Tăng cường công tác thu thập xử lý thông tin quản lý rủi ro, kiểm tra sau

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan của khẩu Cảng Vũng Áng - Kỳ Anh - Hà Tĩnh (Trang 93)

thông quan; kiểm tra xác định trị giá tính thuế (GATT)

3.2.3.1. Đẩy mạnh công tác thu thập xử lý thông tin quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan đối với hàng nhập khẩu

Với sự tồn tại của lực lượng KTSTQ và áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, ngành Hải quan bước đầu đã xác lập hình thức “hậu kiểm” và chuyển dần phương thức quản lý từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế. Để chuyển đổi mạnh mẽ hơn nữa phương thức quản lý từ kiểm tra trong thông quan sang kiểm tra sau thông quan và nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về Hải quan, Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Vũng Áng cần phải áp dụng mạnh mẽ phương pháp quản lý rủi ro để giảm tỉ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa, tăng tỉ lệ miễn kiểm tra hồ sơ, tạo sự thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Để công tác này phát huy hiệu quả hơn nữa, Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Vũng Áng – Hà Tĩnh cần thực hiện các giải pháp sau:

- Hiện nay, trong bộ máy của Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Vũng Áng chưa có đội chuyên trách về thực hiện công tác KTSTQ mà công tác này do một Chi cục khác thực hiện độc lập. Điều này gây mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp cũng như lãng phí về nhân lực. Vì vậy, Chi cục đề xuất với Cục thành lập đội KTSTQ trực thuộc cấp Chi cục nhằm nâng cao biện pháp quản lý theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu, chủ động nghiên cứu các thông tin về Doanh nghiệp, mặt hàng thông qua quá trình thực hiện thủ tục hải quan để từ đó xác định các Doanh nghiệp, mặt hàng trọng điểm kịp thời bổ sung vào bộ tiêu chí rủi ro của Cục Hải quan tỉnh giúp cho quá trình đánh giá, phân luồng kiểm tra, thông quan hàng hóa được chính xác đảm bảo không thất thu thuế cho NSNN. Ngoài ra, Chi cục cần đề nghị Cục Hải quan Hà Tĩnh kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ phúc tập hồ sơ cho Chi cục để đảm bảo có ít nhất 1 lãnh đạo cấp đội và 3 công chức thực hiện nhiệm vụ phúc tập hồ sơ hải quan sau khi hàng hóa đã được thông quan. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Chi cục cần xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp; trong đó đã định hướng xây dựng nhóm công chức KTSTQ, thu thập thông tin và cử đi tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ phúc tập hồ sơ, KTSTQ, trị giá, điều tra, thu thập thông tin, chứng cứ... nhằm tạo nguồn luân chuyển công chức cho lực lượng KTSTQ trong thời gian tới.

- Về cơ sở vật chất, Cục Hải quan nên trang bị đầy đủ cho Chi cục máy vi tính nối mạng, máy ảnh, máy ghi âm, xe máy và các trang thiết bị cần thiết khác để lực lượng KTSTQ thực hiện nhiệm vụ một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.

- Tham mưu cho Lãnh đạo Cục kiến nghị Tổng cục Hải quan ban hành văn bản quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan, hoàn chỉnh lại quy trình kiểm tra sau thông quan cho phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế. Ngoài hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, cần phải xây dựng những tài liệu hướng dẫn kỹ thuật (cẩm nang) kiểm tra về các hình thức gian lận trong đó có gian lận giá tính thuế, thuế suất, xuất xứ hàng hóa...; Tăng cường thẩm quyền cho lực lượng kiểm tra sau thông quan.

- Cần phải xây dựng và đề xuất với Cục Hải quan, Tổng cục Hải quan có chế độ phụ cấp đặc thù bằng việc trích thưởng theo vụ việc nhằm khuyến khích động viên cán bộ công chức kiểm tra sau thông quan làm việc có hiệu quả và ngăn chặn các hành vi tiêu cực. Mức tiền thưởng tính theo tỷ lệ % trị giá chênh lệch tiền thuế thu hồi cho nhà nước và phải thực hiện trích thưởng đúng đối tượng, đảm bảo kịp thời, khách quan, minh bạch, thực sự có ý nghĩa đối với việc làm của cán bộ công chức, không mang tính hình thức.

