ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỚI CÁC THAØNH PHẦN MÔI TRƯỜNG
3.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG ĐẤT Các khái niệm chung về môi trường đất
Các khái niệm chung về môi trường đất
Trên quan điểm sinh thái học có thể xem ô nhiễm môi trường đất là hậu quả của các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái ra ngoài giới hạn mà các sinh vật trong hệ sinh thái có thể chấp nhận. Trong đất những nhân tố giới hạn sự tồn tại và sinh trưởng của các cây trồng và quần xã sinh vật gồm có: các chất dinh dưỡng, pH, nồng độ muối, các chất độc.
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của hoạt động của người tới môi trường đất
Nhân tố hình thành MT đất Tính chất của ảnh hưởng
Loại hoạt động của người
Khí hậu Lợi Công trình tưới, tiêu điều chỉnh lượng nước, mưa nhân tạo, chắn gió
Hại Cách ly một phần đất với môi trường xung quanh, làm cho đất quá khô hạn, quá bị đông lạnh
Sinh vật Lợi Đêm vào môi trường đất các cây con, gia tăng thành phần hữu cơ vào đất, làm tơi ải thêm oxy vào đất, loại trừ các nguồn bệnh trong đất bằng đốt
Hại Làm mất cây con, giảm chất hữu cơ trong đất do đốt, canh tác, chăn thả gia súc, gieo mầm bệnh vào đất, đem chất phóng xạ vào đất
Địa hình Lợi Kiểm soát xói mòn bằng công trình, thay đổi độ dốc, trồng cây
Hại Gây xói mòn do thay đổi địa hình, gây lún, sụt đất do rút nước, tháo nước, xây dựng công trình
sinh vật và vi sinh vào đất, khai thác đất bị ngập dưới biển
Hại Làm suy giảm chất lượng đất do lấy đi quá nhiều chất dinh dưỡng trong đất bằng phương pháp cơ giới hoặc sinh học, làm ngập đất dưới nước, lấp đất tốt bằng đất xấu
Các hoạt động cụ thể gây ô nhiễm (ảnh hưởng xấu) tới môi trường đất có thể liệt kê như sau:
1) Lún sụt đất do khai thác nước ngầm, dầu, khí.
2) Mất đất, thay đổi địa hình theo hướng bất lợi do khai thác vật liệu xây dựng và khoáng sản.
3) Xói mòn đất trên các công trình xây dựng.
4) Trượt đất do làm đường, xây dựng công trình, hồ chứa nước.
5) Ô nhiễm đất do nhà máy hóa chất, bãi chứa rác, nhà máy điện hạt nhân. 6) Khai thác lộ thiên than hoặc các khoáng sản khác làm thay đổi địa hình
và tổn thất đất mặt và các tầng phủ. 7) Xây dựng kè và đê biển.
8) Diễn tập quân sự gây xói mòn đất, lèn chặt phá hủy kết cấu đất. 9) Sản xuất công nghiệp gây mưa axit chua hóa đất.
10) Dự án bãi rác, bãi thải đất đá trong khai khoáng, bùn cát nạo vét. 11) Dự án công nghiệp với cầu tầu, cảng.
12) Dự án hồ chứa nước
13) Dự án nông nghiệp, chăn nuôi, chăn thả gia súc. 14) Dự án đường ống ngầm dưới mặt đất.
15) Dự án chôn vùi chất thải độc hại.
16) Dự án thể thao đua ô tô, xe máy, xe trượt.
Yêu cầu, tiêu chuẩn và quy định về môi trường đất
Chất lượng môi trường đất trong từng quốc gia thường được xác định bằng các luật, các quy định và các tiêu chuẩn quốc gia. Tiêu chuẩn được sử dụng để giám sát chất lượng môi trường và xác định tình trạng ô nhiễm đất, đặc biệt là để đánh giá tác động của hoạt động phát triển (sản xuất, xây dựng, sinh hoạt...) đối với môi trường đất.
• TCVN 5299 – 1995 về phương pháp xác định mức độ xói mòn đất do mưa
• TCVN 5300 – 1995 về phân loại đất dựa trên mức nhiễm bẩn hóa chất
• TCVN 5031 – 1995 về hồ sơ đất
• TCVN 5302 – 1995 yêu cầu chung đối với tái tạo đất
• TCVN 5941 – 1995 về giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất
• TCVN 5060 về hướng dẫn thu thập, vận chuyển và lưu giữ mẫu đất để đánh giá quá trình hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí
• TCVN 5961 – 1995 về ảnh hưởng của các chất ô nhiễm lên giun đất, xác định độ độc cấp tính bằng cách sử dụng nền đất nhân tạo
• TCVN 5062 – 1995 về xác định ảnh hưởng của các tác nhân ô nhiễm đến thảm thực vật đất.
