3.2.2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ Thuế
Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC thì công tác đào tạo là thực sự cần thiết. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ hàng đầu trong cải cách và hiện đại hoá Ngành Thuế, là một yếu tố chiến lược, là động lực thúc đẩy cho việc xây
dựng và hoàn thiện Hệ thống Thuế Nhà nước, đáp ứng yêu cầu tình hình mới trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao lý luận nhận thức và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thuế cho cán bộ được coi là khâu then chốt, bởi có nhận thức đầy đủ, nắm vững chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, hiểu và nắm vững các luật thuế, các quy trình nghiệp vụ mới có thể vận dụng vào giải quyết các công việc được nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật và phù hợp với thực tế ở địa phương.
Trong thời gian qua, công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC Thuế được Cục Thuế Hà Tĩnh rất quan tâm và thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ thuế vẫn còn một số hạn chế như: thời gian đào tạo bố trí chưa phù hợp do khối lượng công việc quá nhiều; cán bộ cử đi học tràn lan; kinh phí dành cho đào tạo chưa được đầu tư đúng mức… Để phát huy hơn nữa hiệu năng làm việc cũng như năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ cũng như khắc phục một số hạn chế của công tác đào tạo Cục Thuế cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng đội ngũ cán bộ nguồn, cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức thuế đối với từng lĩnh vực công tác gắn với bản mô tả công việc ở từng vị trí công việc để thực thi công việc đạt hiệu quả hơn, mang tính chuẩn hóa. Từ đó, xem xét những vị trí nào chưa đạt chuẩn phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kịp thời.
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức thuế đảm bảo tính liên kết giữa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức mới với đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng, nhiệm vụ quản lý cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ Thuế:
+ Đối với cán bộ công chức mặc dù đã đáp ứng đủ các yêu cầu tuyển dụng nhưng năng lực còn yếu cần cho đi đào tạo, bồi dưỡng thêm để đáp ứng yêu cầu công việc thực tế.
+ Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong suốt quá trình công tác của công chức từ khi công chức mới vào ngành, đào tạo cơ bản, đến bồi dưỡng nâng cao, chuyên sâu… để đảm bảo các chỉ tiêu đặt ra trong mục tiêu cụ thể. Để công tác đào tạo bồi dưỡng có định hướng mang tính chất lâu dài, Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh nên xây dựng "Đề án đào tạo, bồi dưỡng công chức viên chức thuế đến năm 2020".
- Xây dựng mô hình chuẩn về đào tạo cán bộ thuế, xây dựng các hình thức đào tạo như đào tạo tập trung, đào tạo công việc,.. để tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế. Ý kiến để hoàn thiện công tác tổ chức đào tạo NNL tại Cục Thuế của bà Nguyển
Thị Thanh Bình –Phòng Tổ Chức Cục như sau: “Hiện nay, do khối lượng công việc nhiều nên CBCC thường gặp nhiều khó khăn nếu được cử đi học tập, đào tạo dài ngày. Vì vậy, Cục thuế Hà Tĩnh nên áp dụng thường xuyên phương pháp "Đào tạo tại bàn" và "Đào tạo trực tuyến" để giúp CBCC vừa hoàn thành công việc được giao, vừa được đào tạo, tập huấn đầy đủ, kịp thời”.
- Mặt khác, cần hoàn thiện công tác đánh giá sau đào tạo bằng cách đẩy mạnh thực hiện kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thông qua kiểm tra kiến thức cho phép đánh giá kết quả, hiệu quả quá trình thực thi, thừa hành nhiệm vụ của CBCC một cách chính xác. Hơn nữa, kiểm tra kiến thức là cơ sở để nhận xét, đánh giá, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và thực hiện các chính sách đối với công chức một cách hợp lý. Các tiêu chí để kiểm tra cơ bản gồm:
+ Mức độ hiểu biết, thông thạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến nhiệm vụ, lĩnh vực công tác được phân công thực hiện.
+ Mức độ hiểu biết về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
+ Công việc thực hiện trong kỳ thể hiện qua chất lượng, hiệu quả công việc đó xử lý, ý kiến nhận xét của NNT, đồng nghiệp và lãnh đạo trực tiếp quản lý.
+ Những giải pháp đổi mới phương thức quản lý, số lượng ý kiến tham mưu, đề xuất giải quyết công việc chuyên môn được lãnh đạo cơ quan chấp thuận.
+ Phong cách ứng xử, giao tiếp, quan hệ với NNT, tổ chức, lãnh đạo, đồng nghiệp.
+ Những tham mưu, đề xuất về cơ chế, chính sách mới được áp dụng trong thực tiễn có hiệu quả.
+ Khả năng làm việc độc lập, khả năng liên kết, phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông thạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến nhiệm vụ, lĩnh vực công tác được phân công thực hiện.
Muốn công tác đào tạo bồi dưỡng hiệu quả chúng ta phải có công tác đánh giá hiệu quả đào tạo tốt, phải biết hiệu quả của đồng tiền chúng ta đã bỏ ra cho công tác ĐTBD. Để giảm kinh phí đào tạo, các lớp đào tạo bồi dưỡng tổ chức ngay tại Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh, nguồn kinh phí dành cho đào tạo của Cục thuế rất hạn chế, do vậy cần
coi trọng công tác quản lý tài chính và phân bổ kinh phí đào tạo một cách hợp lý. Sử dụng nguồn kinh phí đã có, đầu tư đúng chỗ, đúng những khóa học cần thiết, đúng đối tượng đi học.
Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp cán bộ thuế có phong cách tự tin giải quyết công việc và không ngừng nâng cao hình ảnh của người cán bộ thuế, hiệu quả làm việc tăng. Công tác đào tạo cần được đánh giá thường xuyên, cần tổ chức đánh giá ngay trong khi đào tạo và ngay cả khi kết thúc quá trình đào tạo, cần có các bài kiểm tra để đánh giá mức độ tiếp thu các kiến thức của học viên.