- Phối hợp tổ chức thực hiện tốt quy chế phối hợp và triển khai công tác điều tra nghiên cứu, phân tích dự báo nắm tình hình hoạt động nhập khẩu trên địa bàn đối với những mặt hàng, đối tượng liên quan đến gian lận thuế, tiêu thụ hàng giả, hàng cấm, ma tuý, vi phạm sở hữu trí tuệ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

- Thu thập, cập nhật thông tin và lập kế hoạch kiểm tra sau thông quan theo hướng vụ việc trọng tâm và trọng điểm có nhiều dấu hiệu nghi vấn về gian lận, thất thu thuế nhập khẩu.

3.2.3.2. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra xác định trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu

Việc áp dụng Hiệp định trị giá GATT /WTO đã tạo bước ngoặt cơ bản cho hệ thống xác định trị giá tính thuế hiện hành ở Việt Nam, một mặt vừa đảm bảo tính công bằng về nghĩa vụ thuế và thực hiện cam kết quốc tế, mặt khác tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Tuy nhiên, trong thời gian qua có khá nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách này để gian lận thuế qua trị giá tính thuế. Để chống gian lận thuế qua giá trị tính thuế đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá, Chi cục HQCK cảng Vũng Áng cần phải nâng cao chất lượng công tác kiểm tra xác định giá trị tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu. Để thực hiện công tác đó, Chi cục cần có một số giải pháp sau:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Hiệp định trị giá GATT, đảm bảo đúng quy định về xác định trị giá tính thuế. Cơ chế xác định giá tính thuế hàng nhập khẩu hiện hành ở Việt nam đã hoàn toàn dựa trên các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế theo GATT /WTO. Cùng với cơ chế đó là cơ chế tự kê khai, tự xác định trị giá tính thuế. Để góp phần ngăn chặn các hành vi gian lận thuế qua việc tự xác định trị giá tính thuế, Chi cục nên đề nghị với Cục Hải quan tỉnh kiến nghị Tổng Cục Hải quan cần tiếp tục hoàn thiện và thiết lập hành lang pháp lý cho một số hoạt động hỗ trợ cho công tác kiểm tra, kiểm soát và xác định trị giá khai báo như: trưng cầu thẩm định giá tại các trung tâm thẩm định giá, sử dụng thông tin giá do cơ quan tham tán thương mại, cơ quan thường vụ thuộc sứ quán Việt Nam tại các nước cung cấp về giá FOB nước bán; Sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác kiểm tra sau thông quan, công tác kiểm toán Hải quan phù hợp với các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán quốc gia và quốc tế.

Theo qui trình quản lý giá tính thuế hàng nhập khẩu hiện nay, việc xây dựng và quản lý trị giá tính thuế chủ yếu diễn ra ở cấp Chi cục còn cấp Cục và Tổng cục chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin là chính. vì vậy việc hoàn thiện quy trình quản lý trị giá tính thuế phải theo hướng: quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân trong từng khâu nghiệp vụ. Đặc biệt quy trình cần hướng dẫn chi tiết thẩm quyền, trách nhiệm và căn cứ để cơ quan Hải quan bác bỏ trị giá khai báo không phù hợp với trị giá giao dịch thực tế, vì đây là khâu nghiệp vụ quan trọng nhằm đảm bảo công tác quản lý trị giá tính thuế hiệu quả đồng thời góp phần hạn chế đến mức tối đa sự tranh cãi giữa các doanh nghiệp và cơ quan Hải quan trong các trường hợp áp giá tính thuế hàng nhập khẩu.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra trị giá tính thuế và nâng cao hiệu quả công tác tham vấn giá: Công tác kiểm tra trị giá tính thuế phải được đẩy mạnh ngay tại thời điểm làm thủ tục thông quan và đặc biệt sau khi thông quan hàng hoá. Bởi tăng cường kiểm tra trị giá vừa đảm bảo được tính chính xác trung thực của khai báo vừa là công cụ ngăn ngừa gian lận thuế qua giá. Bằng các nghiệp vụ cụ thể của công tác kiểm tra sau thông quan với thời hạn kiểm tra là 5 năm kể từ ngày thông quan hàng hoá, điều đó cho phép cơ quan Hải quan có thể thu thập đầy đủ số liệu, chứng cứ để đấu tranh chống gian lận thuế qua trị giá.

Công tác kiểm tra trị giá tính thuế thực sự có hiệu quả sẽ không tách rời hiệu quả của công tác tham vấn trị giá tính thuế, với tư tưởng chỉ đạo:

+ Tuyệt đối không tham vấn chiếu lệ, vừa không có hiệu quả vừa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc bỏ qua không tham vấn đối với những lô hàng có dấu hiệu nghi ngờ.

