Về bản câu hỏi: Để có được những nhận định khách quan hơn, tác giả đã tiến
hành khảo sát ý kiến của các CBCC của Cục Thuế Hà Tĩnh về những chính sách đang thực thi trong công tác phát triển nguồn nhân lực của Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua.
Được sự góp ý của giáo viên hướng dẫn và tham vấn các chuyên gia về phát triển
nguồn nhân lực có uy tín trong ngành Thuế (xem Phụ lục 1), tác giả tiến hành xây dựng bản câu hỏi khảo sát bao gồm 4 phần (Chi tiết tại phụ lục 2):
- Phần 1: Khảo sát ý kiến của CBCC Cục Thuế về về các tiêu chí: + Công tác tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao + Công tác đào tạo và thăng tiến
+ Công tác tiền lương và đãi ngộ + Công tác đánh giá năng lực làm việc
+ Tạo môi trường làm việc tốt, phong phú hóa công việc + Công tác quản lý sự biến động nhân lực
- Phần 2: Khảo sát sự hài lòng chung của CBCC đối với công tác phát triển NNL của Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh
- Phần 3: Các ý kiến đề xuất, kiến nghị của các CBCC đối với Cục Thuế, UBND Tỉnh và các cơ sở đào tạo lao động...
- Phần 4: Phần thông tin cá nhân của người trả lời
Về thang đo nghiên cứu: Thang đo nhiều chỉ báo, hay thang đo Likert là hình
thức đo lường được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh tế - xã hội. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ bao gồm:
1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý
3. Không có ý kiến 4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý
Sau khi xây dựng bản câu hỏi, tác giả tiến hành khảo sát các CBCC đang công tác tại Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh bằng hình thức phát phiếu câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp. Số phiếu phát ra khảo sát là 280 phiếu.
2.3.1.2. Mẫu nghiên cứu
- Kích thước mẫu: Có nhiều quan điểm rất khác nhau về kích thước mẫu. Nhiều nhà nghiên cứu đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối
mẫu lớn (Raykov & Widaman, 1995). Tuy nhiên, kích thước mẫu bao nhiêu được gọi là lớn thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Hơn nữa kích thước mẫu còn tùy thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng. Tuy nhiên, có nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng mẫu lớn thì kích thước mẫu tối thiểu là phải từ 100 đến 150 (Hair và cộng sự, 1983). Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 200 (vd, Hoelter 1983). Theo Paul Hague (2002) thì đối tượng nghiên cứu trên 100.000 thì độ lớn của mẫu là 384.
Theo kinh nghiệm của nhà nghiên cứu (Cao Hào Thi; Phạm Xuân Lan) cho rằng: Số lượng mẫu cần thiết bằng số lượng câu hỏi (biến quan sát) * 5. Bản câu hỏi này có
43 biến quan sát (xem Phụ lục 3). Vì thế, nếu theo tiêu chuẩn năm mẫu một biến quan
sát thì kích thước mẫu cần là 43 * 5 = 215.
- Chọn mẫu: Theo phân tích trên, cỡ mẫu của nghiên cứu này là 215 sẽ phù hợp. Tuy nhiên, xét thấy tổng thể nghiên cứu thực tế là rất lớn (673 người), nên nghiên cứu này dự định kích thước mẫu n trong khoảng từ 215 đến 250. Để đạt được kích thước mẫu đề ra, 280 phiếu câu hỏi được chuẩn bị. Phiếu được phát ra là 280, thu về 265 phiếu đạt tỷ lệ 94,6%; 15 phiếu bị loại bỏ do có quá nhiều ô trống hoặc đánh nhiều lựa chọn cùng lúc. Cuối cùng có 265 phiếu hoàn tất được sử dụng. Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng là 265. Dữ liệu được xử lý thông qua phần mềm SPSS 18.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu theo năm biến kiểm soát, đó là: Giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác (Số năm làm việc), trình độ và hình thức tuyển dụng.
a. Về giới tính
Bảng 2.13. Thống kê mẫu nghiên cứu về giới tính
Giới tính Tần suất Tỷ lệ phần trăm (%)
Nam 159 60
Nữ 106 40
Tổng cộng 265 100
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả
Số liệu điều tra cho thấy có 159 nam (chiếm 60%) và 106 nữ (tương ứng 40%) trả lời phỏng vấn. Tỷ lệ này phù hợp với cơ cấu CBCC đang làm việc tại Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh là tỷ lệ nam luôn chiếm trên 60% trong tổng số CBCC. Tỷ lệ này phù hợp với thực tế tại Cục thuế trong thời gian qua.
b. Về độ tuổi của mẫu nghiên cứu
Bảng 2.14. Độ tuổi của mẫu nghiên cứu
Độ tuổi Tần suất Tỷ lệ phần trăm (%)
Dưới 30 tuổi 54 20,4
Từ 31 đến 50 tuổi 145 54,7
Từ 51 đến 60 tuổi 66 24,9
Tổng cộng 265 100
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả
Về độ tuổi của lao động kết quả khảo sát tại bảng 2.14 cho thấy: Có 54 cán bộ công chức dưới 30 tuổi chiếm 20,4%
Độ tuổi từ 31 đến 50 tuổi có 145 người chiếm 54,7% Độ tuổi từ 51 đến 60 tuổi có 66 người chiếm 24,9%.
