Để phát huy được năng lực chuyên môn của CBCC ngành thuế cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình thực hiện công tác của CBCC, Cục Thuế Hà Tĩnh đề xuất kiến nghị với UBND tỉnh và các ban ngành lien quan trong tỉnh Hà Tĩnh như sau:
- Cơ quan thuế và các cơ quan có thẩm quyền cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc kiểm tra năng lực hoạt động của các đơn vi. Thường xuyên khen thưởng, động viên kịp thời các thành tích mà ngành Thuế đạt được nhằm khuyễn khích động viên CBCC ngành thuế hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.
- HĐND, UBND tỉnh khi giao chỉ tiêu hàng năm cho Cục Thuế nên xem xét và đánh giá một cách khách quan, sát thực tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh tạo điều kiện cho ngành thuế hoàn thành nhiệm vụ mà không tạo áp lực quá lớn cho Cục Thuế.
- Trong vấn đề phối kết hợp, cần thiết lập cơ chế phối hợp giữa ngành thuế với các cơ quan ban ngành chuyên môn như Tài chính, Kho bạc, Ngân hàng và các đơn vị chuyên môn khác trong việc triển khai thực hiện luật thuế, bảo đảm sự thống nhất, phối hợp giữa chức năng quản lý ngành của cơ quan thuế với chức năng quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp. Tăng cường công tác kiểm tra bằng nhiều hình thức. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế tồn tại cùng với việc phân tích chiến lược, quan điểm phát triển nguồn nhân lực của ngành thuế nói chung và Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh nói riêng trong thời gian tới để tác giả có cơ sở đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm năng cao hiệu quả phát triển nguồn nhân lực cho Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh bao gồm các nhóm giải pháp:
- Nhóm giải pháp đảm bảo số lượng và cơ cấu NNL
- Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng NNL bao gồm những giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, ý thức, đạo đức nghề nghiệp cũng như tác phong chuyên nghiệp cho cán bộ thuế.
- Nhóm giải pháp tạo động lực thúc đẩy NNL liên quan đến các vấn đề như: Công tác sử dụng, bố trí NNL; Chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ; Chính sách đào tạo NNL; Chính sách thăng tiến, phát triển cho CBCC; Công tác đánh giá CBCC và xây dựng môi trường làm việc có chất lượng cho cán bộ thuế.
Các nhóm giải pháp đã làm rõ những việc cần làm và cần giải quyết trước mắt cũng như chiến lược lâu dài. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất với các cơ quan liên quan, đề xuất đã thể hiện những nội dung mà các cấp từ Trung ương đến, địa phương cần hỗ trợ cho Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh để phát triển nguồn nhân lực toàn diện trong thời gian tiếp theo.
KẾT LUẬN
Việt Nam hiện nay đã bước vào và đang cố gắng hoà nhịp cùng sự vận hành của nền kinh tế thế giới (WTO). Điều đó đã mở ra cho Việt Nam những cơ hội phát triển mạnh mẽ và toàn diện cùng với những thử thách không kém phần khắc nghiệt. Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phải xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, Đảng viên, công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân… Thực hiện các giải pháp nhằm chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức. Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao chất lượng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. Cùng với đó, công tác tổ chức tuyển chọn, bố trí cán bộ cần phải tuyển chọn, bố trí đúng cán bộ, đáp ứng được yêu cầu công việc, phải giao nhiệm vụ rõ ràng và quyền hạn tương xứng cho người đứng đầu tổ chức, từng đơn vị, kể cả quyền hạn về tổ chức bộ máy, đồng thời phải yêu cầu rất cao về trách nhiệm đối với cán bộ, nhất là người đứng đầu. Khi không hoàn thành được nhiệm vụ, công việc trì trệ hoặc có sai phạm, kiên quyết sử lý nghiêm minh, kịp thời, kể cả thay thế…. Như vậy có thể thấy tầm quan trọng và quyết định đến bộ máy quản lý hành chính nhà nước là cán bộ công chức. Nếu cán bộ công chức có năng lực, phẩm chất chính trị, chuyên môn, đạo đức tốt thì mọi công việc của cơ quan thực hiện nhanh chóng. Ngược lại, cán bộ, công chức kém về năng lực, phẩm chất đạo đức, tha hóa về lối sống, tham nhũng, sách nhiễu, cữa quyền,.. thì bộ máy làm việc kém hiệu quả. Ngành thuế cũng nằm trong quy luật đó. Chính vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuế nói chung và Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh nói riêng là hết sức cần thiết và cấp bách. Với những mục tiêu đó,
đề tài “Phát triển nguồn nhân lực cho Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh” đã giải quyết một số
vấn đề sau đây:
- Hệ thống hóa được các lý luận liên quan đến phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực cho ngành Thuế nói riêng, trên cơ sở đó phân tích thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2009 – 2013..
- Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong công tác phát triển nguồn nhân lực của Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua thông qua các báo cáo tổng kết của ngành thuế và ý kiến đánh giá của CBCC đang công tác tại Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh.
- Trên cơ sở những hạn chế, tồn tại cũng như tìm ra những nguyên nhân cho những hạn chế tồn tại đó và định hướng phát triển của ngành thuế nói chung, Cục Thuế Hà Tĩnh nói riêng, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
Do hạn chế về mặt thời gian và cũng như kiến thức, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả luận văn rất mong sự đóng góp ý kiến của những chuyên gia, các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này để luận văn này được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Lê Thanh An (2011), “Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp thuộc khu kinh tế mở Văn Phong, tỉnh Khánh Hòa” luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học
Đà Nẵng.
2. Nguyễn Thái Bình (2012), “Chiến lược phát triển nguồn nguồn nhân lực cho quá trình CNH – HĐH”, luận văn thạc sỹ kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân.
3. Dương Tấn Bình (2012). “Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục Thuế Đà Nẵng”
Luận văn thạc sỹ, ĐH Đà Nẵng.
4. Chu Văn Cấp (2009), “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí phát triển và hội nhập số 12, tr78
5. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2009), “Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
6. Hoàng Văn Châu (2009), Phát triển NNL chất lượng cao cho hội nhập kinh tế- vấn đề cấp bách sau khủng hoảng, Tạp chí kinh tế đối ngoại, số 38, năm 2009.
7. Bộ Tài Chính, “Chiến lược cải cách hệ thống Thuế giai đoạn 2011-2020”
8. Bộ Tài Chính “Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành Thuế giai đoạn 2011 – 2020”.
9. Cục thống kê Hà Tĩnh, Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2009, 2010, 2011, 2012
10. Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2009, 2010, 2011, 2012
11. Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình quản trị nhân lực. Nhà xuất bản lao động-xã hội
12. Trần Khánh Đức (1998), “Phát triển nguồn nhân lực khoa học – công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, những vấn đề chiến lược phát triển giáo
dục trong thời kỳ CNH, HĐH: Bối cảnh, xu hướng và động lực phát triển, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 260 – 282.
13. Nguyễn Minh Đường (2002), “Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực với phương pháp tiếp cận hệ thống trong điều kiện mới”, nghiên cứu con người - đối tượng và những hướng chủ yếu, niên giám nghiên cứu số 1 (in lần thứ 2), Nxb Khoa
14. Phạm Minh Hạc (2001), “Nghiên cứu con người vào nguồn nhân lực đi vào CNH, HĐH”, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội, Tr269
15. Lê Thị Mỹ Linh (2009). “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế “, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường
ĐH KTQD
16. Phạm Viết Long (2013), “Phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phần du lịch Hồng Hải đến năm 2015” , Luận văn thạc sỹ QTKD trường Đại học Nha Trang
17. Nguyễn Văn Mẫn (2013). “Phát triển nguồn nhân lực cho công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước” Luận văn thạc sỹ, ĐH TP Hồ Chí Minh
18. Đỗ Văn Phức (2009) Giáo trình “Quản lý nhân lực của doanh nghiêp”, Nhà
xuất bản Bách khoa - Hà Nội.
19. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), “Bộ Luật Lao động”, Luật số
10/2012/QH13 của Quốc hội
20. Phạm Thị Sang (2013), “Phát triển nguồn nhân lực cho cục thuế tỉnh Bình Định”, luận văn thạc sỹ kinh tế, ĐH Đà Nẵng.
21. Lê Hữu Tầng (1996), “Vấn đề phát huy và sử dụng đúng đắn vai trò động lực của con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội”. Đề tài cấp Nhà nước, mã số
KX-07-03 thuộc Chương trình KX-07, 1991 – 1995.
22. Nguyễn Tiệp (2005), Giáo trình nguồn nhân lực, trường Đại học Lao động
xã hội. Nhà xuất bản Lao động-xã hội
23. Võ Xuân Tiến (2010) “Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực” của trên tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng - số 5(40).2010.
24. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức
25. Đỗ Thị Thanh Vinh (2010), “Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực dành cho học viên cao học”, Đại học Nha Trang;
26. Viện kinh tế thế giới (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo: Kinh nghiệm Đông Á. Nhà xuất bản khoa học xã hội.
II. Tiếng Anh
27. Greg G.Wang and Judy Y. Sun (2009), “Perspectives on Theory Clarifying
the Boundaries of Human Resource Develoment”, Human Resource Development International, Volume 12, Number 1, Feb 2009, pp. 93-103.
28. Jerry W. Gilly, Steven A. Eggland, and Ann Maycunich Gilley (2002),
Principle of human resource development. Perseus Publishing. Second edition.
29. Julia Storberg – Walker Claire Gubbins (2007), “Social Networks as a Conceptual and Empirical Tool to Understand and ‘Do’ HRD”, Advances in Developing Human Resources, The Academy of Human Resource Development Volume 9, Number 3, August 2007, Sage Publications, Georgia, USA, pp.293-294.
30. Leonard Nadler (1984), The handbook of human resource development. Wiley-interscience Publication.
31. Richard A. Swanson and Elwood F. Holton III, (2001), Foundation of Human Resource Development, Berrett-Koehler Publishers, Inc., pp 4-8.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01. DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ CƠ QUAN CÔNG TÁC
1 Ông Vũ Kim Hảo Vụ phó vụ tổ chức cán bộ Tổng cục thuế
2 Ông Đinh Nho Hậu Cục trưởng Cục thuế Hà Tĩnh
3 Ông Dương Hồng Lĩnh Phó Cục trưởng Cục thuế Hà Tĩnh 4 Ông Nguyễn Văn Đức Phó Cục trưởng Cục thuế Hà Tĩnh 5 Ông Nguyễn Xuân Thường Trưởng phòng tổ chức cán bộ Cục thuế Hà Tĩnh 6 Ông Hoàng Phi Long Trưởng phòng HC-QT–TV-
AC
Cục thuế Hà Tĩnh
7 Bà Nguyễn Thị Thủy Trưởng phòng TT - HT NNT Cục thuế Hà Tĩnh 8 Ông Phan Quốc Hiền Trưởng phòng thanh tra Cục thuế Hà Tĩnh 9 Ông Nguyễn Ngọc Du Trưởng phòng kiểm tra 1 Cục thuế Hà Tĩnh 10 Ông Nguyễn Văn Phương Trưởng phòng kiểm tra 2 Cục thuế Hà Tĩnh 11 Ông Lê Anh Tài Trưởng phòng QLN & CCNT Cục thuế Hà Tĩnh 12 Ông Phan Thanh Bình Trưởng phòng KK - KTT Cục thuế Hà Tĩnh 13 Ông Nguyễn Đình Hòa Trưởng phòng TNCN Cục thuế Hà Tĩnh 14 Ông Nguyễn Xuân Dũng Trưởng phòng tin học Cục thuế Hà Tĩnh 15 Ông Lê Ngọc Anh Trưởng phòng kiểm tra nội bộ Cục thuế Hà Tĩnh 16 Ông Trần Thị Huệ Trưởng phòng TH - NV - DT Cục thuế Hà Tĩnh 17 Ông Trần Xuân Phượng Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện
Kỳ Anh
18 Ông Hà Huy Hải Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện
Cẩm Xuyên
19 Ông Trịnh Duy Phú Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện Thạch Hà
20 Ông Nguyễn Văn Hiển Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện Can Lộc
21 Ông Trần Vĩnh Thục Chi cục trưởng Chi cục thuế thị xã Hồng Lĩnh
22 Ông Trần Xuân Liên Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện Đức Thọ
23 Ông Trần Sỹ Cẩn Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện
Nghi Xuân
24 Ông Nguyễn Xuân Hùng Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện Hương Sơn
25 Ông Phạm Trần Lê Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện
Vũ Quang
26 Ông Hồ Văn Châu Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện
Hương Khê
27 Ông Hồ Đức Đương Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện
PHỤ LỤC 02 PHIẾU KHẢO SÁT
Chào các Anh / Chị!
