Quan điểm, mục tiêu phát triển ngành Thuế

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh (Trang 90)

Thời gian qua, với nhiều giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính nói chung và công tác giải quyết thủ tục hành chính về thuế nói riêng đã được toàn ngành thuế triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt trên các lĩnh vực quản lý thuế, nổi bật trong đó là công tác đơn giản hóa TTHC, tăng cường hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật thuế, áp dụng cơ chế “một cửa” và phối hợp một số ngành thực hiện “một cửa” liên thông, cung cấp miễn phí cho người nộp thuế (NNT) sử dụng nhiều phần mềm công nghệ thông tin hỗ trợ việc khai thuế, áp dụng khai thuế qua mạng, khai thác thông tin và trao đổi trực tuyến qua cổng thông tin điện tử ngành Thuế, đổi mới phương thức quản lý hộ KD, áp dụng các tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế vào hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế… Nhờ đó, đã giúp NNT giảm đáng kể chi phí thời gian, công sức, tiền của trong quá trình chấp hành nghĩa vụ thuế, đồng thời giúp cơ quan thuế đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế theo các chương trình, chiến lược cải cách, hiện đại hóa của ngành, tạo được sự đồng thuận và đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng phuc vụ người dân của ngành thuế Hà Tĩnh, thời gian tới, Cục Thuế Hà Tĩnh thực hiện các quan điểm, mục tiêu phát triển sau đây:

3.1.1.1. Nâng cao tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin

- Tích cực tham gia xây dựng hoàn thiện các chế độ, chính sách thuế và đơn giản hóa TTHC về thuế theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011.

- Công khai kịp thời thông tin về chính sách, chế độ thuế mới ban hành, các TTHC đang áp dụng. Hệ thống các chính sách, thủ tục về thuế có tính phổ biến, gần gủi với nhu cầu của NNT để niêm yết tại trụ sở cơ quan thuế và trang thông tin điện tử của ngành. Phòng/Đội Kiểm tra nội bộ thường xuyên tổ chức kiểm tra thực tế việc thực hiện công khai tại các bộ phận có trách nhiệm công khai quy trình, TTHC tại cơ quan thuế.

- Bám sát thay đổi chính sách, chế độ về thuế có liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh trọng điểm của địa phương để thông tin nhanh cho NNT nắm bắt nhằm chủ động thực hiện phương án kinh doanh, đồng thời được hưởng đầy đủ chế độ ưu đãi về thuế, nhất là chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế được ban hành theo các giải pháp của Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

- Thông qua chức năng của từng bộ phận quản lý thuế, các Phòng/Đội quản lý nâng cao khả năng dự báo, đánh giá sát đúng tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn, sớm phát hiện vướng mắc, khó khăn đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, từ đó chủ động đề xuất thực hiện đối thoại, tham vấn ý kiến của các doanh nhân để hoàn thiện chế độ chính sách về thuế nhằm tạo thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội địa phương; đồng thời góp phần nâng cao sự cảm nhận, đồng tình của cộng đồng doanh nghiệp với công cuộc cải cách hành chính của cơ quan Nhà nước.

- Xử lý nhanh chóng ý kiến phản ảnh của tổ chức, cá nhân qua đường dây nóng của cơ quan thuế. Đối với các bộ phận công tác có chức năng trực tiếp tiếp nhận và

giải quyết TTHC cho NNT (Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, Kê khai - Kế toán thuế, Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ, Kiểm tra nội bộ, Quản lý trước bạ và Thu khác...) có trách nhiệm công khai địa chỉ hộp thư điện tử của bộ phận nhằm tăng

cường các kênh thông tin cho NNT có nhiều lựa chọn cách phản ảnh, góp ý với cơ quan thuế.

- Văn phòng Cục Thuế duy trì và phát triển các dịch vụ phục vụ NNT thông qua Trang thông tin điện tử để NNT được dễ dàng, thuận lợi trong việc tìm hiểu, khai thác, sử dụng các thông tin, các ứng dụng do ngành thuế cung cấp.

- Tuyên truyền, vận động đi đôi với hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để “đồng hành” cùng ngành thuế thực hiện có hiệu quả các dịch vụ tiện ích do ngành thuế cung cấp miễn phí nhằm giảm chi phí và thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế như: khai thuế bằng tờ khai mã vạch, khai thuế điện tử, nộp thuế qua mạng, hỏi đáp trực tuyến hoặc qua thư điện tử, tra cứu thông tin NNT trên phạm vi toàn quốc...

