Công tác thi công đường giao thông:

Một phần của tài liệu “Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh (Trang 95)

2 PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN

3.3.2Công tác thi công đường giao thông:

- Chuẩn bị thi công: Lên ga, cắm cọc xác định phạm vi thi công. - Chuyển mốc cao độ, đưa các cọc chi tiết ra ngoài phạm vi thi công.

- Dọn dẹp mặt bằng: Phát cây đào rễ, dẫy cỏ vận chuyển ra ngoài phạm vi thi công.

- Di chuyển các chướng ngại vật đi nơi khác ngoài phạm vi thi công ít nhất 2m kể từ chân taluy hoặc nơi quy định của Tư vấn giám sát.

- Trong quá trình triển khai công tác dọn dẹp mặt bằng thi công nếu có sự khiếu nại về vấn đề mặt bằng thi công thì đơn vị báo cáo Chủ đầu tư và kỹ sư Tư vấn giám sát để có biện pháp giải quyết kiệp thời để bảo đảm tiến độ thi công.

Hình 2.10.: Kết cấu mặt đường 3.3.2.1 Thi công đất:

1. Đào bóc đất nền đường:

- Thực hiện đào đảm bảo đúng kích thước, cao độ theo đồ án thiết kế. Lớp đất xấu không phù hợp sẽ được đào bỏ thay bằng lớp đất tốt

- Nhà thầu sẽ sử dụng các biện pháp thi công thích hợp để khi loại bỏ đất xấu, đất còn lại sẽ được sử dụng để đắp trả theo yêu cầu của Chủ đầu tư và thiết kế. Nhà thầu sẽ vận chuyển đất thải hoặc đất sử dụng lại đến đổ ở các khu vực quy định

- Nền móng phải đảm bảo đúng cao trình thiết kế, bằng phẳng và luôn luôn được giữ khô ráo, dễ thoát nước trước khi thi công phần đắp nền đường

- Nền đường sau khi sau khi đào xong được san phẳng và lu lèn đạt độ chặt thiết kế quy định K ≥ 0.98.

2. Đắp đất nền đường:

- Đất dùng để đắp nền đường được lấy từ mỏ đất đã được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát

- Khối lượng đất đắp theo đúng thiết kế đảm bảo cao trình thiết kế

- Vật liệu đất đắp sau khi vận chuyển đến công trường, đổ thành từng đống trên toàn bộ trắc ngang nền đường đắp, việc đắp đất sẽ thực hiện như sau: Dùng máy kết hợp với nhân công san thành từng lớp dày 10 - 15cm trên toàn bộ nền đường. Trong quá trình đắp đất phải bảo đảm độ ẩm theo kết quả thí nghiệm. Độ chặt đất đắp (qua công tác thí nghiệm) và các yếu tố khác phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật được Tư vấn giám sát chấp thuận mới được thi công lớp tiếp theo.

- Vật liệu dùng để đắp nền đường là các loại vật liệu thích hợp được lấy từ các mỏ qui định trong hồ sơ thiết kế, từ các khu vực nền đào, hố đào hoặc các thùng đấu. Các loại đất đắp có thể sử dụng trong bảng sau:

Loại đất Tỷ lệ hạt cát (2 - 0,05mm)

theo % khối lượng Chỉ số dẻo Khả năng sử dụng

Á cát nhẹ hạt to > 50% 1 -7 Rất thích hợp

Á cát nhẹ > 50% 1 -7 Thích hợp

Á sét nhẹ > 40% 7 –12 "

Á sét nặng > 40% 12-17 "

Sét nhẹ > 40% 17 - 27 "

Bảng 1.3: Yêu cầu về các loại đất đắp

- Lớp vật liệu dày 30 cm trên nền đắp (dưới đáy áo đường – còn gọi là lớp nền thượng) được chọn lọc kỹ theo đúng các chỉ tiêu kỹ thuật qui định cho lớp Subgrade (lớp đất có độ đầm chặt yêu cầu K >= 0,98 theo đầm nén cải tiến AASHTO T180) và phải phù hợp với các yêu cầu sau:

* Giới hạn chảy : Tối đa 34 * Chỉ số dẻo : Tối đa 17

* CBR (ngâm 4 ngày) : Tối thiểu 7%

* Kích cỡ hạt cho phép : 100% lọt sàng 90mm

- Đá, bêtông vỡ, gạch vỡ hoặc các vật liệu rắn khác không được rãi trên nền đường đắp.

- Cấm sử dụng các loại đất sau đây cho nền đắp: Đất muối, đất có chứa nhiều nước và thạch cao (tỷ lệ muối và thạch cao trên 5%), đất bùn, đất mùn và các loại đất theo đánh giá của Tư vấn giám sát là nó không phù hợp với sự ổn định của nền đường sau này.

