Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện một số hành vi nhất định khác

Một phần của tài liệu Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 45)

định khác

Việc nghiên cứu cho thấy ngoài các biện pháp giao người chưa thành niên cho cá nhân, tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tạm đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động thì các biện pháp cấm hoặc buộc thực hiện những hành vi nhất định còn bao hàm cả việc cấm hoặc buộc đương sự thực hiện những hành vi nhất định khác.

Theo Điều 115 Bộ luật Tố tụng dân sự, biện pháp này được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy đương sự, cá nhân, tổ chức khác thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Toà án giải quyết.

Cấm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định là việc không cho thực hiện hoặc việc bắt phải thực hiện một số hành vi nhất định. Như vậy, đây là quy định khá rộng, theo đó Tòa án có quyền quyết định cấm hoặc buộc người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện những hành vi nhất định.

Có thể nhận thấy đây là một quy định mở, có một phạm vi áp dụng khá rộng. Vì vậy, có thể tạo cơ chế linh hoạt cho Tòa án khi áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, quy định này có thể dẫn tới việc vận dụng một cách tùy tiện, thiếu thống nhất trong thực tiễn. Các quy định này trong Bộ luật Tố tụng dân sự đã dần được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như Bộ luật hàng hải 2005, Luật hàng không dân dụng 2006, Luật sở hữu trí tuệ 2005.

Có thể minh họa cho biện pháp này qua một vụ việc mới đây (năm 2011) tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Trong vụ án "Yêu cầu tuyên bố hợp đồng số 13.12.2010/HĐ-IPA vô hiệu" giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Lợi và Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư I.P.A, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư I.P.A ngừng ngay việc tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường của Công ty Vạn Lợi - Bắc Kạn. Tại văn bản số 11/2011/QĐ-BPKCTT ngày 4/10/2011 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nêu rõ: Sau khi xem xét các chứng cứ liên quan đến việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 115 và khoản 12, Điều 102 của Bộ luật Tố tụng dân sự: Buộc Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư I.P.A ngừng

ngay việc tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường của Công ty Cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Vạn Lợi - Bắc Kạn ngày 6/10/2011.

Công ty Cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Vạn Lợi - Bắc Kạn (sau đây gọi là Công ty Vạn Lợi - Bắc Kạn) có trụ sở tại Khu Công nghiệp Thanh Bình, xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoáng sản và Luyện kim Vạn Lợi theo Quyết định số 261/QĐ- HĐTV ngày 25/6/2010 của chủ sở hữu là Công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Lợi. Trong quá trình chuyển đổi, Công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Lợi chuyển nhượng cho ông Nguyễn Cao Bằng 18% và chuyển nhượng cho Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư I.P.A 30% tổng số vốn điều lệ của Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoáng sản và Luyện kim Vạn Lợi, còn lại 52% vốn điều lệ thuộc sở hữu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Lợi.

Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án "Yêu cầu tuyên bố hợp đồng số 13.12.2010/HĐ-IPA vô hiệu" giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Lợi và Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư I.P.A, nguyên đơn nhận thấy việc Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư I.P.A tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình giải quyết vụ án, đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng thi hành án nếu bản án tuyên hợp đồng đã ký giữa các bên là vô hiệu. Do vậy, phía nguyên đơn đã yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trên và được Tòa án chấp nhận.

Một phần của tài liệu Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)