- Nội bộ ngành Thuế tăng cường thực hiện trao đổi thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất thông qua sử dụng thư điện tử nhằm hạn chế việc sử dụng văn bản giấy, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC cho NNT. Các Bộ phận có chức năng khai thác, sử

dụng các phần mềm công nghệ thông tin phục vụ quản lý NNT, quản lý văn thư, quản lý hồ sơ có trách nhiệm khai thác và sử dụng hiệu quả các ứng dụng của ngành đã triển khai thực hiện.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu đảm bảo hỗ trợ hữu hiệu công tác quản lý của cơ quan thuế. Các Bộ phận có chức năng nhập thông tin của NNT tăng cường trách nhiệm công vụ, cập nhật kịp thời, chính xác, đầy đủ các thông tin đăng ký thuế, khai thuế, quyết toán thuế, nộp thuế, báo cáo tài chính, kết quả thanh tra, kiểm tra, tình trạng hoạt động, giải thể, ngưng nghỉ… đảm bảo các ứng dụng quản lý của ngành có đầy đủ thông tin chính xác, phục vụ tốt yêu cầu công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan thuế các cấp.

- Tổ chức tuyên dương kịp thời thành tích của các tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế hàng năm để thúc đẩy và phát triển phong trào thi đua thực hiện pháp luật thuế của địa phương.

- Văn phòng Cục Thuế tham gia các ngành chức năng địa phương xây dựng bảng giá đất hàng năm phù hợp thực tế về vị trí, địa bàn nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sớm hoàn thành thủ tục chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Cục Thuế/Chi cục Thuế phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn thông tin từ hệ thống đăng ký doanh nghiệp, hệ thống bố cáo điện tử trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (thực hiện theo Quy chế phối hợp liên ngành trong giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp).

- Cục Thuế/Chi cục Thuế phối hợp cơ quan quản lý đất đai của địa phương cải thiện hơn nữa thời gian thực hiện các thủ tục cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp và người dân.

- Cục Thuế/Chi cục Thuế xúc tiến việc nghiên cứu, xây dựng môi trường thuận tiện để chuẩn bị áp dụng hình thức tiếp nhận và trả kết quả TTHC qua mạng internet (dịch vụ công trực tuyến); ứng dụng phần mềm đánh giá chấm điểm cán bộ công chức; phần mềm “một cửa”;... theo kế hoạch do UBND tỉnh Hà Tĩnh triển khai tại địa phương.

3.1.1.2. Giảm chi phí không chính thức

- Đổi mới công tác tổ chức cán bộ, nhất là khâu đánh giá, lựa chọn cán bộ có trình độ chuyên môn, có tâm huyết công việc để có được đội ngũ cán bộ nắm vững các chính sách, chế độ quản lý, kịp thời vận dụng, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho NNT; biểu dương kịp thời cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao trong cải cách hành chính của đơn vị, có sáng kiến góp phần cải thiện môi trường kinh doanh…

- Thông qua công tác luân phiên, luân chuyển, quy hoạch cán bộ, Trưởng Phòng/Chi cục trưởng tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của các bộ phận có chức năng tiếp nhận và giải quyết TTHC, mạnh dạn thay đổi cán bộ thụ động, thiếu ý thức rèn luyện, thiếu tinh thần trách nhiệm, vô cảm với khó khăn của NNT… Xây dựng, bố trí đội ngũ CBCC làm công tác có tiếp xúc NNT phải am hiểu pháp luật, nhiệt tình, có đạo đức và uy tín với NNT, đảm bảo đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao, góp phần hạn chế tình trạng cán bộ nhũng nhiễu NNT trong thực thi công vụ.

