Xuất kiến nghị với Cục Hải quan Hà Tĩnh và các ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan của khẩu Cảng Vũng Áng - Kỳ Anh - Hà Tĩnh (Trang 101)

- Về tổ chức cán bộ: Tại Chi cục đã thành lập 3 Đội. Tuy nhiên, đội Nghiệp vụ, đội Tổng hợp mới chỉ có 01 Lãnh đạo Đội; mặt khác, biên chế hiện có còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ nên việc bố trí cán bộ công chức để giao nhiệm vụ cụ thể còn khó khăn; Một số cán bộ tại Chi cục mới tuyển dụng nên còn thiếu kinh nghiệm trong công tác chuyên môn nghiệp vụ cũng như trong ứng xử với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngày càng tăng lên về quy mô và số lượng, chủng loại hàng nhập. Vì vậy, khối lượng công việc rất lớn, lực lượng hiện tại của Chi cục còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu về khối lượng công việc. Vì vậy, đề xuất với Cục Hải quan tỉnh tăng cường biên chế cho Chi cục, có thể tổ chức tổ chuyên trách đảm nhận công tác thu thập thông tin quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông quan trực thuộc Chi cục HQCK cảng Vũng Áng.

- Bên cạnh đó, địa bàn quản lý của Chi cục là khá rộng lớn trong khi lực lượng của Chi cục vẫn còn mỏng, phương tiện phục vụ cho công tác kiểm tra kiểm soát phòng chống buôn lậu còn hạn chế nhất là trong thời gian khu cụm cảng Sơn Dương

bắt đầu hoạt động mà chưa có đơn vị Hải quan tại khu vực này. Để đảm bảo công tác quản lý địa bàn có hiệu quả, đề nghị Cục Hải quan tỉnh xem xét trang bị thêm phương tiện đi lại, trang thiết bị giám sát cho Chi cục.

- Đề nghị các ban ngành liên quan cần xây dựng cơ chế phối hợp tốt giữa các ban ngành như Sở Kế hoạch Đầu tư, Quản lý thị trường, Ngân hàng, Kho bạc, Hải quan…. trong việc quản lý thuế, tránh gây thất thu cho ngân sách. Trước mắt triển khai ngay việc nối mạng giữa Ngân hàng, Kho bạc, Hải quan để quản lý thu nộp Ngân sách, thanh toán của DN qua hệ thống Ngân hàng, Kho bạc.

- Các ban ngành liên quan như Bộ đội biên phòng, công an, chính quyền địa phương… cần có sự phối hợp trao đổi thông tin một cách kịp thời nhằm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm…

Kết luận chương 3

Qua quá trình phân tích thực trạng công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Chi cục HQCK cảng Vũng Áng- Hà Tĩnh trong giai đoạn 2009-2013, rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Bên cạnh đó, dựa vào chiến lược cũng như quan điểm quản lý thuế nhập khẩu của ngành Hải quan trong thời gian tới, tác giả tiến hành đề xuất và phân tích những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu cho ngành Hải quan Việt Nam nói chung và Chi cục HQCK cảng Vũng Áng- Hà Tĩnh nói riêng trong thời gian tới. Luận văn đưa ra 5 nhóm giải pháp bao gồm:

-Nhóm giải pháp nhằm tăng cường và hiện đại hoá cơ sở vật chất cho ngành Hải quan

-Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực chuyên môn và

phẩm chất đạo đức cho cán bộ Hải quan

-Nhóm giải pháp để tăng cường công tác thu thập xử lý thông tin quản lý rủi ro,

kiểm tra sau thông quan; kiểm tra xác định trị giá tính thuế (GATT)

-Nhóm giải pháp về chống gian lận thương mại, tăng cường về kiểm tra, kiểm soát

-Và các nhóm giải pháp khác liên quan đến doanh nghiệp

Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Bộ tài chính, Tổng cục hải quan, Cục hải quan tỉnh và các ban ngành liên quan khác trên địa bàn Hà Tĩnh nhằm tạo điều kiện cho Chi cục thực hiện được các nhóm giải pháp trên thành công.

KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ

Nhờ vào chính sách mở cửa hội nhập của Đảng và Nhà nước, hoạt động XNK trên địa bàn Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Vũng Áng quản lý ngày càng phát triển nhanh chóng và đa dạng, đem lại hiệu quả nhiều mặt cho tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung. Với vai trò là “người gác cửa cho nền kinh tế”, vai trò của cơ quan Hải quan gồm: Thu thuế hải quan và các thuế liên quan khác, và ngăn chặn buôn lậu; Bảo vệ xã hội bằng cách thực thi những ngăn cấm và hạn chế, như ma túy hay hàng giả; Tạo thuận lợi mậu dịch bằng cách tạo ra một môi trường trong đó thương mại hợp pháp được thực hiện tự do qua các biên giới với rất ít sự can thiệp (bằng văn bản hay hành động) từ phía cơ quan Hải quan. Để thực hiện được những nhiệm vụ đó, Chi cục HQCK cảng Vũng Áng – Hà Tĩnh đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đó là yêu cầu về quản lý và yêu cầu tạo thuận lợi cho hoạt động XNK. Để đánh giá đúng mức về sự cần thiết phải tăng cường quản lý XNK nói chung và quản lý thuế nhập khẩu nói riêng, góp phần nâng cao vị thế của ngành Hải quan, đảm bảo thu đúng thu đủ cho ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau. Thứ nhất, đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về công tác quản lý thuế nhập khẩu đối với các doanh nghiệp có hoạt động XNK. Thứ hai, thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý thuế nhập khẩu bằng cách tổng hợp các báo cáo, quan sát thực tế và quá trình điều tra khảo sát của tác giả đối với các doanh nghiệp có hoạt động XNK tại Chi cục HQCK cảng Vũng Áng, Luận văn đã nêu được những kết quả đạt được cũng như các hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó tại Chi cục trong công tác quản lý thuế nhập khẩu trong thời gian qua. Thứ ba, từ sự phân tích những hạn chế và nguyên nhân, luận văn đã hệ thống hóa những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Chi cục HQCK cảng Vúng Áng – Hà Tĩnh trong thời gian tới. Trên cơ sở các giải pháp đề ra, tác giả cũng mạnh dạn kiến nghị với các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc hỗ trợ, thực hiện các nhóm giải pháp trên. Như vậy so với các mục tiêu đề ra, luận văn về cơ bản đã giải quyết đầy đủ.

Tuy nhiên, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định như luận văn chỉ mới khảo sát được mỗi doanh nghiệp một người trả lời bảng câu hỏi, trong khí đó trong một doanh nghiệp có thể có nhiều người thực hiện các thủ tục hải quan liên quan đến thuế nhập khẩu nên kết quả chưa thể bao quát hết được sự đánh giá của

những người liên quan; Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ mới dùng lại ở việc phân tích số liệu thống kê theo tần suất cũng như điểm trung bình giữa các đánh giá của các doanh nghiệp mà chưa phân tích sâu được mối quan hệ giữa cũng như sự khác nhau giữa các doanh nghiệp có mặt hàng xuất nhập khẩu khác nhau với sự hài lòng về công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Chi cục HQCK cảng Vũng Áng. Vì vậy, trong thời gian tới, nếu được nghiên cứu và hoàn thiện tiếp, luận văn sẽ mở rộng đối tượng khảo sát cũng như phân tích sâu hơn các vẫn đề mà luận văn này chưa thực hiện được. Tác giả luận văn rất mong sự đóng góp ý kiến của những chuyên gia, các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này để luận văn này được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.Tiếng Việt

1. Hoàng Anh (2006), Văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

2. Trần Trọng Bình (2013), Hoàn thiện công tác quản lý và thu thuế nhập khẩu

tại Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, luận văn thạc sĩ QTKD, Trường ĐH Nha Trang.

