiều tồn tại. Trong đó chất lượng của vật liệu đưa đến chân công trình xây dựng, đặc biệt là các chủng loại vật liệu xây dựng khai thác tự nhiên và vật liệu xây dựng do địa phương sản xuất còn có những lô hàng chưa đạt yêu cầu về chất lượng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công trình xây dựng. Đây là một trong những yếu tố tác động trực tiếp trong thi công xây lắp, việc kiểm tra, kiểm soát cho từng loại vật liệu theo ba đặc trưng cơ bản là “định tính, định hình và định lượng” còn có những thiếu sót. Do đó khi vật liệu đưa đến công trình xây dựng khi thì thiếu về “định lượng” (đơn vị đo lường không chuẩn), khi thì thiếu về quy cách “định hình”, … nên rất khó khăn cho các doanh nghiệp thực hiện thi công xây lắp cũng như các bộ phận liên quan như thiết kế, giám sát kỹ thuật chủ đầu tư, chủ đầu tư hoặc các đơn vị quản lý liên quan.
Tóm lại, công tác quản lý chất lượng vật liệu xây dựng phải được quan tâm trong hồ sơ thiết kế, trong các điều kiện kỹ thuật của hồ sơ mời thầu và đặc biệt từ giai đoạn chuẩn bị thi công và trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình.
2.3.4.5 Công tác an toàn, vệ sinh môi trường tại các dự án
Để đảm bảo thực hiện tốt công tác an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường tại các dự án xây dựng công trình, yêu cầu các Chủ đầu tư, các đơn vị điều hành dự án thực hiện một số nội dung sau:
- Trong quá trình thực hiện dự án công trình phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng công trình, an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác an toàn trong suốt quá trình thực hiện dự án. Đặc biệt chú trọng và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề.
- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình hoặc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
- Thực hiệncác biện pháp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra mất an toàn trong thi công xây dựng.