- Đối với đất sét (có thành phần hạt sét dưới 50%) chỉ được dùng ở những nơi nền khô ráo, không bị ngập nước, chân đường thoát nước nhanh, cao độ đắp nền từ 0,80m - 2,00m.

- Dùng một loại đất đồng nhất để đắp cho một đoạn đắp nền đường. Nếu trường hợp thiếu đất mà phải dùng hai loại đất dễ thấm và khó thấm nước để đắp thì phải làm tốt công tác thoát nước của vật liệu đắp nền đường, không dùng đất khó thoát nước bao quanh lớp đất dễ thoát nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phải xử lý độ ẩm của đất đắp trước khi tiến hành đắp các lớp cho nền đường (độ ẩm của đất đắp đạt từ 90% - 110% của độ ẩm tối ưu Wo là tốt). Nếu đất quá ẩm thì phải phơi khô đất, nếu như đấtquá khô thì phải tưới thêm nước cho đủ độ ẩm và được Tư vấn giám sát chấp nhận đạt độ ẩm tốt nhất của đất đắp trong giới hạn cho phép trước khi đắp nền.

3. Công việc lu lèn đầm đất :

* Độ ẩm :

- Xử lý độ ẩm : Độ chặt yêu cầu đất được biểu thị bằng khối lượng thể tích khô của đất hay hệ thống đầm nén “K”. Độ chặt yêu cầu của đất được quy định trong thiết kế theo phương pháp đầm nén tiêu chuẩn, để xác định độ chặt lớn nhất và độ ẩm tốt nhất của đất.

- Trước khi đắp đất nền đường phải đảm bảo đất nền cũng có độ ẩm trong phạm vi khống chế, nếu đất nền qúa khô phải tưới thêm nước, nếu đất nền quá ướt thì phải xử lý đất nền bằng cách cày xới phơi khô đến độ ẩm tốt nhất mới được lu lèn .

- Muốn đạt được khối lượng thể tích khô lớn nhất, đất đắp phải có độ ẩm tốt nhất. Độ sai lệch về độ ẩm của đất đắp±10% (từ 90% đến 110%) của độ ẩm tốt nhất.

- Phải đảm bảo lớp đất cũ và lớp đất mới kết chắc với nhau, không có hiện tượng mặt nhẵn giữa hai lớp đất, bảo đảm sự liên tục và đồng nhất của khối lượng đất đắp, bằng cách đánh xờm mặt nền rồi mới đổ lớp tiếp theo.

- Khi đất dính không đủ độ ẩm tốt nhất thì tưới thêm nước ở nơi lấy đất. Đối với đất không dính và dính ít không đủ độ ẩm tốt nhất thì phải tưới nước theo từng lớp ở chỗ đắp đất . Khi đất quá ướt phải xử lý hạ độ ẩm .

* Đầm đất:

- Đầm nén khối đất đắp thi công theo dây chuyền:

Đổ đất san thành từng lớp, chiều dày của lớp đầm được quy định từ 10 - 15 cm sau khi lu lèn. Trước khi đầm chính thức đối với từng loại đất, Nhà thầu tổ chức đầm thí điểm để xác định các thông số và phương pháp đầm hợp lý nhất (đầm thí điểm để xác định áp suất đầm, tốc độ chạy máy đầm, chiều dày lớp đất rải, số lần đầm, độ ẩm tốt nhất và giới hạn độ ẩm khống chế).

- Mỗi lớp được lu lèn trên khắp bề mặt từ 6-8 lượt/điểm bằng loại lu bánh nhẵn có tải trọng tĩnh từ 5-8 tấn, tiếp theo dùng lu rung lu 4-6 lượt/điểm, hoặc lu đến khi nào đạt độ chặt yêu cầu thiết kế .

- Sơ đồ đầm đất Nhà thầu chọn sơ đồ tiến lùi. Đường đi của máy đầm theo hướng dọc tuyến đường và đầm từ mép ngoài vào tim của công trình, đầm từ chỗ thấp đến chỗ cao, khoảng cách từ điểm đầm cuối cùng đến mép công trình không được nhỏ hơn 50 cm .

- Khi đầm các vệt đầm chồng lên nhau theo hướng song song với tim công trình và chiều rộng vệt đầm chồng lên nhau 25-50cm .

- Trong quá trình đắp đất luôn luôn kiểm tra chất lượng đầm nén bằng phương pháp sử dụng phểu rót cát (tuân thủ theo tiêu chuẩn 22 TCN 02-71), số lượng mẫu kiểm tra tại hiện trường tính theo diện tích 500m2/mẫu cho một lớp đắp đã đầm. Vị trí lấy mẫu đất được phân bổ đều trên bình đồ, ở lớp trên và lớp dưới lấy mẫu xen kẽ nhau.

4. Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu độ chặt, mô - đuyn đàn hồi của nền đường:

- Nền đường đắp không cho phép có hiện tượng lún và có các vết nứt dài liên tục theo mọi hướng.

- Nền đường đắp không được có hiện tượng bị dộp và tróc bánh đa trên mặt nền đắp.

- Đắp và đầm xong mỗi lớp đất phải kiểm traγk (độ chặt lớp đất kiểm tra đạt độ chặt thiết kế quyđịnh mới được đắp lớp tiếp theo).

- Độ chặt nền đường đắp được thí nghiệm ngẫu nhiên theo chỉ định của Tư vấn giám sát. Cứ 500m2/mẫu cho một lớp đắp đã đầm thí nghiệm bằng phướng pháp rót cát.

- Mô đuyn đàn hồi của nền đường đắp E ≥ 570 daN/cm2

3.3.2.2 Công tác thi công lớp đá dăm đầm chặt:

1. Yêu cầu đối với vật liệu cấp phối đá dăm: - CPĐD phải đảm bảo 7 chỉ tiêu cơ lý sau:

+ Độ mài mòn Los-Angeles của vậtliệu: LA <= 35% (theo 22 TCN 318 – 04). + Chỉ số sức chịu tải CBR tại độ chặt K98, ngâm nước 96 giờ >= 100% (theo 22TCN 332-06).

+ Giới hạn chảy (Wl)<= 25% (theo AASHTO T89-02). + Chỉ số dẻo (Ip) <=6% (theo AASHTO T90-02)’

+ Chỉ số PP=Chỉ số dẻo Ip x % lượng lọt qua sàng 0.075mm<=45. + Hàm lượng hạt thoi dẹt <=15%.

+ Độ chặt đầm nén (Kyc)>=98.

Kích cỡ lỗ sàng vuông (mm)

Tỷ lệ lọt sàng % theo khối lượng

Dmax=37,5mm Dmax=25mm Dmax=19mm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

50 100 - - 37,5 95 - 100 100 - 25,0 - 79 - 90 100 19 58 - 78 67 - 83 90 – 100 9,5 39 - 59 49 - 64 58 – 73 4,75 24 - 39 34 - 54 39 - 59 2,36 15 - 30 25 - 40 30 – 45 0,425 7 - 19 12 - 24 13 – 27 0,075 2 - 12 2 - 12 2 - 12

Bảng 1.4: Yêu cầu về thành phần hạt của vật liệu CPĐD

2. Công nghệ thi công cấp phối đá dăm:

- Công tác chuẩn bị:

+ Chuẩn bị khuôn đường: Khuôn đường hiện tại phải được san phẳng và hoàn thiện, đối với vá ổ gà và bù vênh phải dọn sạch vật liệu không thích hợp ra khỏi bề mặt.

+ Lấy mẫu CPĐD để thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý và tiến hành thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn để xác định dung trọng khô lớn nhất (γcmax) và độ ẩm tốt nhất Wo của CPĐD.

- Rải vật liệu:

+ Vật liệu làm lớp móng cấp phối phải được rải thành một hỗn hợp đồng nhất trên nền đường đã được chuẩn bị với một khối lượng đảmbảo được độ dày đầm nén yêu cầu với hệ số rải Kr tùy thuộc vào kết quả thi công thíđiểm. Khi rải thành nhiều lớp, mỗi lớp phải được lênkhuôn và đầm nén trước khi lớp kế tiếp được rải.

Trong đó: - γcmax: là dung trọng khô lớn nhất của CPĐD theo kết quả thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn

- K: là độ chặt K ≥ 0.98

- γctn: là dung trọng khô của CPĐD lúc chưa lu lèn - Kr: là hệ số rải

+ Công tác rải phải bắt đầu tại vị trí theo chỉ dẫn của Kỹ sư. Phải rải bằng các xe được trang bị đặc biệt để phân phối vật liệu thành các lớp hoặc các vệt rải đồng nhất liên tục. Lớp hoặc vệt rải phải có kích thước sao cho khi rải và đầm nén lớp hoàn thiện sẽ có bề dày phù hợp với bề dày chuẩn được chỉ ra trong trắc ngang.

- Rải và đầm nén:

+ Sau khi đã được trộn đều, hỗn hợp vật liệu sẽ được rải tới độ dày tính toán để đầm nén.

+ Khi độ dày đầm nén yêu cầu <=150mm, vật liệu có thể được rải và đầm nén thành lớp một. Khi độ dày đầm nén yêu cầu >150mm, móng cấp phối dưới phải được rải và đầm nén thành hai hoặc nhiều lớp có chiều dày tương đối bằng nhau và chiều dày đầm tối đa của bất kỳ lớp nào cũng không được quá 150mm.