3. Bộ tài chính (2013), Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải

quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu.

4. Chi cục Hải Quan Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, Báo cáo công tác hải quan

năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013

5. Chi cục Thuế huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, Báo cáo công tác thuế năm 2009,

2010, 2011, 2012, 2013

6. Phan Mỹ Hạnh, Lê Quang Cường (2008), Giáo trình thuế, NXB Lao động,

TP.HCM.

7. Nguyễn Minh Hiếu (2009), Một số vấn đề về kinh tế cửa khẩu Việt Nam trong

quá trình hội nhập, Nxb Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh;

8. Phạm Võ Khánh Hòa (2012), Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại

Cục HQHT, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân;

9. Lê Thị Thu Hương (2012), Phân tích tác động của rào cản thương mại đến

hoạt động xuất khẩu thủy sản của tỉnh Khánh Hòa sang thị trường EU, luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường ĐH Nha Trang.

10. Phan Thị Ngọc Khuyên (2007), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Nhà xuất

bản Hà Nội, năm 2007

11. Phan Thị Kiều Lê (2009), Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại Cục

hải quan TP Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

12. Phạm Văn Linh (2011), Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt-Trung và tác

động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Tp Hồ Chí Minh;

13. Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;

14. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH ngày 29/11/2006;

15. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13.

16. Phạm Tiến Thành (2008), Hoàn thiện hoạt động quản lý Nhà nước về Hải

quan đối với thuế xuất nhập khẩu ở Hải quan Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (trường hợp Cục Hải quan Hà Tĩnh), Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân;

17. Thuế Hải quan (2012), Nxb Tài chính, Hà Nội

18. Tổng cục Hải quan (2010), Các qui định của Tổ chức thương mại Thế giới

liên quan đến công tác Hải quan, Tài liệu tập huấn;

19. Tổng cục Hải quan (2004), Kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động Hải

quan, Tài liệu tập huấn.

20. Trần Thu Trang (2012), Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu,

thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội;

21. Nguyễn Ngọc Trường (2013), Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các

hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ an, luận văn thạc sĩ QTKD, Trường ĐH Nha Trang.

22. Phạm Huy Xứng (2010), Chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản lý

nhà nước về hải quan của Tổng cục hải quan Việt nam: Thực trạng và giải pháp

hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội;

B.Tiếng Anh

23. Chrisopher Pass và Bryan Lowes (2007), Collins dictionary of Business,

Amazon Digital Services, p234-235

24. Donna Roberts, Timothy E. Josling, and David Orden, Economic Research

Service/USDA, Technical Bulletin No. (TB1876) 52 pp, March 1999.

25. John C. Beghin, Nontariff Barriers, Working Paper 06-WP 438 (2006),

Center for Agricultural and Rural Development Iowa State University Ames, Iowa 50011-1070.

26. John Skorburg, Technical Barriers to Trade, American Farm Bureau

27. K.P.Makkohhell và C.L.Bryu (2005), “Economics” Amazon Digital Services, p124 C. Internet 28. http://baodientu.chinhphu.vn/ 29. http://www.dpi.hatinh.gov.vn 30. http://www.htcustoms.gov.vn 31. http://www.mof.gov.vn/ 32. http://www.mot.gov.vn 33. http://www.thuvienhatinh.org

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. MẪU PHỎNG VẪN CHUYÊN GIA

VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HQCK CẢNG VŨNG ÁNG – KỲ ANH – HÀ TĨNH

Hiện tại chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản

lý thuế nhập khẩu tại Chi Cục Hải quan cửa khẩu cảng Vũng Áng – Kỳ Anh - Hà Tĩnh”. Để có thể hoàn thiện hơn công tác quản lý thuế nhập khẩu, rất mong các quý vị cho biết các thông tin theo các câu hỏi sau. Chúng tôi xin cam đoan các thông tin mà quý vị cung cấp chỉ được phục vụ cho công tác nghiên cứu và được giữ bí mật.

