Công tác thi công công trình hạ tầng kỹ thuật:

Một phần của tài liệu “Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh (Trang 125)

2 PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN

3.3.8Công tác thi công công trình hạ tầng kỹ thuật:

3.3.8.1 Công tác thi công đường ống cấp nước:

a , Đặc điểm chung của đường ống cấp nước:

- Thường chạy dài theo tuyến đường giao thông, thuộc loại có áp - Nằm ngầm dưới vỉa hè, lòng đường

- Có thể giao cắt với công trình ngầm khác

- Đường ống đặt trong nền đất sẽ có chuyển vị lún ít nhiều có thể gây hư hỏng đường ống. Khi nước bị rò rỉ sẽ làm hư hỏng nền xung quanh, gây hiện tượng nước ngầm giả tạo, chưa kể nước bẩn bên ngoài xâm nhập vào gây ô nhiễm nguồn nước cấp.

b , Yêu cầu chung giám sát thi công đường ống cấp nước:

- Kiểm tra vật tư đầu vào theo đúng yêu cầu thiết kế (vật liệu làm ống, chủng loại đường ống, tiết diện ống, kích cỡ ống)

- Nhà thầu đệ trình CĐT, TVGS mẫu vật liệu ống, nguồn cung ứng. Sau khi được CĐT, TVGS quyết định lựa chọn, Nhà thầu sử dụng vật liệu theo mẫu đã duyệt

- Kiểm tra vị trí lắp đặt đường ống: + Tuyến đặt ống, cao độ, lớp bảo vệ

+ Đấu nối đảm bảo chính xác, đủ số lượng, kích thước - Kiểm tra vật liệu lấp ống, độ chặt của nền sau khi lấp ống

- Kiểm tra độ sạch bên trong lòng ống, khi tạm ngừng thi công đơn vị thi công bịt kín đầu ống, không để bùn đất, rác cũng như nước bẩn chảy vào bên trong

- Kiểm tra công tác hoàn trả mặt bằng, mặt hè đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ (chú ý có biện pháp xử lý đất đắp cố kết)

- Khi công trình đặt trên nền đất yếu cần lưu ý hiện tượng cố kết của nền theo thời gian sẽ gây lún sụt nền, biến dạng công trình, có thể dẫn đến phá hoại công trình, nhất là chỗ các mối nối. Lúc này, đơn vị thi công phối hợp cùng TVTK, TVGS, CĐT để có biện pháp xử lý thích hợp

- Kiểm tra công tác thử áp lực từng đoạn ống và trên toàn tuyến.

3.3.8.2 Công tác thi công hệ thống thoát nước:

a , Đặc điểmchung của công trình:

- Thường chạy dài theo tuyến đường giao thông, không áp hoặc thấp áp (dạng rãnh và cống), thoát nước theo trọng lực (chảy từ nơi cao về nơi thấp), đôi khi có thoát nước cưỡng bức (bơm). Chiều dài thoát nước lớn nên độ dốc thường rất nhỏ, chỉ một sơ suất nhỏ trong công tác trắc đạc cũng có thể gây nên độ dốc ngược cho tuyến cống

- Thường nằm ở vỉa hè (ngầm hoặc hở), có khi dưới lòng đường - Có thể giao cắt với công trình ngầm khác

- Kích thước tiết diện (rãnh, cống) khá lớn, nhiều chỗ lại nằm sâu dưới mặt đất (các giá trị này thường lớn hơn nhiều so với đường ống cấp), nên khi thi công sẽ ảnh hưởng nhiều đến giao thông, dễ gặp sự cố sạt lở hố đào

- Tương tự đường ống cấp, đường cống thoát rất dễ bị hư hỏng chỗ mối nối (giữa các ống với nhau và chỗ ống đấu vào hố ga) khi công trình bị biến dạng hoặc chuyển dịch do lún, do đất nền cố kết. Khi công trình bị rò rỉ sẽ làm hư hỏng nền xung quanh, gây hiện tượng nước ngầm giả tạo

