THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜ

Một phần của tài liệu Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 65)

CẤP TẠM THỜI VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TẠM THỜI

Các qui định về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được qui định cụ thể tại Chương VIII "Các biện pháp khẩn cấp tạm thời" và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Các qui định này là cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho đương sự cũng như cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng tốt trong thực tế. Tuy nhiên, qua thực tiễn giải quyết vụ việc dân sự cho thấy số vụ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là rất ít, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng còn nhiều vướng mắc.

Hiện nay, ngành Tòa án không có tổng kết riêng về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thực tiễn. Theo khảo sát của chúng tôi thì số lượng các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng là tương đối hạn chế. Theo số liệu của Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội thì cả năm 2009 cơ quan này mới chỉ thi hành 04 quyết định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; năm 2011 thi hành được 08 quyết định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và chủ yếu liên quan đến biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản của đương sự. Qua nghiên cứu, khảo sát thực tiễn cho thấy tồn tại những bất cập, vướng mắc sau đây:

- Tâm lý ngại áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Hiện nay, có một hiện tượng nảy sinh từ thực tiễn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đó là một số thẩm phán có tâm lý ngại ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đối với các biện pháp khẩn cấp tạm

thời mà Tòa án có quyền tự mình áp dụng thì rất hiếm khi Tòa án chủ động ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời này. Tâm lý ngại áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời còn thể hiện ở chỗ họ cố tình né tránh việc ra quyết định này bằng cách sử dụng hình thức công văn có nội dung của biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng để yêu cầu cơ quan liên quan tiến hành các biện pháp cấm chuyển dịch hoặc phong tỏa tài sản của đương sự có nghĩa vụ. Ngoài ra, thực tiễn cũng xuất hiện hiện tượng khi đương sự có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì thẩm phán giải quyết vụ việc tìm cách khuyên họ không nên yêu cầu hoặc rút đơn yêu cầu để tránh việc phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Vậy đâu là nguyên nhân chính của hiện tượng này? Kết quả khảo sát cho thấy đa số các thẩm phán được hỏi đều có ý kiến cho rằng, Tòa án ngại phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vì không muốn làm căng thẳng thêm vụ tranh chấp, không muốn đối diện với sự phản ứng của bên bị áp dụng biện pháp và nếu việc áp dụng của mình không đúng thì Tòa án có thể lại phải chịu trách nhiệm bồi thường. Do đó, để bảo đảm sự an toàn cho mình, tránh phiền phức đến bản thân họ đã không ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quan niệm lệch lạc này đã làm yếu đi tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp và dẫn tới quyền lợi hợp pháp của các đương sự không được bảo vệ. Bên cạnh đó, các quy định về việc Toà án chủ động ra không định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng rất ít được áp dụng do việc khó khăn trong việc xác định tính cấp thiết khi ra quyết định này và trách nhiệm bồi thường của Tòa án nếu tự mình quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

- Sự thiếu hiểu biết của đương sự về quyền yêu cầu áp dụng các biện

pháp khẩn cấp tạm thời.

Các quy định trong các Pháp lệnh tố tụng trước đây cũng như biện pháp khẩn cấp tạm thời hiện nay về biện pháp khẩn cấp tạm thời là một

phương tiện bảo vệ rất hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Nhưng thực tế cho thấy quy định này chưa thực sự đi vào đời sống của nhân dân. Một bộ phận rất lớn trong nhân dân còn có hiểu biết rất hạn chế về các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời, do đó họ không biết rằng mình có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy, khi có tranh chấp xảy ra họ đã không biết làm cách nào để bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi quyền lợi đó có nguy cơ bị xâm phạm. Có thể minh họa cho thực trạng này qua một ví dụ sau đây:

Trong vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa gia đình ông Nguyễn Bá D với ông Nguyễn Đắc N xảy ra ở huyện Q tỉnh H. Hồ sơ vụ án thể hiện gia đình ông D đã xây một bức tường kè đá dài 11m, cao 1,5 m để ngăn cách với phần đất của gia đình ông N. Năm 2007, nhân lúc ông D không có nhà, khi đó chỉ có bà G là vợ ông D ở nhà, gia đình ông N đã xây dựng toàn bộ phần tường nhà lên phần tường kè đá của nhà ông D, đồng thời đổ bê tông chờm qua tường 20m về phía đất nhà ông D. Khi ông D trở về đã khởi kiện ra tòa. Mặc dù cho tới nay bản án đã có hiệu lực pháp luật chấp nhận yêu cầu của ông D nhưng vẫn chưa được thi hành. Điều đáng nói trong vụ án này là do sự hiểu biết về pháp luật hạn chế nên bà G vợ ông D đã không biết rằng khi quyền lợi gia đình mình bị xâm hại thì bà có quyền làm đơn khởi kiện tới tòa và yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với gia đình ông N để ngăn chặn ngay hành vi trái pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích gia đình mình, tránh được việc khó khăn trong việc thi hành án như hiện nay.

Tâm lý ngại áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan tiến hành tố tụng và sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân nói trên là một trong những nguyên nhân dẫn tới hậu quả là số vụ án được Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ở các địa phương là không nhiều, có thể coi là được "đếm trên đầu ngón tay" trong một năm. Theo kết quả khảo sát thì trong cả năm 2011, một địa bàn lớn như Thủ đô Hà Nội cũng chỉ có 08 quyết định

áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được ban hành, chủ yếu là trong các vụ án kinh doanh, thương mại.

