Công tác thi công bê tông:

Một phần của tài liệu “Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh (Trang 114)

2 PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN

3.3.4Công tác thi công bê tông:

3.3.4.1 Kiểm tra chất lượng vật liệu trước khi thi công:

- Xi măng: trong phiếu kiểm tra cần có: Loại, lô sản phẩm, độ mịn, thời gian bắt đầu, thời gian ninh kết, tính ổn định, cường độ nén

+ TCVN 2682-99 đối với xi măng poolăng thông thường + TCVN 6260-97 đối với xi măng hỗn hợp

- Cát: trong phiếu kiểm tra cần có các chỉ tiêu: nguồn gốc, khối lượng riêng, khối lượng thể tích, lượng tạp chất hữu cơ, cấp phối hạt, mô đun độ lớn, lượng hạt trên sàng 5mm, độ bẩn: TCVN 1770-86

- Đá: trong phiếu kiểm tra cần các chỉ tiêu: nguồn gốc, khối lượng thể tích, khối lượng thể tích xốp, đường kính hạt lớn nhất, độ bẩn, lượng hạt lõm dẹt, cấp phối, độ nén dập: TCVN 1771-87

- Nước và bảo dưỡng: trong phiếu kiểm tra cần có các chỉ tiêu: loại, nguồn gốc, độ PH, lượng muối hòa tan, lượng ion CL, lượng SO4: TCVN 4506-87

- Phụ gia bê tông: chứng chỉ của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm tra cần có các chỉ tiêu: loại, hãng sản xuất, năng lực và tích chất (khả năng giảm nước, khả năng kéo dài ninh kết…), tỷ lệ phụ gia khuyến cáo sử dụng theo % so với xi măng

3.3.4.2 Kiểm tra thành phần bê tông thí nghiệm:

Mục tiêu cần đạt được: sự phù hợp vật liệu thí nghiệm và vật liệu thi công. Độ tin cậy của quá trình đúc, ép mẫu thí nghiệm và phiếu thành phần bê tông do phòng thí nghiệm lập

Thành phần bê tông đảm bảo các yêu cầu sau:

- Vật liệu thí nghiệm được lấy từ nguồn vật tư đã được chuẩn bị đủ cung ứng cho một hạng mục công trình cần đổ, đạt chất lượng

- Có độ sụt phù hợp dạng kết cấu và biện pháp thi công

- Đủ sản lượng; thành phần bê tông thí nghiệm đảm bảo phải đủ thể tích cho 1 m3 bê tông sử dụng

- Đạt mác trên thí nghiệm thành phần: cường độ chịu nén của thành phần bê tông thí nghiệm là trung bình số học của cường độ nén các viên mẫu

- Đạt mác theo các chỉ tiêu khác nếu thiết kế yêu cầu: cường độ chịu uốn, mác chống thấm, cường độ ở các tuổi công nghệ.

3.3.4.3 Giám sát thi công:

Bao gồm giám sát công đoạn trộn, vận chuyển, đổ đầm, bảo dưỡng, lấy mẫu thử cơ lý và xử lý khuyết tật (nếu có)

a, Giám sát trộn hỗn hợp bê tông:

- Hỗn hợp theo thiết kế: định vị bằng việc đảm bảo các yêu cầu

- Hỗn hợp theo đặt hàng: quy định vật liệu thành phần và tính chất vật liệu - Hỗn hợp tiêu chuẩn: được chọn trong bảng Tiêu chuẩn Nhà nước

Mục tiêu cần đạt: sử dụng đúng vật liệu, phù hợp thành phần bê tông thí nghiệm đã chấp nhận

Các nội dung giám sát: - Thành phần mẻ trộn - Thể tích mẻ trộn

- Vật liệu thực tế cho 1 mẻ trộn (X, C, Đ, N, PG) - Năng lực máy trộn

- Điều chỉnh thành phần mẻ trộn

b, Giám sát vận chuyển hỗn hợp bê tông:

Mục tiêu cần đạt: đảm bảo hỗn hợp bê tông tại cửa máy bơm và vị trí đổ bê tông có độ sụt phù hợp yêu cầu, tránh hiện tượng phân ly.