Chúng tôi hiện đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực cho Cục
Thuế tỉnh Hà Tĩnh”. Bảng câu hỏi sau được xây dựng để thu thập thông tin cho nghiên cứu
này. Rất mong các Anh/chị dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi sau đây nhằm giúp chúng tôi thu thập được những thông tin cần thiết.
(Các câu trả lời của Anh chị sẽ được giữ kín, chúng tôi chỉ công bố kết quả tổng hợp)
Xin chân thành cảm ơn!
Phần I. KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA CBCC VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÀNH THUẾ HÀ TĨNH
Các Anh/chị hãy cho biết ý kiến của mình đối với các phát biểu sau đây, bằng cách đánh dấu vào ô diễn tả chính xác nhất mức độ mà Anh/chị cho là thích hợp với suy nghĩ cá nhân với ý nghĩa sau:
6. Hoàn toàn không đồng ý 7. Không đồng ý
8. Không có ý kiến 9. Đồng ý
10. Hoàn toàn đồng ý
Nội dung phát biểu Mức độ đánh giá I. VỀ CÔNG TÁC THU HÚT, TUYỂN DỤNG
1 Quy trình tuyển dụng của Cục Thuế Hà Tĩnh phù hợp, khoa học 1 2 3 4 5 2 Công tác tuyển dụng rõ ràng, công bằng và minh bạch 1 2 3 4 5 3 Các tiêu chuẩn tuyển dụng đưa ra là phù hợp 1 2 3 4 5 4 Cục Thuế Hà Tĩnh có chính sách tốt để thu hút nhân tài 1 2 3 4 5 II. VỀ CÔNG TÁC BỐ TRÍ LAO ĐỘNG
1 Bạn được bố trí công việc phù hợp với chuyên môn, năng lực 1 2 3 4 5 2 Việc bố trí công việc giúp bạn phát huy tốt năng lực của bản thân 1 2 3 4 5 3 Bạn ít khi phải làm thêm giờ vì công việc quá nhiều 1 2 3 4 5 4 Công việc của bạn luôn ổn định 1 2 3 4 5
5 Số lượng CBCC Cục Thuế Hà Tĩnh hiện nay đủ đáp ứng với yêu
cầu của công việc 1 2 3 4 5 III. VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
1 Bạn được tập huấn, đào tạo thường xuyên trong quá trình làm
việc 1 2 3 4 5
2 Nội dung của các buổi đào tạo, tập huấn phù hợp với yêu cầu
công việc bạn đang làm 1 2 3 4 5
3 Nội dung của các buổi đào tạo, tập huấn phục vụ thiết thực cho
công việc bạn đang làm 1 2 3 4 5 4 Thời gian đào tạo được bố trí phù hợp với công việc của bạn 1 2 3 4 5
5 Cục Thuế luôn tạo mọi điều kiện về để CBCC tham gia các khóa
tập huấn, đào tạo để nâng cao trình độ 1 2 3 4 5 IV. ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG VÀ CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ
1 Lương của CBCC Cục Thuế hiện nay là đảm bảo cuộc sống 1 2 3 4 5 2 Bạn được trả lương xứng đáng với khả năng của mình 1 2 3 4 5