Bảng 3.18. Giới hạn tối đa cho phép về dư lượng một số hóa chất bảo vệ thực vật trong đất ở Việt Nam (mg/kg đất) /TCVN 5941 – 1995/
TT Hóa chất Công thức Tác dụng Mức cho phép
1 Atrazin C8H14ClN5 Trừ cỏ 0,2
2 2,4D C8H6Cl2O3 Trừ cỏ 0,2
3 Dalapopn C3H4Cl2O2 Trừ cỏ 0,2
4 Sofit C17H26ClNO2 Trừ cỏ 0,5
5 Dual (metaclor) C15H22ClNO3 Trừ cỏ 0,5 6 Fuji–One C12H18O4S2 Diệt nấm 0,1
7 Lindan C6H6Cl6 Trừ sâu 0,1
8 Monitor C2H8NO2PS Trừ sâu 0,1
9 Padan C7H16N3O2S2 Trừ sâu 0,1
10 ĐT Trừ sâu 0,1
Để đánh giá mức độ ô nhiễm đất người ta còn dùng các phương pháp sau đây: 1/ Dựa vào nồng độ các hợp chất nitơ. Cụ thể là dựa vào nồng độ các hợp chất nitơ trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong đất:
- Đất nhiều NH3 được xem là đất mới bị ô nhiễm
- Đất nhiều NO2 được xem là đang ở trong quá trình ô nhiễm
- Đất nhiều NO3 là đất đã có mức độ khoáng hóa cao.
2/ Dựa vào các chỉ số vệ sinh. Khi đất bị nhiễm bẩn thì vi sinh vật hoạt đông yếu, nitơ hữu cơ tăng. Dựa vào tỷ lệ giữa nitơ albumin của đất và nitơ hữu cơ trong đất có thể xác định mức độ ô nhiễm của đất.
Bảng 3.19. Chỉ số vệ sinh và mức độ ô nhiễm đất tương ứng
Chỉ số vệ sinh Tình trạng ô nhiễm đất
< 0,7 nhiễm bẩn mạnh
0,7 – 0,85 nhiễm bẩn trung bình
0,85 – 0,98 nhiễm bẩn yếu
> 0,98 đất sạch
3/ Dựa vào kết quả phân tích hóa học:
• Theo hàm lượng Cl: ít muối Cl là đất sạch, nhiều muối Cl là đất bị nhiễm.
• Theo hàm lượng kim loại nặng: nếu vượt quá các chuẩn ở bảng 3.19 thì xem thì bị nhiễm bẩn.
4/ Dựa vào xét nghiệm vi sinh vật
Bảng 3.20. Chuẩn nhiễm bẩn về kim loại nặng của đất
Nguyên tố Trong đất (ppm) Trong bùn thải (ppm)
Cd 33 57 Cu 33 612 Pb 94 782 Zn 94 3651 Ni 60 142 Co 16 11 Fe 20.400 21.900 Mn 611 310 Cr 46 510 Hg 6 9,9
Bảng 3.21. Chuẩn đất sạch theo số lượng vi sinh vật (triệu) trong 1g đất
Loại đất Đất sạch Đất nhiễm bẩn
Đất ruộng 1 – 2,5 > 2,5
Đất vườn 1 – 2,5 > 2,5
Đất quanh nhà ở 2,5 > 2,5
Đất khác > 10
Bảng 3.22. Chuẩn đất sạch theo số trứng giun (cái) trong 1kg đất
Số trứng giun trong 1kg đất Loại đất
< 100 Đất sạch
100 – 300 Đất hơi bẩn
> 300 Đất bẩn
Trình tự đánh giá tác động môi trường đất
Bước 1. Xác định chủng loại, số lượng, thời gian tồn tại của chất gây ô nhiễm đất do các hoạt động của dự án.
Bước 2. Mô tả hiện trạng đất tại địa điểm đánh giá
Bước 3. Thu thập các tiêu chuẩn chất lượng môi trường đất và các quy định liên quan
Bước 4. Dự báo các thay đổi về chất lượng môi trường đất Bước 5. Xác định tác động môi trường của các biến đổi nói trên Bước 6. Xác định các biện pháp giảm thiểu tác động