Kê biên tài sản đang tranh chấp

Một phần của tài liệu Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 33)

Theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Tố tụng dân sự thì biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp được Tòa án áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản. Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có đơn yêu cầu của những người có quyền yêu cầu.

Như vậy, Tòa án chỉ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này nếu có đủ các điều kiện sau đây:

- Đối tượng tài sản bị kê biên phải là những tài sản mà các đương sự đang có tranh chấp;

- Cần phải ngăn chặn người giữ tài sản có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản này.

Về điều kiện này các quy định của luật thực định chỉ quy định theo hướng có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản mà không mở rộng hơn đối với trường hợp cần ngăn chặn trước người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản. Quy định này dường như chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về tính khẩn cấp của biện pháp được áp dụng.

Luật Trọng tài thương mại năm 2010 cũng có quy định về biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp (điểm c khoản 2 Điều 49 Trọng tài thương mại). Trên thực tế, khi yêu cầu Trọng tài thương mại giải quyết các tranh chấp, các bên trong tranh chấp thường yêu cầu Trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp này, đi kèm với nó là niêm phong tài sản và gửi giữ tài sản tại bên thứ ba nhằm mục đích bảo toàn tình trạng hiện có của tài sản và ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, đảm bảo cho việc thi hành án sau này. Như vậy, biện pháp này được coi là biện pháp có hiệu quả nhất để giữ nguyên hiện trạng tài sản và tránh được sự tẩu tán của đương sự.

Ngoài ra, theo Điều 207 Luật sở hữu trí tuệ 2005, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời niêm phong tài sản để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự trong các vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, mọi hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó sẽ bị niêm phong khi có yêu cầu của chủ thể có quyền lợi bị xâm hại.

Như vậy, khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp Tòa án cần có sự kết hợp giữa các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và các quy định trong Luật Trọng tài thương mại, Luật sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, các quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự hiện nay về biện pháp này còn chưa thực sự cụ thể. Nên chăng, pháp luật cần có hướng dẫn cụ

thể hơn theo hướng mở rộng hơn đối với trường hợp cần ngăn chặn trước

Một phần của tài liệu Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)