Xin trân trọng cảm ơn quý vị!

1. Quý vị thấy công tác quản lý thuế nhập khẩu của Hải quan đã đáp ứng được

yêu cầu của doanh nghiệp chưa?

2. Quý vị hãy cho biết ý kiến nhận xét về công tác quản lý thuế nhập khẩu của

Hải quan trong thời gian qua? Có những bất cập nào? Nguyên nhân?

3. Theo Quý vị công tác Quản lý khai thuế nhập khẩu tại Chi cục HQCK cảng

Vũng Áng có sự tác động của những yếu tố nào? Yếu tố nào quan trọng nhất?

4. Theo Quý vị công tác Quản lý nộp thuế nhập khẩu đã phù hợp với các doanh

nghiệp XNK chưa? Yếu tố nào tạo thuận lợi và yếu tố nào gây khó khăn cho DN?

5. Quý vị hãy cho biết ý kiến nhận xét về công tác Quản lý xét miễn thuế, hoàn

thuế và không thu thuế nhập khẩu của ngành Hải quan trong thời gian qua?

6. Quý vị hãy cho biết ý kiến nhận xét về công tác xử lý khiếu nại về thuế nhập

khẩu và thanh tra của ngành Hải quan Hà Tĩnh trong thời gian qua?

7. Theo Quý vị, những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác Quản lý chống buôn

lậu, gian lận thương mại và xử lý vi phạm về thuế nhập khẩu của cơ quan Hải quan? Yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất?

8. Theo Quý vị, trình độ chuyên môn và tinh thần, thái độ, văn hóa ứng xử của

CBCC ngành Hải quan Hà Tĩnh trong thời gian qua như thế nào?

PHỤ LỤC 2. DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA TRẢ bLỜI PHỎNG VẤN

TT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

1 Ông Dương Thế Cường Giám đốc Công ty cổ phần cảng Vũng

Áng- Việt Lào

2 Ông Thẩm Trí Nhân Trưởng Phòng

XNK

Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa tỉnh Hà Tĩnh

3 Ông Nguyễn Văn Ngọc Phó Chi cục

trưởng

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Vũng Áng

4 Ông Đặng Văn Lương Đội trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng

Vũng Áng

5 Ông Đinh Hồng Long Giám đốc Tổng Công ty dầu Việt Nam -

Công ty TNHH MTV (PVIOL)

6 Ông Trần Đình Nam Giám đốc Công ty cổ phần XNK thủy sản

Nam Hà Tĩnh

7 Ông Phạm Tuấn Anh Giám đốc Công ty TNHH Nam Dương

8 Ông Nguyễn đức Hiệp Phó giám đốc Công ty cổ phần hàng hóa

AVINA

9 Ông Phan Nhân Thảo Phụ trách CN

Hà Tĩnh

Công ty cổ phần Vinalines logistic Việt Nam

10 Ông Phan Văn Tuấn Giám đốc Công ty TNHH đầu tư kinh

doanh dịch vụ An Tâm

PHỤ LỤC 3. PHIẾU KHẢO SÁT

ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP XNK VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HQCK CẢNG VŨNG ÁNG – HÀ TĨNH

Xin chào Quý vị!

Tôi là học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Nha Trang. Tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn thạc sỹ về công tác quản lý thuế thu nhập khẩu tại Chi cục HQCK cảng Vũng Áng – Hà Tĩnh.

Bảng câu hỏi sau được xây dựng để thu thập thông tin cho nghiên cứu này. Rất mong các Qúy vị dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi sau đây một cách khách quan nhất (Các câu trả lời của từng cá nhân sẽ được giữ kín, chúng tôi chỉ công bố kết quả tổng hợp)

Xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan của khẩu Cảng Vũng Áng - Kỳ Anh - Hà Tĩnh (Trang 101)