THỦ TỤC ÁP DỤNG, THAY ĐỔI, BỔ SUNG VÀ HỦY BỎ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜ

Một phần của tài liệu Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 50)

KHẨN CẤP TẠM THỜI

KHẨN CẤP TẠM THỜI dân sự 2004 đã có những quy định chi tiết, cụ thể về thủ tục này tại Điều 117 và Điều 341.

Điều 117 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo đó, người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có đơn yêu cầu theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào quy định tại Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại mục 1.1 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì những người có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm: đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự; cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp luật hôn nhân và gia đình có quy định; công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở khởi kiện vụ án về lao động trong trường hợp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do Bộ luật lao động và các văn bản khác có liên quan quy định. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án cũng có thể tự mình ra quyết định áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không cần có đơn yêu cầu.

Trong trường hợp nộp đơn, người đưa ra yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án những chứng cứ chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quy định này sẽ hạn chế được tình trạng yêu cầu không có căn cứ từ phía người yêu cầu, đồng thời giúp cho Tòa án có cơ sở rõ ràng để nhanh chóng đưa ra quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Một phần của tài liệu Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)