+ Nghiêm cấm công chức tham vấn giá có hành vi sách nhiễu tiêu cực, lợi dụng ảnh hưởng của nhiệm vụ được giao để gây khó khăn cho doanh nghiệp như: Cố tình tham vấn, dự kiến xác định mức giá quá cao sau đó “mặc cả” với doanh nghiệp; Hoặc cố tình từ chối kết quả chứng minh tính trung thực hợp lý của mức giá doanh nghiệp đã khai báo; Hoặc có hành vi thông đồng với doanh nghiệp chấp nhận kết quả chứng minh của doanh nghiệp khi thiếu cơ sở, không đủ cơ sở thuyết phục gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.

- Tăng cường phối kết hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ: Giá - Kiểm tra sau thông quan - Điều tra chống buôn lậu: Cụ thể bộ phận giá phải đưa ra được những thông tin xác thực nhất về đối tượng và hành vi gian lận thuế qua trị giá bằng việc tích cực tìm kiếm thông tin, chủ động tham khảo thông tin từ bộ phận điều tra chống buôn lậu để thực hiện có hiệu quả việc bác bỏ trị giá khai báo của doanh nghiệp khi có nghi ngờ. Đối với bộ phận kiểm tra sau thông quan, chủ động các kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp khi có thông tin từ bộ phận giá chuyển sang, trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy dấu hiệu phức tạp cần điều tra kỹ thì phối hợp với bộ phận điều tra chống buôn lậu để đảm bảo định hướng “tuân thủ pháp luật tự nguyện” của doanh nghiệp. Đồng thời những kết quả phân tích, đánh giá từ hệ thống kiểm tra sau thông quan sẽ định hướng cho hoạt động của lực lượng kiểm soát.

- Công chức trực tiếp làm công tác giá cần nắm bắt kịp thời sự biến động giá cả trên thị trường qua các nguồn như: sách báo, internet, cơ sở dữ liệu giá của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh ban hành, và khảo giá bán thực tế trên thị trường, từ đó có biện pháp đề xuất xây dựng bổ sung vào danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu rủi ro cấp Cục và cấp Tổng cục nhằm xác định trị giá tính thuế được chính xác.

- Kiến nghị xây dựng, bổ sung kịp thời vào danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu quản lý rủi ro cấp Cục đối với những mặt hàng nhạy cảm, thuế suất cao, có khả năng gian lận thương mại qua giá, để từ đó tập trung các nguồn lực quản lý và thực hiện ngăn ngừa và chống gian lận thương mại qua giá. Dựa trên Danh mục này, các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh có cơ sở để xác định chính xác các mặt hàng trọng điểm cần tăng cường kiểm tra và ra quyết định kiểm tra tham vấn đối với Doanh nghiệp.

- Để thực hiện tốt yêu cầu hiện đại hoá Hải quan, đòi hỏi phải có một lực lượng cán bộ công chức tinh thông nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, Chi cục phải có cán bộ giá chuyên trách, không kiêm nhiệm và bố trí số lượng công chức làm công tác giá cho phù hợp. Tiếp tục thực hiện đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác giá với các chuyên đề thiết thực, gắn liền với thực tiễn, tập trung đào tạo kỹ năng về tham vấn giá, kỹ năng bác bỏ trị giá khai báo của doanh nghiệp.

- Ngoài ra, Cục cùng với các Chi cục Hải quan nên Xây dựng chiến lược “Tuân

thủ pháp luật tự nguyện”: Nội dung trọng tâm của chiến lược “Tuân thủ pháp luật tự

nguyện” đó là đảm bảo sự chấp hành pháp luật tự nguyện của doanh nghiệp, coi trọng việc giáo dục ý thức mới của công dân về nghĩa vụ thuế trên cơ sở lấy yếu tố tự nguyện làm điểm mấu chốt thay vì sự điều chỉnh các hành vi vi phạm; Nâng cao chất lượng dịch vụ công của cơ quan hải quan; Khuyến khích doanh nghiệp tham gia hỗ trợ một số công việc của cơ quan hải quan nhất là trong việc cung cấp thông tin, hợp tác với cơ quan hải quan để thực hiện giám sát lẫn nhau trong quá trình thực thi pháp luật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan của khẩu Cảng Vũng Áng - Kỳ Anh - Hà Tĩnh (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)