Quy mô công trình:

Một phần của tài liệu “Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh (Trang 84)

2 PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN

3.1.3 Quy mô công trình:

Tổng diện tích khu đất xây dựng bệnh viện: 47.000m2 Tổng số giường bệnh : 200 giường

Tổng mức đầu tư (chưa tính thiết bị y tế): 135.440,739 triệu đồng Các chỉ tiêu xây dựng:

+ Diện tích sàn của các công trình chính: 16.795 m2 + Diện tích xây dựng: 5.884 m2

+ Cấp công trình: cấp II + Bậc chịu lửa: bậc III + Tầng cao công trình:

 01 nhà 7 tầng  01 nhà 5 tầng

 04 nhà 3 tầng (hợp khối)  01 nhà 2 tầng

 Các nhà phụ trợ (Chống nhiễm khuẩn, dinh dưỡng, giải phẫu bệnh lý, Gara ôtô, xe máy…): 1 tầng (10 nhà)

Yêu cầu:

+ Các tầng bố trí các phòng và các khu vệ sinh theo tiêu chuẩn quy phạm Việt Nam

+ Hệ thống cầu thang bộ và thang máy, hành lang theo quy phạm

+ Hình thức kiến trúc: Mang phong cách hiện đại, phù hợp với kiến trúc tổng thể + Ngôn ngữ kiến trúc đơn giản, không rườm rà. Sử dụng vật liệu, màu sắc hài hòa tạo lên tiếng nói chung cho kiến trúc của bệnh viện, thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, còn có các công trình hạ tầng khác:

+ Giao thông: Xây dựng tuyến đường bê tông nhựa rộng 10.5 m vỉa hè rộng 3.0 – 6.0m từ quốc lộ 18A vào bệnh viện dài 200m và hệ thống sân bãi đỗ, quay xe trước cổng bệnh viện. Trong khuôn viên bệnh viện, ngoài việc xây dựng tuyến đường BTN chạy xung quanh cũng đầu tư xây dựng bãi để ôtô, xe máy. Tổng chiều dài đường nhựa: 1km ; Tổng diện tích sân bê tông: 1000m2.

+ Cấp điện: Với công suất đặt toàn bệnh viện là 746KVA nên đầu tư xây dựng trạm biến áp có công suất 750KVA đảm bảo cung cấp đầy đủ và chủ động nguồn điện cho bệnh viện. Đường dây 22KV khu vực tới trạm biến áp là tuyến cáp ngầm đi dọc theo tường rào bệnh viện và cấp tới trạm biến áp của bệnh viện. Từ trạm biến áp có 15 lộ cấp điện tới các hạng mục của bệnh viện, do đó phía đầu ra hạ áp của trạm biến áp có một tủ phân phối 1500A cung cấp cho các lộ tiêu thụ điện. Các tuyến hạ áp từtrạm biến áp đến các hạng mục được chôn ngầm.

+ Cấp nước: Để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt và chữa cháy của bệnh viện, xây dựng một bể nước BTCT có công suất 350m3. Mạng lưới cấp nước trong khu vực bệnh viện là mạng lưới vòng, các cỡ đường kính ống cấp nằm trong khoảng 40- 110mm, vật liệu làm ống HDPE. Mạng lưới cấp nước cho cứu hỏa bằng ống thép mạ kẽm. Xây dựng 1 nhà trạm bơm trong đó đặt 2 máy bơm sinh hoạt công suất Q=40m3/h, H=30m, 2 máy bơm chữa cháy công suất Q=36m3/h, H=45m.

+ Thoát nước mặt: nước mặt được thu qua hệ thống hố ga sau đó chảy vào rãnh thoát nước rồi thoát ra hệ thống thoát nước của đô thị. Rãnh thoát nước xây gạch đỏ trên đậy tấm đan BTCT dày 60, đoạn chạy qua đường BT đậy tấm đan BTCT dày 150, 2 lớp thép. Ngoài ra, còn sử dụng ống cống BTCT từ D300-D600 để thu nước mặt.

+ Thoát nước thải: Nước thải được dẫn từ các khu vệ sinh và những nơi có nước thải bẩn vào các bể tự hoại 3 ngăn, sau đó được dẫn vào trung tâm sử lý nước thải. Trung tâm sử lý chất thải lỏng được mua đồng bộ ở nước ngoài. Ngoài nhà dùng ống nhựa tiền phong, nước sau khi sử lý mới được thoát ra cống thoát nước chung.

+ Hệ thống chiếu sáng ngoài trời, cây xanh, vỉa hè: hệ thống chiếu sáng ngoài trời của bệnh viện bao gồm chiếu sáng giao thông, chiếu sáng bảo vệ, chiếu sáng làm việc do đó trong dự án sử dụng các cột đèn cao áp 8,5m bóng 250W. Vỉa hè đệm cát sau đó lát gạch block tự chèn terrazzo 500×500. Cây xanh đảm bảo đường kính tán, chiều cao cây theo đúng thiết kế.

Một phần của tài liệu “Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)