Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang có tranh chấp

Một phần của tài liệu Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 36)

Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang có tranh chấp là việc không cho phép thay đổi hiện trạng tài sản đang là đối tượng của một vụ án về tranh chấp tài sản.

Theo quy định tại Điều 110 Bộ luật Tố tụng dân sự thì biện pháp này được áp dụng "nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo dỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó" [18].

Như vậy, trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này thì người yêu cầu phải đưa ra các căn cứ chứng minh rằng bên đang chiếm hữu, giữ tài sản có các hành vi làm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp. Sau khi nhận đơn yêu cầu áp dụng, thẩm phán phải nghiên cứu, xem xét các căn cứ mà đương sự đưa ra để quyết định có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này hay không. Nếu có căn cứ và người yêu cầu áp dụng đã thực hiện biện pháp bảo đảm thì thẩm phán phải đưa ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này.

Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành thì đương sự chỉ có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp khi người đang chiếm hữu, giữ tài sản có các hành vi làm thay đổi hiện trạng tài sản đang có tranh chấp. Tuy vậy, dưới góc độ nghiên cứu chúng tôi cho rằng sẽ hợp lý hơn nếu pháp luật cho phép áp dụng biện pháp này ngay cả trong trường hợp cần ngăn chặn người đang chiếm hữu, giữ tài sản có các hành vi làm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

Một phần của tài liệu Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)