HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CỦA CÔNG CHÚNG VAØO QUÁ TRÌNH ĐGTĐMT

Một phần của tài liệu bài giảng tác động môi trường.PDF (Trang 68)

D. Tác động trong giai đoạn vận hành.

CÁC KHÍA CẠNH KINH TẾ – XÃ HỘI TRONG ĐTM

5.6. HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CỦA CÔNG CHÚNG VAØO QUÁ TRÌNH ĐGTĐMT

TRÌNH ĐGTĐMT

Mục đích huy động sự tham gia của công chúng.

1/ Thông tin cho các cộng đồng nhân dân liên quan tới dự án mục đích, những nội dung quan trọng nhất của dự án và có cơ hội trình bày các ý kiến của họ đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định về dự án. 2/ Làm cho cơ quan chủ dự án và các chuyên viên ĐGTĐMT có thêm những

hiểu biết sâu sắc, cụ thể về tình hình địa phương và về những tác động của dự án đối với tình hình tài nguyên, môi trường, đời sống của nhân dân và sự nghiệp phát triển phát triển kinh tế – xã hội tại địa bàn dự án. 3/ Làm cho cơ quan chủ dự án và các chuyên viên ĐGTĐMT có cơ hội tiếp

nhận ý kiến của công chúng về phương hướng và biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án, phát huy cao hơn các tác động tích cực của dự án.

4/ Tăng cường ý thức trách nhiệm của công chúng đối với dự án, đặc biệt đối với những hoạt động của dự án có đóng góp vào sự nghiệp nâng cao phúc lợi cho các cộng đồng, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường tại địa phương.

5/ Góp một phần vào giải quyết các mâu thuẫn về quyền lợi giữa cơ quan chủ dự án và các cộng đồng nhân dân địa phương.

Các thành phần công chúng cần đuợc huy động tham gia.

1/ Những người dân sẽ chịu các tác động môi trường (hiểu theo nghĩa rộng) tiêu cực, hoặc tích cực của dự án, chú ý đủ đại diện theo tuổi, giới, nơi ở. 2/ Những người dân sẽ hưởng các lợi ích môi trường tích cực của dự án. 3/ Các cơ quan chính quyền, hội đồng nhân dân địa phương.

4/ Các đoàn thể nhân dân, tổ chức chính tri, xã hội, tôn giáo tại địa phương. 5/ Các tổ chưc cộng đồng theo truyền thống: già làng, tộc trưởng, bô lão,

nhóm nghề.

6/ Các tổ chức ngoài nhà nước.

Nội dung tham khảo ý kiến của công chúng.

1/ Thông tin khách quan, đầy đủ về các hoạt động của dự án, các tác động môi trường và giải pháp xử lý đã dự báo cho công chúng.

2/ Lấy ý kiến tư vấn của công chúng về các giải pháp môi trường đã dự kiến.

3/ Trao đổi ý kiếu hai chiều giữa công chúng cùng các chuyên viên đánh giá về nhận định hiện trạng, dự báo diễn biến tình hình, các giải pháp xử lý và hiệu quả.

Các bước cần có sự tham gia của công chúng trong quá trình ĐGTĐMT.

1/ Bước sàng lọc (Screening) dự án: lấy ý kiến về phân loại dự án.

2/ Bước xác định phạm vi đánh giá (Scoping): lấy ý kiến về biên không gian, thời gian cần xem xét.

3/ Bước đánh giá: lấy ý kiến về xác định tầm quan trọng của các tác động, các giải pháp xử lý và hiệu quả.

4/ Bước thẩm định báo cáo ĐGTĐMT: thông báo về kết luận đánh giá và lấy ý kiến, mời đại diện công chúng tham gia hội đồng thẩm định.

5/ Bước thực hiện và quan trắc: thông báo về kế hoạch thực hiện và quan trắc và về các kết quả quan trắc khái quát và quan trọng nhất.

Những điều cần chú ý trong tổ chức lấy ý kiến của công chúng.

1/ Người lấy ý kiến và trao đổi ý kiến với công chúng phải nắm vững nội dung của dự án.

2/ Người lấy ý kiến phải nắm vững hệ thống luật pháp, quy định liên quan đến các hoạt động của dự án, các quy định và quy ước truyền thống, các giá trị văn hóa của địa phương.

3/ Đảm bảo sự giao tiếp thuận lợi về ngôn ngữ, văn tự giữ người ĐGTĐMT và người được hỏi ý kiến.

4/ Bảo vệ các nội dung mặt của dự án theo quy định của Nhà nước.

Những trở ngại cần khắc phục trong lấy ý kiến của công chúng.

1/ Cơ quan chủ dự án ngại mất thì giờ, tốn kém tiền của. 2/ Công chúng ngại mất thì giờ, công việc.

3/ Cơ quan chính quyền, đoàn thể bận các việc khác.

4/ Công chúng không nói được hết ý nghĩ của mình do trình độ diễn đạt, hoặc vì e ngại quan hệ với chính quyền, chủ dự án.

Một phần của tài liệu bài giảng tác động môi trường.PDF (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)