- Việc sửa chữa đường cống thoát nước, khác hẳn với đường ống cấp nước, là không thể “khóa” lượng nước chảy trong cống, mà phải sử dụng bơm công suất lớn để thoát nước tạm thời sang tuyến khác

b , Yêu cầu chung giám sát thi công hệ thống thoát nước

- Kiểm tra vật liệu làm nên ống cống (cát, đá, xi măng, cốt thép, nước)

- Kiểm tra quá trình lắp đặt ván khuôn, cốt thép, thiết kế cấp phối bê tông, đổ đầm, và bảo dưỡng bê tông ống cống

- Kiểm tra công tác lắp đặt và hoàn thiện cống:

+ Kiểm tra các mốc cao độ làm chuẩn, ĐVTC bảo quản cẩn thận các mốc này. Thường xuyên giám sát việc kiểm tra cao độ đặt cống cũng như việc đầm chặt nền nơi đặt gối cống

+ Kiểm tra độ sâu đặt cống tối thiểu (nếu đi qua lòng đường), các mối nối cống, vật liệu đắp cống và độ chặt của nền sau khi lấp cống

+ Kiểm tra công tác tái lập mặt đường, mặt hè đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ (lưu ý có biện pháp xử lý đất đắp cố kết)

+ Khi đào sâu kiểm tra công tác chống đỡ vách hố đào, xử lý thoát nước ngầm, nước mưa vào hố đào

+ Khi cần làm khô để sửa chữa các đoạn cống ĐVTC phải có biện pháp thoát nước tạm sang tuyến khác sao cho ít gây ô nhiễm môi trường nhất. Không cho phép bơm xả tràn lên các công trình đang thi công lân cận

+ Khi công trình đặt trên nền đất yếu cần lưu ý hiện tượng cố kết của nền theo thời gian sẽ gây lún sụt nền, biến dạng công trình, có thể dẫn đến phá hoại công trình, nhất là chỗ các mối nối. ĐVTC cần báo ngay với TVTK, CĐT, TVGS để có biện pháp xử lý thích hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra công tác thi công rãnh thoát nước:

+ Kiểm tra công tác định vị tim, tuyến, cos của rãnh + Kiểm tra vật liệu đầu vào (cát, đá, xi măng, gạch, nước) + Kiểm tra các thiết bị, máy móc phục vụ thi công

+ Kiểm tra quá trình thi công móng, xây trát, đánh mầu rãnh + Kiểm tra kích thước hình học rãnh

- Kiểm tra công tác thi công hố ga, giếng thăm thu nước

3.3.8.3 Công tác thi công công trình truyền tải điện:

a, Đặc điểm chung của công trình:

- Thường chạy dài theo tuyến đường giao thông, rất dễ gây tai nạn nguy hiểm khi xảy ra sự cố, nhất là khi công trình ở dạng nổi

- Có thể nằm ngầm dưới vỉa hè, có khi dưới lòng đường. Thông thường các đô thị cũ tuyến đường dây truyền tải nằm trên các trụ đỡ (có hoặc không có neo giằng). Dạng mất ổn định của trụ điện có thể xảy ra theo hai phương (ngang và dọc tuyến)

- Phần dây điện (và cáp đỡ) nằm giữa hai trụ có chiều dài biến đổi nhiều theo nhiệt độ môi trường, có thể gây chùng dây xuống thấp hoặc kéo căng dây làm đứt dây, ngã trụ

- Có thể giao cắt với các công trình ngầm khác. Khi chôn ngầm, tuyến ống chôn cáp thường có tiết diện không lớn và đặt nông

- Khi thi công ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến giao thông

b, Yêu cầu chung giám sát thi công công trình truyền tải điện:

Do Công trình xây dựng bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh sử dụng công trình truyền tải điện dạng ngầm nên có một số lưu ý khi giám sát như sau:

- Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của vật liệu (dây điện, dây cáp, tủ điện)

