2 PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN
3.3.5 Công tác thi công cốt pha:
Hình 2.11: Công tác lắp dựng cốt thép, cốt pha, đổ bê tông cột, vách thang máy 3.3.5.1 Yêu cầu của công tác:
- Cốt pha và đà giáo phải được thiết kế và thi công sao cho đúng vị trí của kết cấu, đúng kích thước hình học, đảm bảo độ cứng, độ ổn định, dễ tháo lắp, không cản trở công tác lắp dựng cốt thép và đổ, đầm bê tông
- Trước khi lắp dựng Kỹ sư giám sát cần phải yêu cầu nhà thầu tính toán ổn định của đà giáo, cốt pha, trình tự tháo lắp cốt pha. Đối với cốt pha sử dụng móng, cần kiểm tra các trường hợp tải trọng động khác nhau: khi chưa đổ bê tông và khi đổ bê tông.
- Cốt pha phải được ghép kín khít sao cho quá trình đổ và đầm bê tông, nước và xi măng không bị chảy ra ngoài và bảo vệ được bê tông mới đổ. Trước khi lắp dựng cốt thép lên cốt pha cần kiểm tra độ kín khít của khe cốt pha để xử lý
- Quá trình kiểm tra công tác cốt pha gồm các bước: + Kiểm tra thiết kế cốt pha
+ Kiểm tra vật liệu làm cốt pha + Kiểm tra gia công chi tiết cốt pha
+ Kiểm tra việc lắp dựng khuôn hộp cốt pha + Kiểm tra sự chống đỡ.
3.3.5.2 Kiểm tra thiết kế cốt pha:
Kiểm tra thiết kế cốt pha là tải trọng động tác dụng lên cốt pha bao gồm tải trọng đứng và tải trọng ngang:
- Tải trọng đứng gồm có tải trọng bản thân, đàgiáo: 600kg đối với cốt pha gỗ và 2500kg/m3 đối với cốt pha thép. Ngoài ra còn có tải trọng người và máy móc, tải trọng xe cải tiến, tải trọng do đầm rung
- Tải trọng ngang là tải trọng gió lấy bằng 50% tải trọng gió của địa phương. Áp lực ngang có thể tính bằng công thức p=γ.H (chưa tính đến sự ảnh hưởng của độ linh động bê tông)
- Kiểm tra độ võng của các bộ phận cốt pha: độ võng phải nhỏ hơn 1/400 nhịp đối với cốt pha có bề mặt lộ ra ngoài và nhỏ hơn 1/250 đối với kết cấu bị che khuất
3.3.5.3 Kiểm tra trong quá trình lắp dựng và khi lắp xong:
- Kiểm tra phương pháp dẫn trục tọa độ và cao độ, đường trục của kết cấu, đối chiếu với thiết kế
- Kiểm tra sai lệch nằm trong dung sai cho phép, cần phải có giải pháp điều chỉnh kích thước cho phù hợp với kết cấu sắp làm.
3.3.5.4 Kiểm tra khi tháo cốt pha:
- Tháo cốt pha chỉ được tiến hành khi bê tông đã đủ cường độ chịu lực
- Các bộ phận không chịu lực cho phép tháo dỡ khi bê tông đạt 50daN/cm2 (sau 48 giờ)
- Đối với bản sàn cần tháo dỡ từng phần và giữ lại các cột chống để đảm bảo an toàn cho công trình.
- Đối với dầm:
+ Dầm khẩu độ <2m, R28(%)=50 tương đương 7 ngày + Dầm khẩu độ 2-8m, R28(%)=70 tương đương 10 ngày + Dầm khẩu độ >8m, R28(%)=90 tương đương 23 ngày
- Cần hết sức chú ý đối với kết cấu hẫng như ô văng, côngxôn và sê nô. Việc kiểm tra cốtpha có thể tham khảo bảng sau:
Yêu cầu kiểm tra Phương pháp kiểm tra Kết quả kiểm tra
Cốt pha đã lắp
Hình dạng và kích thước Bằng mắt, bằng thước Phù hợp yêu cầu của thiết kế
Kết cấu cốt pha Bằng mắt Đủ chịu lực
Độ phẳng chỗ ghép Bằng mắt Độ gồ ghề <3mm
Độ kín khít khi ghép Bằng mắt Đảm bảo không chảy nước xi măng
Chi tiết chôn ngầm Kích thước, số lượng Định vị đúng vị trí, đủ số lượng
Chống dính cốt pha Bằng mắt Phủ kín bề mặt tiếp xúc với bê tông
Độ sạch Bằng mắt Sạch sẽ
Kích thước cao trình đáy Bằng mắt, bằng thước Trong phạm vi dung sai
Độ ẩm của cốt pha Bằng mắt Tưới ẩm sau khi đổ bê tông 1/2 giờ
Đà giáo lắp dựng
Kết cấu đà giáo Bằng mắt, thiết kế Phù hợp yêu cầu của thiết kế
Cây chống đà giáo Lắc mạnh cây chống Kê, đệm, nêm, định vị chắc chắn
Độ cứng và ổn định Bằng mắt, thiết kế Đầy đủ và có giằng chắc chắn
Bảng 1.5: Yêu cầu kiểm tra cốt pha