3.2.2.2. Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ Thuế
Cần quan tâm, phát triển kỹ năng của CBCC về kỹ năng làm việc nhóm kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng giao tiếp với người nộp thuế.. để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc nâng cao trình độ kỹ năng cho đội ngũ cán bộ thuế cần thực hiện theo hướng sau: - Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của công chức trong quá trình làm việc, với những công chức còn yếu về nghiệp vụ cần đưa đi đào tạo; nâng cao kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn đề của từng người.
- Nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ: cần phải luôn cập nhật, khai thác thông tin từ internet, các phần mềm quản lý thuế. Ý kiến của bà
Nguyễn Thị Hoàn Châu – Phòng Tổ Chức: “Cục thuế Hà Tĩnh hiện nay nên quan tâm đến việc đào tạo, phát triển khả năng về ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Trung...) và tin học nâng cao cho cán bộ công chức, đặc biệt là CBCC trẻ để có đội ngũ CBCC có thể làm việc trong môi trường chuyên nghiệp (như khu công nghiệp Fomusa...) và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý thuế hiện đại”.
- Kỹ năng hợp tác trong công việc và giải quyết vấn đề: cần được huấn luyện ở mỗi cán bộ để họ giải quyết vấn đề nhanh hơn, cần có kỹ năng làm việc nhóm để có kỹ năng hợp tác tốt; cần học hỏi, mở rộng hiểu biết kiến thức tổng hợp về kinh tế, xã hội, kinh nghiệm thực tiễn để bổ trợ cho công việc.
- Tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ thuế, kỹ năng giao tiếp giữa cán bộ thuế với người nộp thuế, tổ chức giao lưu bằng các cuộc thi như cán bộ thuế có nghiệp vụ giỏi… nhằm trao đổi kỹ năng nghiệp vụ giữa cán bộ thuế với nhau.
Để nâng cao kỹ năng chuyên môn của CBCC tại Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh, cần chú trọng phát triển hai vấn đề sau:
Một là, đào tạo phải gắn liền việc bố trí và sử dụng nguồn nhân lực đúng năng lực
và chuyên môn đào tạo. Việc tiến hành phân công bố trí phải căn cứ vào các yếu tố như: Bảng mô tả công việc, bảng tiêu chuẩn công việc; Yêu cầu, đặc điểm nội dung của từng công việc; Năng lực thực tế của CBCC.
Hai là, áp dụng phương pháp đào tạo theo khe hở năng lực cho từng vị trí công
việc. Theo đó sắp xếp thứ tự ưu tiên trong đào tạo là lĩnh vực nào có tầm quan trọng đặc biệt nhất và yếu nhất thì nên tổ chức đào tạo trước, xác định những năng lực chính yếu cần có của từng cấp quản lý hoặc mỗi vị trí công việc.
3.2.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế chuyên nghiệp, nhiệt tình ứng xử có văn hoá đạo đức
Đây là một trong các mục tiêu, yêu cầu cải cách hiện đại hoá ngành thuế cần hướng tới với các giá trị: Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới. Để có một đội ngũ cán bộ thuế vừa giỏi về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, vừa có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của bản thân trong công việc, Cục Thuế Hà Tĩnh cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Khuyến khích người lao động sáng tạo, có nhiều ý tưởng cho cách làm việc, môi trường làm việc để chính bản thân họ vừa lòng với những suy nghĩ của mình, sẽ giúp tinh thần làm việc phấn chấn và hứng khởi hơn.
- Xây dựng hệ thống nội quy kỷ luật lao động rõ ràng, hợp lý và cụ thể.
- Xây dựng và nâng cao vai trò của văn hóa công sở trong việc phát huy nhận thức lao động của cán bộ, công chức.
- Ban lãnh đạo cơ quan phải tạo được cơ chế tốt để các cán bộ, công chức có điều kiện phát triển, một môi trường hòa đồng, thân thiện có tính đoàn kết cao.
- Giáo dục, nâng cao giá trị nghề nghiệp của cán bộ công chức tại cơ quan. Cán bộ sẽ làm việc tốt hơn khi nghề nghiệp của họ được tôn vinh, coi trọng.
- Kiểm soát các hoạt động làm thêm của cán bộ, công chức có thể gây ra xung đột lợi ích và suy giảm hiệu quả trong thực thi công vụ.
Muốn thực hiện tốt những nội dung trên, Cục Thuế phải đã tổ chức phổ biến quán triệt các văn bản liên quan đến nâng cao kỷ cương, kỷ luật cán bộ công chức Thuế như: Luật cán bộ công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008; Nghị định số
34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức; Quyết định số 1849/QĐ-BTC ngày 22/5/2007 quy định về xử lý kỷ luật cán bộ,
công chức thuế có các hành vi vi phạm các quy định trong quản lý thuế, xử lý trách nhiệm của Lãnh đạo cơ quan thuế các cấp khi để xảy ra vi phạm trong đơn vị do mình quản lý phụ trách trực tiếp; Chỉ Thị số 04/CT-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/12/2011
về tăng cường kỷ cương, kỷ luật khi thi hành nhiệm vụ trong ngành Tài chính; Quyết định số 2181/QĐ-TCT ngày 27/12/2012 của Tổng cục thuế Quy định về Tiêu chuẩn văn hoá công sở và đạo đức công chức viên chức ngành thuế; Quyết định số 67/QĐ- TCT ngày 11/01/2013 của Tổng cục thuế Quy định những tiêu chuẩn cần " Xây " và những điều “Cần chống" đối với công chức viên chức ngành thuế...