Kinh nghiệm quản lý thuế nhập khẩu ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan của khẩu Cảng Vũng Áng - Kỳ Anh - Hà Tĩnh (Trang 35)

Trong những năm gần đây, hòa mình với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia trên thế giới đang có xu hướng cải cách hệ thống thuế của mình cho phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế cao hơn nữa và vươn mình ra mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài.

1.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý thuế nhập khẩu của Trung Quốc

Người có nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp đủ khoản thuế trong vòng 15 ngày, kể từ ngày cơ quan hải quan ra thông báo thuế, nếu kéo dài trong thời hạn nộp thuế thì cơ quan hải quan phạt chậm nộp thuế. Người có nghĩa vụ nộp thuế, người bảo lãnh nếu quá thời hạn ba tháng mà chưa giao nộp tiền thuế sau khi được thủ trưởng cơ quan hải quan phê duyệt thì có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau:

- Có giấy thông báo cho ngân hàng hoặc cơ quan tín dụng giữ số tiền còn lại trên tài khoản của chủ hàng để nộp thuế

- Bán hóa giá những hàng hóa chưa nộp thuế theo qui định, số tiền thu được đem nộp thuế.

- Giữ hàng hóa hoặc tài sản khác có giá trị tương đương số tiền thuế phải nộp để bán đấu giá, số tiền thu được đem nộp thuế.

Khi cơ quan hải quan thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với những người có nghĩa vụ nộp thuế hoặc người bảo lãnh mà vẫn chưa nộp thì người có nghĩa vụ nộp thuế phải nộp xong các khoản nợ thuế, nợ tiền phạt trước khi hàng hóa được thông quan [20].

1.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý thuế nhập khẩu của Philippin và Indonesia

a. Philippin

Thuế quan được cơ quan hải quan trực tiếp tính và thu thông qua các ngân hàng đại lý được ủy quyền của Ngân hàng Trung ương không quá 30 ngày, kể từ ngày thông

quan hàng hóa. Trường hợp không nộp đủ thuế theo thời hạn qui định định sẽ bị phạt tăng thêm 25% số tiền thiếu đó. Nếu số thiếu hụt do khai báo hoặc xuất trình không đúng sự thật hoặc gian dối( gian lận thương mại) có lợi cho doanh nghiệp, thì sẽ phải nộp phạt 50% số tiền thuế phải nộp [20].

b. Indonesia

Số thuế phải nộp đối với hàng hóa nhập khẩu và tiền phạt hành chính được thanh toán trong vòng 30 ngày, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ nộp thuế. Trường hợp đặc biệt được tạm hoãn nghĩa vụ nộp thuế do Bộ trưởng Bộ tài chính hướng dẫn chi tiết. Đồng thời, các khoản nợ thuế mà chưa thanh toán hoặc mới thanh toán một phần vào ngân sách nhà nước đều phải chịu lãi suất hai phần trăm mỗi tháng trong một thời hạn tối đa là hai mưoi bốn tháng, kể từ ngày phải thanh toán các khoản nợ phải trả đó cho đến khi đối tượng nộp thuế thanh toán xong( trong đó một phần của một tháng được tính là một tháng) [15].

1.4.1.3. Kinh nghiệm quản lý thuế nhập khẩu của Hàn Quốc

Tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu phải chịu thuế quan và các loại thuế khác, đối tượng nộp thuế phải nộp xong thuế trước khi thông quan hàng hóa hoặc phải có ký quĩ, bảo lãnh nộp thuế. Việc ký quỹ, bảo lãnh nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải có sự chấp thuận của cơ quan hải quan. Quá thời hạn cho phép ký quỹ, bảo lãnh nộp thuế, nếu tổ chức đứng ra ký quỹ, bảo lãnh chưa nộp thuế thì phải nộp một khoản tiền phạt nhất định theo cam kết, cùng với số thuế phải nộp.

Quy trình nộp thuế gồm 4 bước: Cơ quan hải quan ra thông báo và yêu cầu nộp thuế; thực hiện lệnh thu thuế; bán tài sản bị tịch biên và trả nợ thuế bằng số tiền thu được từ việc bán tài sản.Quy trình 4 bước có thế tóm tắt như sau:

Sau 15 ngày kể từ ngày đến ân hạn của số thuế phải nộp cơ quan hải quan sẽ ra thông báo yêu cầu nộp thuế và chuyển tới đối tượng nộp thuế để thông báo cho đối tượng nộp thuế biết.

Sau khi thông báo được ban hành, nếu đối tượng nộp thuế không chấp hành thì cơ quan hải quan sẽ kiểm tra thu nhập và tài sản của đối tượng nợ thuế thông qua hệ thống quản lý thuế (TIS) là hệ thống thông tin chủ đạo của cơ quan hải quan. Cấu phần chính của hệ thống này là cơ sở dữ liệu, cho phép các cán bộ thuộc cơ quan hải quan truy cập các thông tin về bất động sản, thu nhập từ hoạt động kinh doanh, các tài khoản phải thu của bên thứ ba ( nếu có).