- Kiểm tra chất lượng vật liệu, quy trình lắp đặt của nhà sản xuất cung cấp cho ĐVTC

- Nhà thầu thi công trình mẫu vật liệu, quy trình lắp đặt, vận hành cho CĐT, TVGS xem xét và phê duyệt trước khi tiến hành thi công

- Công trình dạng ngầm nằm dưới lòng đường sẽ chịu tải của các phương tiện giao thông cần kiểm tra độ sâu tối thiểu khi đặt ống chứa cáp, giám sát việc thi công mối nối ống, vật liệu lấp ống và độ chặt của nền sau khi lấp ống

- Kiểm tra công tác tái lập mặt đường, mặt hè đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ (lưu ý có biện pháp xử lý đất cố kết)

- Đối với tuyến cáp đi ngầm , ĐVTC phải có các biện pháp báo hiệu trên lòng đường, vỉa hè tại vị trí tuyến cáp đi qua

- Kiểm tra công tác an toàn lao động khi kéo dây cáp trên đường, vỉa hè, luồn cáp vào ống, đấu nối đầu dây với tủ điện

- Kiểm tra vị trí đặt các trạm biến áp, tủ điện phân phối hạ thế, tủ phân phối điện nhánh

- Thử độ cách điện, độ dẫn điện, điện trở nối đất của dây cáp và các thiết bị.

3.3.8.4 Công tác thi công hệ thống chiếu sáng:

a, Đặc điểm chung của công trình:

- Thường chạy dài theo tuyến đường giao thông, có thể trên vỉa hè hoặc dải phân cách của đường

- Phần thi công hệ thống cung cấp điện tương tự như hệ thống điện hạ thế, hệ thống này thường đi ngầm dưới vỉa hè, dải phân cách

- Phần nổi (trụ đèn, cần đèn, chóa đèn, bóng đèn) thường đòi hỏi cao về mỹ quan b, Yêu cầu chung giám sát thi công hệ thống chiếu sáng:

- Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ vật tư đầu vào (trụ đèn, cần đèn, chóa đèn, bóng đèn, dây điện)

- Nhà thầu thi công trình mẫu vật tư cho CĐT, TVGS lựa chọn kiểu dáng, mầu sắc, chủng loại, sau đó nhà thầu mới được lắp đặt đại trà vào công trình

- Kiểm tra các trụ đèn theo tuyến phải nằm trên cùng đường thẳng - Kiểm tra độ thẳng đứng của từng trụ đèn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra độ đồng đều về độ cao của các bóng đèn ở các trụ khác nhau

- Kiểm tra độ rọi của đèn sau khi lắp đặt, độ cách điện của trụ và điện trở nối đất - Kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động khi lắp đặt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3 tác giả đã giới thiệu về dự án xây dựng: Bệnh viện sản nhi Quảng Ninh. Đây là công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người dân nói chung và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em nói riêng. Do đó, công trình được xây dựng đồng bộ từ các phòng khám chuyên môn đến đường giao thông, khuôn viên, cây xanh tạo thành một khối thống nhất, hài hòa với cảnh quan xung quanh cũng như quy hoạch chung của vùng.

Nhằm nâng cao chất lượng thi công công trình, trong chương này, tác giả đã đề xuất các giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật thi công công trình. Có thể nói, giai đoạn thi công công trình là khâu quyết định đến chất lượng công trình, do đó cần có sự quan tâm đặc biệt của các chủ thể tham gia quản lý công trình. Các chủ thể cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình thi công, như vậy công trình mới đáp ứng được yêu cầu đã đặt ra.

KẾT LUẬN A. KẾT LUẬN

1. Khái quát chung:

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tập chung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình nói chung, chất lượng thi công các công trình xây dựng nói riêng. Qua quá trình thu thập số liệu và phân tích tác giả thu được các kết quả nhất định.

