Bài học kinh nghiệm rút ra cho Hải quan Việt Nam trong việc nâng cao

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan của khẩu Cảng Vũng Áng - Kỳ Anh - Hà Tĩnh (Trang 38)

quả quản lý thuế nhập khẩu

Với việc tham khảo kinh nghiệm một số nước đã thành công trong việc quản lý thuế nhập khẩu, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam trong công tác quản lý thuế nhập khẩu, đó là:

- Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia, qua mỗi thời kỳ, qui định về thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có khác nhau. Việc qui định về thời hạn nộp thuế luôn kèm theo các điều kiện để đảm bảo thu đủ thuế. Đồng thời, các biện pháp xử phạt rất nghiêm ngặt, vừa kết hợp biện pháp kinh tế (phạt nộp chậm), vừa áp dụng các biện pháp hành chính cũng được qui định rõ trong các văn bản pháp luật của nhà nước như Indonesia và Trung Quốc.

- Hầu hết các quốc gia đều sử dụng biện pháp ký quỹ hoặc bảo lãnh nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trước khi thông quan hàng hóa, đây được xem là biện pháp kinh tế hữu hiệu, vừa đảm bảo điều kiện ràng buộc để thu tiền thuế cho ngân sách nhà nước, vừa tạo điều kiện đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa, thúc đẩy phát triển sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp như Hàn Quốc, Nhật Bản.

- Chế độ nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của các nước được quy định rõ ràng, minh bạch. Mặc dù một số nước cũng cho phép ân hạn nộp thuế trong một khoảng thời gian ngắn nhất định, nhưng cơ chế thực thi về thuế luôn đảm bảo nghiêm minh, với bộ máy cưỡng chế thu nợ đọng thuế hiệu quả. Vì vậy, tình trạng nợ đọng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu hầu như ít xảy ra như Hàn Quốc, Trung Quốc.

- Để có thể nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu, một trong những điều kiện tiên quyết đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh yếu tố con người thì công nghệ thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quản lý thuế nhập khẩu, một mặt giúp cơ quan Hải quan dễ dàng trong công tác quản lý, đảm bảo nhanh chóng,

chính xác, mặt khác tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu của DN, giảm chi phí và thời gian thông quan hàng hóa, tối đa hóa lợi nhuận cho DN.

- Một trong những yếu tố cấu thành thuế nhập khẩu đó là trị giá tính thuế. Vì vậy, xác định đúng trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu sẽ góp phần đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ của ngành Hải quan. Để làm được điều đó, trước hết phải thực hiện tốt Hiệp định trị giá GATT, xây dựng được cơ sở dữ liệu giá đủ tin cậy để làm cơ sở cho việc xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu. Các thông tin về giá tính thuế phải đảm bảo tính thống nhất và kết nối từ cấp Tổng cục Hải quan, Cục Hải địa phương đến các Chi cục trực thuộc trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan quan đối với hàng hóa nhập khẩu.

Kết luận chương 1

Thuế luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nguồn thu NSNN. Thông qua việc quản lý thu thuế, Nhà nước thực hiện chức năng phân phối và phân phối lại các nguồn thu từ thuế. Trong cơ cấu thuế của Việt Nam thì thuế nhập khẩu chiếm tỉ trọng rất cao với vai trò quan trọng là tạo nguồn thu cho NSNN. Ngoài ra, thuế nhập khẩu còn có vai trò trong việc kiểm soát hàng nhập khẩu, bảo hộ nền sản xuất trong nước và thực hiện các chính sách đối ngoại của đất nước. Tuy nhiên khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì Việt nam phải tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết trong hội nhập, vai trò của thuế nhập khẩu sẽ ảnh hưởng theo chiều hướng hạn chế dần. Do vậy, ngành Hải quan mà với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cách thức tổ chức quản lý của mình cần đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý thu thuế nhập khẩu để công tác này đạt hiệu quả cao, đảm bảo thu đúng và thu đủ thuế cho NSNN, đảm bảo tuân thủ luật pháp trong nước và cam kết quốc tế, ngăn chặn các hình thức gian lận mới do DN lợi dụng các chính sách ưu đãi về thuế trong hội nhập mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động đối ngoại của đất nước, đảm bảo sự thuận lợi cho các DN làm ăn chân chính.

Chính vì thế, nội dung chương 1 của luận văn đã phân tích những lý luận liên quan đến ngoại thương, công tác quản lý thuế nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay mà ngành Hải quan đã và đang áp dụng như công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế; công tác quản lý nộp thuế; công tác quản lý nợ thuế; công tác xem xét xử lý khiếu nại, tố cáo thuế; công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại…Ngoài ra, nội dung chương 1 còn tìm hiểu những kinh nghiệm về quản lý thuế nhập khẩu của một số nước trên thế giới, từ đó áp dụng vào công tác quản lý thuế nhập khẩu cho ngành Hải quan của Việt Nam trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn.

CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU

CẢNG VŨNG ÁNG – KỲ ANH - HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan của khẩu Cảng Vũng Áng - Kỳ Anh - Hà Tĩnh (Trang 38)