+ Lớp móng dưới cần được làm ẩm một cách đồng đều. Độ ẩm của lớp vật liệu làm móng dưới nếu cần phải được điều chỉnh +2% thành phần độ ẩm tối ưu trước khi đầm nén thông qua tưới nước bằng các bình tưới gắn kèm xe tải được chấp thuận hoặc thông qua công tác làm khô.

+ Lu lèn chặt: Trước khi lu nếu thấy cấp phối đá dăm chưa đạt độ ẩm tốt nhất thì có thể tưới thêm nước để CPĐD đạt độ ẩm tốt nhất. Trình tự lu như sau:

• Lu sơ bộ bằng lu nhẹ bánh sắt 6-8 tấn với 3-4 lượt/điểm.

• Dùng lu rung (khi lu đạt 25T) lu 8-10 lượt/điểm.

• Dùng lu bánh lốp tải trọng 2,5-4 tấn/1 bánh lu 20-25lượt/điểm.

• Lu là phẳng bằng lu bánh sắt tải trọng 8-10 tấn.

+ Việc đầm nén mỗi lớp vật liệu phải liên tục cho tới khi độ chặt xác định tại hiện trường đạt được ít nhất 98% độ chặt tối đa.

+ Móng CPĐD sau khi được thi công xong thì phải đảm bảo độ dốc theo thiết kế, được làm sạch trước khi thi công mặt đường nhựa.

- Các đoạn thi công thử

+ Trước khi thi công móng lớp dưới, Nhà thầu phải rải và lu lèn các đoạn làm thử theo kỹ sư hướng dẫn. Mục đích để kiểm tra sự phù hợp của các loại vật liệu và hiệu quả của các thiết bị và phương pháp thi công được đề xuất áp dụng bởi Nhà thầu.

3. Kiểm tra chất luợng và nghiệm thu:

+ Nền đường (dưới lớp mặt đường BTXM) đạt độ chặt K ≥ 0,98 với độ sau 30 cm trong phạm vi đã chỉ rõ trong hồ sơ thiết kế.

+ Cường độ và độ chặt của nền đường (khuôn đường): Đạt yêu cầu thiết kế quy định

+ Đo cường độ (mô đuyn đàn hồi) bằng tấm ép cứng theo 22 TCN 211-93, đo độ chặt bằng phương pháp rót cát.

+ Cao độ trong nền đường đào phải đúng cao độ thiết kế ở mặt cắt ngang đo bằng máy thủy bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà thầu sẽ sửa chữa những sai sót trong quá trình thi công trước khi nghiệm thu.

3.3.2.3 Công tác thi công mặt đường bê tông nhựa:

Lớp asphalt mặt đường là lớp mặt bê tông nhựa rải theo phương pháp rải nóng (gồm hai lớp: lớp dưới là bê tông nhựa hạt thô dày 7 cm, lớp trên là BTN hạt mịn dày 5 cm)

Tất cả các vật liệu sử dụng cho công tác thi công mặt đường BTN đều theo chỉ dẫn của TVTK và được TVGS, Chủ đầu tư chấp thuận.

1. Giám sát thi công:

- Sau khi thi công xong lớp CPĐD, được sự đồng ý của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát, nhà thầu tiến hành thi công rải lớp bê tông nhựa. Trước khi rải lớp bê tông nhựa phải làm sạch, khô và bằng phẳng mặt lớp móng, xử lý độ dốc ngang cho đúng với yêu cầu thiết kế.

- Trước khi rải lớp bê tông nhựa, phải tưới một lượng nhựa dính bám, hoặc nhũ tương phân tích nhanh 1-1.5kg/m2 hoặc phân tích vừa, việc tưới dính bám phải thực hiện trước khi rải lớp bê tông nhựa từ 3-5 giờ.

- Trong trường hợp không thể dùng nhựa lỏng và nhũ tương được thì có thể dùng nhựa đặc nấu đến nhiệt độ thi công tưới đều.

- Từng vệt rải trong một phân đoạn thi công của một lớp phải so le nhau đảm bảo trong cùng một mặt cắt ngang các mối nối của lớp kết cấu không được trùng nhau, gây hiện tượng lún, gãy cục bộ.

- Các mối nối dọc theo tim đường trong một đoạn thi công phải hoàn thành xong trong ngày nhằm mục đích mặt đường êm thuận, đảm bảo sự dính kết tốt giữa vệt rải cũ và vệt rải mới, tránh hiện tượng đọng nước tại vị trí mối nối dọc.

- Khi thi công từng vệt rải trong một lớp phải có ván khuôn và phải dùng máy thủy bình kiểm tra thường xuyên.

- Trong quá trình thi công phải có thước 3m thường xuyên kiểm tra độ bằng phẳng để kịp thời bổ xung những chỗ mặt đường bị thiếu, lồi lõm.

- Tất cả mọi trường hợp khi thi công các phần việc của hạng mục công trình đều

Một phần của tài liệu “Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh (Trang 95)