Lệnh thu thuế là việc tịch biện tài sản hợp pháp của đối tượng nộp thuế để thanh toán trả cho khoản nợ thuế. Nếu thuế không được nộp đầy đủ sau khi có thông báo thì cơ quan hải quan có thể tịch biên và bán bất kỳ tài sản cá nhân hoặc bất động sản nào mà đối tượng nộp thuế sở hữu hoặc quan tâm tới. Bước này cho phép cơ quan hải quan được bán hợp pháp các tài sản tịch biên để tra nợ thuế. Đồng thời tạo áp lực cho đối tượng nợ thuế phải nộp thuế sóm hơn để tránh việc tài sản tịch biên bị bán với giá tương đối thấp.

Nếu thuế quá hạn không được nộp đầy đủ thậm chí sau khi có thông báo, cơ quan hải quan chuyển sang bước bán tài sản tịch thu thông qua việc đăng thông báo về tài sản chờ bán trên báo địa phương hoặc tờ rơi và đợi một thời gian nhất định trước khi bán. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, việc bán tài sản tịch biên này thường do một công ty công cộng chuyên hoạt động bán các tài sản tịch biên thực hiện. Tại Hàn quốc, Công Ty quản lý tài sản Hàn quốc (KAMCO) đã được ký kết với cơ quan hải quan Hàn Quốc để thực hiện công việc này.

Sau khi bán tài sản, cơ quan hải quan trước hết sẽ sử dụng số tiền thu được trả cho các chi phí liên quan đến việc tịch biên và bán tài sản. Số tiền con lại sẽ được sử dụng để nộp thuế.Nếu số thu được từ việc bán tài sản thấp hơn tổng số thuế, chi phí của việc tịch biên, bán tài sản thì đối tượng nộp thuế sẽ tiếp tục phải nộp số thuế còn thiếu. Ngược lại, cơ quan hải quan sẽ ra thông báo cho đối tượng nộp thuế số tiền còn thừa và hướng dẫn để đối tượng nộp thuế làm thủ tục xin hoàn thuế. Tuy nhiên, nếu có ai đó như người cầm cố… có yêu cầu đòi tiền và được ưu tiên trước so với đề nghị của đối tượng nộp thuế thì cơ quan hải quan sẽ trả khoản tiền nợ, số còn lại sẽ hoàn cho đối tượng nộp thuế [16].

1.4.1.4. Kinh nghiệm quản lý thuế nhập khẩu của Nhật Bản

Là một trong những cơ quan Hải quan hiện đại ở khu vực, Hải quan Nhật Bản đã có quá trình và kinh nghiệm áp dụng quản lý trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định trị giá GATT/WTO. Cùng với quy trình thủ tục và công nghệ hiện đại, quản lý trị giá hải quan của Nhật đã góp phần chống gian lận thương mại, làm cho số thu thuế nhập khẩu nộp ngân sách của cơ quan hải quan ngày càng tăng.

Kinh nghiệm của Nhật Bản trong quản lý trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đó là việc phân cấp quản lý trị giá hải quan ở cấp trung ương và khu vực.

Năm 1981, Nhật Bản bắt đầu chuyển đổi hệ thống trị giá hải quan từ phương pháp định giá Brucxell sang áp dụng Hiệp định trị giá GATT với nguyên tắc dựa vào giá giao dịch thực tế của hàng NK. Từ đó, hệ thống luật pháp trong nước về lĩnh vực trị giá hải quan được chuyển đổi dựa trên Hiệp định GATT. Tất cả các nội dung của

Hiệp định trị giá GATT được thể hiện cụ thể trong Luật thuế quan và các quy định của Chính phủ.

Hải quan Nhật tổ chức mô hình quản lý trị giá hải quan theo 3 cấp: trung ương; khu vực và cơ sở. Cấp trung ương, Cục thuế quan Nhật Bản (Customs and Tarrif Bureau) giải quyết những vấn đề chính sách và quốc tế; Trung tâm trị giá hải quan của quốc gia đặt tại Tokyo thực hiện một số chức năng quản lý trị giá hải quan. Tại cấp khu vực (Hải quan vùng), quản lý trị giá hải quan do Phòng trị giá và Phòng kiểm tra sau thông quan thuộc Cục kiểm tra sau thông quan và lãnh thổ hải quan. Tại cấp cơ sở, Phòng thông quan (tại các Chi nhánh hải quan hoặc Hải quan vùng) có nhiệm vụ kiểm tra từng tờ khai NK để kiểm tra khai báo về trị giá hải quan [8].

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan của khẩu Cảng Vũng Áng - Kỳ Anh - Hà Tĩnh (Trang 35)