- Phương tiện vận chuyển: phương tiện phải kín, không làm chảy nước xi măng, phương tiện phải có bánh hơi để giảm chấn động rung

- Đường vận chuyển: không quá xa 200m nếu vận chuyển thủ công và đường đủ nhẵn, cứng để không gây rung xóc

- Nếu phải dùng bơm phải theo các tính năng của máy bơm, lưu ý độ sụt của bê tông đủ để bơm vận hành tốt

- Quá trình vận chuyển lưu ý tránh phân tầng, nếu mặt bê tông bị phân tầng phải trộn lại.

c, Giám sát đổ, đầm bê tông kết cấu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu cần đạt: không để bê tông kết cấu bị rỗ hoặc bị phân tầng, giới hạn cho phép thi công không bị rỗ

- Quá trình đổ và đầm bê tông quyết định chất lượng của bê tông nên Kỹ sư giám sát cần có mặt thường trực

- Chiều cao rơi tự do của bê tông không được quá 1,5m để tránh hiện tượng phân tầng

- Phải bố trí có người thường trực để đề phòng yếu tố bất lợi. Quá trình thi công phải đề phòng trời mưa, chuẩn bị phương tiện che chắn

- Đang thi công gặp trời mưa không được thi công tiếp mà phải đợi cho cường độ bê tông đạt >25daN/cm2 mới thi công tiếp và phải xử lý mạch ngừng

- Phải giám sát chặt chẽ hiện trạng cốt pha, đà giáo và cốt thép trong quá trình thi công để xử lý kịp thời khi sự cố xảy ra.

- Đổ đầm theo từng lớp, đúng quy định của TCVN 4453-95 - Chủ động xử lý mạch ngừng

d, Giám sát bảo dưỡng bê tông:

Mục tiêu cần đạt: bê tông phát triển cường độ thuận lợi, chống nứt do co ngót Hình thức bảo dưỡng: TCVN 5592-1991

Khi bê tông không được bảo dưỡng cường độ nén, kéo của bê tông có thể bị suy giảm 10-30%, các kết cấu bề mặt rộng, đổ bằng bê tông bơm dễ bị nứt do co ngót.

e, Giám sát thí nghiệm độ sụt, lấy mẫu thử cường độ:

- Thử độ sụt: kiểm tra độ sụt của hỗn hợp bê tông nhằm giám sát sự phù hợp của chúng với công nghệ yêu cầu

- Lấy mẫu thử cường độ:

+ Các mẫu kiểm tra cường độ được lấy tại nơi đổ bê tông và được dưỡng ẩm tương tự kết cấu: TCVN 3105-1993

+ Yêu cầu: mẫu lấy đảm bảo không bị mất nước, không bị tác động của nhiệt độ + Thí nghiệm ép mẫu theo TCVN 3118-1993

f, Chấp nhận bê tông đã đổ:

- Bê tông được sản xuất đúng vật liệu thành phần đã thiết kế (hoặc phù hợp nếu có điều chỉnh)

- Các công đoạn thi công vận chuyển, đổ, đầm, bảo dưỡng đã thực hiện đúng yêu cầu

- Cốt pha, gông định vị, các chi tiết không bị xe dịch

- Bề mặt bê tông sau khi đổ nhẵn phẳng, không bị rỗ, không bị phân tầng

3.3.4.4 Nghiệm thu:

Công tác nghiệm thu vật liệu bê tông dựa trên các căn cứ: - Chấp thuận vật liệu, thành phần trước khi thi công - Chấp thuận chất lượng bê tông đã sản xuất và đổ

- Chấp thuận phiếu thử nghiệm cường độ (và một số chỉ tiêu khác thiết kế yêu cầu) bê tông của khối đổ

- Bê tông được xử lý hết khuyết tật sau khi tháo cốt pha.

Một phần của tài liệu “Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh (Trang 114)