Trong thực tiễn, các biện pháp thường được áp dụng nhiều hơn là kê biên tài sản tranh chấp, phong tỏa tài sản, tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, cấm hoặc buộc thực hiện một hành vi, vì đây là các biện pháp dễ xác định đối tượng, và dễ thi hành án hơn. Còn các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác như giao người chưa thành niên cho cá nhân, tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục, buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng… hầu như không được áp dụng trong thực tiễn.

- Về thời gian ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời còn nhiều bất cập

Khoản 3 Điều 117 Bộ luật Tố tụng dân sự qui định:

Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết [18].

Bất cập thể hiện ở chỗ, thời hạn 48 giờ để Thẩm phán xem xét quyết định có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không trong nhiều trường hợp có lẽ là quá dài. Đặc biệt là đối với các yêu cầu về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp như kê biên tài sản đang tranh chấp, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, phong tỏa tài khoản. Sự chậm trễ trong việc ra quyết định áp dụng

các biện pháp này dù chỉ là một khoảng thời gian hết sức ngắn cũng đủ để người bị yêu cầu áp dụng các biện pháp này tẩu tán tài sản, thay đổi hiện trạng tài sản hoặc rút tiền từ tài khoản nhằm trốn tránh việc thi hành nghĩa vụ [27].

Trong khi đó, Điều 101 Bộ luật Tố tụng dân sự cũng không quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp này đối với những thiệt hại mà nguyên đơn phải gánh chịu do việc áp dụng chậm trễ các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần có những hướng dẫn cụ thể theo hướng trong những trường hợp thực sự khẩn cấp Thẩm phán có thể ngay lập tức quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nói trên.

- Về việc áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự liên quan đến việc buộc thực hiện biện pháp bảo đảm

Để đảm bảo lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng từ phía người có quyền yêu cầu, các nhà lập pháp đã xây dựng trong Bộ luật Tố tụng dân sự những qui định về biện pháp bảo đảm buộc người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá bằng tiền vào một tài khoản phong tỏa tại ngân hàng. Đây là một điểm tiến bộ của Bộ luật Tố tụng dân sự so với các văn bản pháp luật trước đó. Theo quy định tại Điều 120 Bộ luật Tố tụng dân sự thì:

Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 6, 7, 8, 10, 11 Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện [18].

Thực tiễn thực hiện điều luật này cho thấy xuất hiện hai vướng mắc sau đây:

Một là, theo tinh thần của Điều luật này thì mặc dù trong "…tình thế

khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra…" theo khoản 2 Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự mà người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa thực hiện biện pháp bảo đảm thì Tòa án vẫn không ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Hiện nay, theo hướng dẫn tại mục 5.3 Nghị quyết số 02/2005/NQ- HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì thẩm phán chỉ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi người yêu cẩu xuất trình chứng cứ đã thực hiện biện pháp bảo đảm. Như vậy, việc vận dụng các quy định về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm trong nhiều trường hợp lại không bảo đảm được quyền lợi chính đáng của nguyên đơn. Đặc biệt trong các vụ án mà nguyên đơn là những người nghèo, không có khả năng để thực hiện biện pháp bảo đảm. Họ rất muốn bảo vệ quyền lợi của mình khi nó bị xâm phạm, muốn được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhưng yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận vì họ chưa thực hiện biện pháp bảo đảm.

Hai là, theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP nói trên,

tại Mục 9 thì khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá phải gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nhưng việc áp dụng dịch vụ này ai sẽ là người trả tiền phí ngân hàng. Hiện nay vẫn chưa có qui định nào về vấn đề này. Trên thực tế, nếu qui định người chịu phí là người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ dẫn đến trường hợp nếu người yêu cầu này là người có hoàn cảnh khó khăn, thì sẽ lại càng khó khăn hơn trước, vì trước đó họ đã phải chuẩn bị một khoản tiền để thực hiện biện pháp bảo đảm. Do đó, họ khó có cơ hội thực hiện quyền yêu cầu của mình.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời đặt ra là để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, nhưng chỉ vì cái "nghèo", không có tiền để thực hiện biện pháp bảo đảm mà họ không thể bảo vệ được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong quá trình xây dựng các quy định về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm cũng đã có ý kiến cho rằng cần phải nghiên cứu thêm về vấn đề này để các quy định về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm không hạn chế người nghèo yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi khởi kiện [14]. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần sớm có những nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể để các quy định về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi vận dụng trong thực tiễn có thể đảm bảo được sự công bằng và quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.

- Về giá trị của các khoản tiền, kim khí quý, đá quí, giấy tờ có giá mà người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp.

Theo khoản 1 Điều 120 Bộ luật Tố tụng dân sự thì người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời như kê biên, cấm chuyển dịch, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; phong tỏa tài khoản, tài sản của người có nghĩa vụ sẽ phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá "do Tòa án ấn định tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện" để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu. Vậy cần phải hiểu khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá "do Tòa án ấn định tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện" là như thế nào?

Xét về logic ngôn ngữ tại khoản 1 Điều 120 thì nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện phải được hiểu là nghĩa vụ

tài sản của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Và nếu theo logic này thì phải chăng khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá mà nguyên đơn phải nộp khi yêu cầu Tòa án áp dụng

biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có giá trị ngang bằng với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện? Nếu hiểu và vận dụng khoản 1 Điều 120 Bộ luật Tố tụng dân sự theo hướng này thì có lẽ sẽ hết sức khó khăn cho nguyên đơn khi yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và dường như điều kiện này đã hạn chế quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của nguyên đơn. Đó là chưa tính đến trường hợp nguyên đơn là những người nghèo như đã phân tích ở trên [28]. Chẳng hạn, theo logic của điều luật này có thể dẫn tới cách hiểu là nếu

Một phần của tài liệu Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 65)