- Việc giám sát, kiểm tra hoạt động tiếp dân và giải quyết TTHC cho NNT phải bảo đảm mọi phản ánh, khiếu kiện đều được ghi nhận và trả lời đầy đủ, được NNT đồng thuận. Trường hợp phát hiện những công việc, hồ sơ chậm giải quyết có nguyên nhân do công chức thiếu trách nhiệm, lợi dụng vị trí làm việc cố tình gây khó khăn, phiền hà cho NNT thì phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của công chức liên quan; đồng thời trưởng các Phòng/Chi cục Thuế liên quan phải chịu trách nhiệm với lãnh đạo Cục Thuế về trường hợp vi phạm của cán bộ. Công tác kiểm tra chú trọng các lĩnh vực quản lý nhạy cảm như bán hóa đơn lẻ, đăng ký phát hành hóa đơn, giải quyết hồ sơ hoàn thuế, xét miễn giảm thuế, gia hạn nộp thuế, xác nhận nghĩa vụ thuế, quyết toán thuế, kiểm tra giải thể, ngưng nghỉ kinh doanh…

- Phòng/Đội Kiểm tra nội bộ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ của các Bộ phận tiếp nhận và giải quyết TTHC về thuế để phát hiện, chấn chỉnh kịp thời việc làm sai quy trình nghiệp vụ; yêu cầu doanh nghiệp bổ sung thủ tục, giấy tờ không được quy định hoặc hành vi cố tình kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ để buộc NNT phải bỏ ra chi phí không chính thức.

- Cục Thuế phối hợp chặt chẽ Sở Nội vụ triển khai kịp thời ý kiến chỉ đạo, điều hành của địa phương về hoạt động kiểm soát TTHC cũng như giải quyết những vấn đề vướng mắc của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện TTHC về thuế trên địa bàn. Theo từng cấp, cơ quan thuế phối hợp Tổ Kiểm tra công vụ của địa phương thực hiện tốt kế hoạch kiểm soát TTHC theo chương trình, nội dung do địa phương triển khai.

- Cục Thuế/Chi cục Thuế thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chương trình, kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng của ngành đã triển khai.

- Toàn ngành duy trì tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 để góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp hoạt động quản lý thuế theo chức năng.

3.1.1.3. Giảm chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước

- Đối với các Phòng/Đội có nhiệm vụ phối hợp các ngành thực hiện cơ chế “một cửa” liên thông tại địa phương, lãnh đạo chịu trách nhiệm chủ động kiểm tra, kiện toàn

hoạt động này tại đơn vị. Chấn chỉnh kịp thời tác phong, lề lối làm việc của CBCC thực hiện công vụ chưa đảm bảo mục đích, yêu cầu của công tác này.

- Quá trình giải quyết TTHC, cán bộ thuế quan tâm lắng nghe ý kiến của NNT phản ảnh về thuận lợi, khó khăn để từ đó có kiến nghị cải tiến, sửa đổi cho phù hợp.

- Các Phòng/Đội thanh tra, kiểm tra thuế đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch hoạt động, khai thác sự hỗ trợ từ phần mềm phân tích rủi ro về thuế để chọn lựa đúng đối tượng thanh tra, kiểm tra, tránh mất nhiều thời gian cho một cuộc kiểm tra, gây phiền hà doanh nghiệp.

- Cục Thuế nghiên cứu ban hành cơ chế minh bạch hóa công tác giám sát doanh nghiệp nhằm hạn chế các cuộc kiểm tra trùng lắp giữa các bộ phận chức năng (quản lý doanh nghiệp, quản lý hóa đơn, quản lý thuế nợ, quản lý thuế Thu nhập cá nhân). Quy định rõ trường hợp nào, mức độ nào cán bộ thuế được yêu cầu doanh nghiệp giải trình hồ sơ khai thuế để hạn chế sự tùy tiện của cán bộ; giảm thiểu sự trùng lắp nhiều cuộc kiểm tra, nhiều yêu cầu giải trình của từng bộ phận chức năng đối với cùng một doanh nghiệp.

- Nhằm hỗ trợ NNT có nhiều lựa chọn và được thuận tiện khi nộp tiền thuế vào NSNN, toàn ngành phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng thương mại triển khai thu tiền thuế theo các thỏa thuận ký kết giữa Tổng cục Thuế và Ngân hàng.

- Các Phòng/Đội trực tiếp giải quyết TTHC cho NNT thực hiện tốt việc bảo quản, lưu trữ thông tin tài liệu trên phần mềm quản lý cũng như hồ sơ giấy để phục vụ tốt công tác đối chiếu, kiểm tra công vụ do cơ quan thuế hoặc Tổ Kiểm soát TTHC của địa phương triển khai.

- Toàn ngành phối hợp các ban, ngành địa phương triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 11/5/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc thực hiện Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09-12-2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ Doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)