Cho thu hoạch hoặc cho bán hoa màu, sản phẩm, hàng hóa

Một phần của tài liệu Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 37)

Cho thu hoạch hoặc cho bán hoa màu, sản phẩm hoặc hàng hóa là việc cho thu, bán những sản phẩm về nông nghiệp hoặc những sản phẩm, hàng hóa khác.

Biện pháp này được áp dụng đối với việc giải quyết các vụ án tranh chấp về tài sản trong đó có hoa màu, sản phẩm hàng hóa khác đang ở thời kỳ thu hoạch hoặc không thể bảo quản được lâu dài và nếu không áp dụng các biện pháp cần thiết thì tài sản đó sẽ kém phẩm chất, hư hỏng, bị giảm giá trị hoặc mất hoàn toàn giá trị sử dụng.

Ví dụ: Tháng 12 năm 2009, Tòa án nhân dân huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà

Giang thụ lý vụ án "tranh chấp hợp đồng mua bán cam Vị Xuyên" giữa nguyên đơn Công ty thu mua thực phẩm Bắc Hà và bị đơn là Ủy ban nhân dân xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Theo Hợp đồng, Công ty Bắc Hà sẽ thu mua toàn bộ vụ cam tết 2009 - 2010 của toàn xã Việt Lâm với tổng giá trị Hợp đồng là 3,5 tỷ đồng không phân biệt chủng loại, chất lượng, số lượng. Việc thu hoạch sẽ do Công ty Bắc Hà tự tiến hành; 3,5 tỷ đồng đã được trả trước cho Ủy ban nhân dân xã Việt Lâm để bà con trồng cam có chi phí đầu tư. Tuy nhiên, đến vụ thu hoạch cam, nhận thấy, sản lượng cam vụ tết 2009 - 2010 tăng đột biết, chất lượng cam ngon, và giá bán cam trên thị trường tăng mạnh nên Ủy ban nhân dân xã Việt Lâm đã yêu cầu Công ty Bắc Hà phải thanh toán thêm số tiền 1 tỷ đồng thì mới cho thu hoạch cam. Không đồng ý với yêu cầu trên, Công ty Bắc Hà đã khởi kiện vụ án dân sự "tranh chấp hợp đồng mua bán cam Vị Xuyên" lên Tòa án nhân dân huyện Vị Xuyên, yêu cầu Ủy ban nhân dân xã Việt Lâm thực hiện hợp đồng mua bán đã ký kết giữa các bên.

Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án nhận thấy cây cam đang ở giữa vụ thu hoạch, mặt khác nếu để lâu, cam sẽ bị thối không sử dụng được, mất hết giá trị kinh tế dẫn đến thiệt hại cho người dân. Tuy nhiên, do đa số người dân nơi đây là đồng bào dân tộc thiểu số, hiểu biết pháp luật thấp nên việc họ tự làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không có. Do vậy, mặc dù không có đơn của người yêu cầu, Tòa án đã thông báo vụ việc sang Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân huyện Vị Xuyên, đồng thời ra quyết định cho phép Ủy ban nhân dân xa Việt Lâm tổ chức thu hoạch và bán cam dưới sự giám sát của Viện kiểm sát nhân dân huyện Vị Xuyên. Toàn bộ số tiền bán cam thu được buộc phải gửi giữ tại tài khoản phong tỏa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vị Xuyên để đảm bảo thi hành án. Biện pháp này đã vượt ngoài khuôn khổ

mà pháp luật quy định vì theo pháp luật hiện hành thì Tòa án chỉ áp dụng biện pháp này khi có yêu cầu của đương sự.

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, khi trong số các tài sản tranh chấp hoặc có liên quan đến tài sản tranh chấp ở thời kỳ thu hoạch (như cây ăn quả, lúa, ngô, rau màu…đến mùa thu hoạch) nếu không cho thu hoạch kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, thì theo yêu cầu của đương sự, Tòa án cho thu hoạch, cho bán hoa màu đó. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này thường liên quan đến các vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tài sản là hoa màu trên đất mà khi giải quyết những tranh chấp này Tòa án phải giải quyết luôn cả tài sản trên đất đó.

Tòa án cho thu hoạch những sản phẩm này và giao cho đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định chính thức trong bản án về việc sản phẩm đó thuộc về ai. Đối với những tài sản là sản phẩm hàng hóa khác mà không thể bảo quản được lâu dài, nếu quá trình giải quyết vụ án kéo dài sẽ làm giảm phẩm chất hoặc làm hư hỏng sản phẩm thì Tòa án cũng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này nếu đương sự có yêu cầu. Thực tiễn giải quyết tại Tòa án cho thấy, biện pháp này được áp dụng đã phát huy được tác dụng tốt, tránh được tình trạng lãng phí tài sản, đảm bảo giá trị tài sản, giữ gìn thành quả lao động của con người.

Một phần của tài liệu Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)