Chương 1 tác giả đã đề cập đến một số khái niệm tổng quát về quản lý chất lượng công trình, nêu ra thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng ở Việt Nam hiện nay. Nội dung chủ yếu của chương, tác gải đã trình bày các vấn đề còn hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng; từ đó, phân tích những nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng.

Chương 2 tác giả đã trình bày cơ sở lý luận của quản lý chất lượng công trình xây dựng trong quá trình thi công. Để đáp ứng yêu cầu chất lượng trong quá trình thi công công trình, tác giả nêu ra những biện pháp kiểm soát và đánh giá chất lượng trong quá trình thi công, hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình thi công trên cơ sở luật pháp về xây dựng.

Chương 3 tác giả đã giới thiệu về dự án xây dựng bệnh viện cụ thể, trên cơ sở kế thừa những lý luận của chương 2 về quản lý chất lượng trong quá trình thi công, tác giả đã đề xuất các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý để công trình có thể đảm bảo chất lượng, tăng tuổi thọ và hiệu quả sử dụng công trình.

2. Kết quả đạt được:

Qua quá trình hoàn thành luận văn, tác giảđã nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng.

Hệ thống được những hạn chế, tồn tại trong công tác quảnlý chất lượng thi công công trình xây dựng. Trên cơ sỏ đó phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng.

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong quá trình thi công.

3. Những hạn chế trong luận văn:

Do thời gian còn hạn chế, tác giả chưa đi sâu phân tích những biện pháp, quy trình thí nghiệm, kết quả thí nghiệm của công trình.

Qua quá trình công tác, tác giả còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý, do đó trong luận văn chưa đi sâu phân tích, xây dựngquan hệ của các chủ thể tham gia quản lý, các yếu tố tác động đến công tác quản lý của các chủ thể.

B. KIẾN NGHỊ

Công tác quản lý chất lượng xây dựng hiện nay đang là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm và đặc biệt là quản lý chất lượng công trình xây dựng trong quá trình thi công, vì đây là khâu quan trọng mang tính quyết định đến chất lượng công trình xây dựng, hiệu quả đầu tư của dự án. Vì vậy,tác giả xin đưa ra một số kiến nghị với các chủ thể tham gia.

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Nâng cao năng lực chuyên môn của các cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư, các nhà thầu khi tham gia các dự án xây dựng.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia các dự án xây dựng.

- Tăng cường sự phối kết hợp trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bên tham gia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Bộ xây dựng, ngày 25/07/2013, Thông tư số 10/2013/TT-BXD quy địnhchi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

2- Bộ xây dựng, ngày 31/7/2013, Thông tư số 12/2013/TT-BXD quy định tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng.

3- Bộ xây dựng, ngày 15/08/2013, thông tư 13/2013/TT-BXD quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế công trình.

4- Bộ xây dựng, ngày 23/11/2006, Chỉ thị số 13/2006/QĐ-BXD về việc tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư là tư nhân.

5- Bộ xây dựng, ngày 31/7/2009, Thông tư số 27/2009/TT-BXD về việc Hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6- Chính phủ, ngày 06/02/2013, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

7- Chính phủ, ngày 16/12/2004, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

8- Chính phủ, ngày 18/4/2008, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

9- Đinh Tuấn Hải (2012), Phân tích các mô hình quản lý, Bài giảng cao học, Đại học kiến trúc Hà Nội.

10- Lê Văn Hùng (2012), Quản trị kỹ thuật, Bài giảng cao học, Trường Đại học Thủy lợi

11- Lê Văn Hùng, Mỵ Duy Thành (2012), Chất lượng công trình, Bài giảng cao học, Trường Đại học Thủy lợi.

12- Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 26/11/2003, Luật Xây dựng số 16/2003/QH11.

13- Nguyễn Bá Uân (2010), Quản lý dự án xây dựng nâng cao, Bài giảng cao học, Trường Đại học Thủy lợi;

Một phần của tài liệu “Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh (Trang 125)