Như vậy độ tuổi chủ yếu tham gia trả lời câu hỏi là từ 31 đến 50 tuổi, điều này tương thích với độ tuổi của CBCC đang làm việc tại Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh.
c. Về thâm niên công tác
Bảng 2.15. Thâm niên của mẫu nghiên cứu
Độ tuổi Tần suất Tỷ lệ phần trăm (%)
Dưới 5 năm 23 8,7
Từ 5 đến 10 năm 69 26,0
Từ 11 đến 15 năm 116 43,8
Trên 15 năm 57 21,5
Tổng cộng 265 100
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả
Về thâm niên công tác, số lượng người tham gia trả lời bảng câu hỏi như sau: Dưới 5 năm có 23 người, chiếm tỷ lệ 8,7%; từ 5 năm đến 10 năm: 69 người, chiếm tỷ lệ 26,0%; từ 11 năm đến 15 năm: 116 người, chiếm tỷ lệ 43,8%; trên 15 năm: 57 người, chiếm tỷ lệ 21,5%.
Số lượng lao động tham gia trả lời bảng câu hỏi có thâm niên từ 11 đến 15 năm chiếm tỷ lệ cao, điều này cũng khá tương thích với đội ngũ cán bộ công chức Thuế Hà Tĩnh đang ngày càng già đi, số lượng cán bộ sắp đến tuổi về hưu nhiều, nhất là đội ngũ lãnh đạo của Cục Thuế cũng như của các phòng ban trong Cục Thuế Tỉnh Hà Tĩnh.
d. Về trình độ học vấn
Bảng 2.16: Bảng phân bố mẫu theo trình độ
Độ tuổi Tần suất Tỷ lệ phần trăm (%)
Trung cấp và Sơ cấp 52 19,6
Cao đẳng 32 12,1
Đại học 178 67,2
Trên đại học 3 1,1
Tổng cộng 265 100
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả
Về trình độ học vấn, số người trả lời bảng câu hỏi:
Trình độ trung cấp và sơ cấp: 52 người, chiếm tỷ lệ 12,1%; Trình độ Đại học: 178 người, chiếm tỷ lệ 67,2%; Số CBCC có trình độ trên Đại học chỉ có 3 người trả lời câu hỏi chiếm tỷ lệ 1,1%. Cơ cấu mẫu thu thập được so với cơ cấu lao động tại Cục Thuế Hà Tĩnh là tương đối phù hợp.
e. Hình thức tuyển dụng
Bảng 2.17. Hình thức tuyển dụng của mẫu nghiên cứu
Độ tuổi Tần suất Tỷ lệ phần trăm (%)
Thi tuyển 71 26,8
Xét tuyển 150 56,6
Xin vào 44 16,6
Tổng cộng 265 100
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả
Biểu đồ 2.3. Hình thức tuyển dụng của mẫu nghiên cứu
Bảng 2.17 và biểu đồ 2.3 thể hiện các hình thức tuyển dụng của mẫu nghiên cứu. Kết quả cho thấy:
CBCC tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển là cao nhất với 150 người, chiểm tỷ lệ 56,6%. Trong số đó có 12 người được xét tuyển theo hình thức tuyển dụng nhân tài còn lại 138 cán bộ xét tuyển bằng cách nộp hồ sơ và cơ quan thuế tự xét tuyển theo cơ chế cũ trước đây (Cơ chế xin cho); Có 71 cán bộ được tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển, chiếm tỷ lệ 26,8%. Những cán bộ thi tuyển hầu hết là cán bộ trẻ được thi tuyển trong những năm gần đây và 44 cán bộ xin vào làm việc tại Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh, chiếm tỷ lệ 16,6%. Những cán bộ này đã rất nhiều tuổi và xin vào làm việc theo cơ chế xin cho trước đây. Cơ cấu mẫu thu thập này là hoàn toàn phù hợp với các hình thức tuyển dụng của ngành thuế nói chung và Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh nói riêng trong thời gian vừa qua.