NGUYÊN TẮC VAØ QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐGCLMTCL

Một phần của tài liệu bài giảng tác động môi trường.PDF (Trang 87)

D. Tác động trong giai đoạn vận hành.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VAØ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

4.12. NGUYÊN TẮC VAØ QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐGCLMTCL

Để việc đánh giá này thu được kết quả tốt cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

• Cơ quan đề xuất chiến lược (hiểu theo nghĩa rộng gồm: chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình...) phải là cơ quan chủ trì việc ĐGMTCL chiến lược được đề xuất.

• Việc ĐGMTCL càng được thực hiện càng sớm càng tốt.

• Phạm vi ĐGMTCL không thể quy định máy móc mà tùy thuộc phạm vi tác động tiềm năng.

• Việc đánh giá phải căn cứ một đề cương nhiệm vụ (tems of reference, TOR đánh giá được xác định rõ ràng, cụ thể).

• Nên có các phương án chiến lược khác nhau.

• Cần có khâu lấy ý kiến của công chúng trong các bước đánh giá. • Cần có khuyến cáo đối với các ĐGTĐMT dự án cụ thể ở các bước

thực hiện sau chiến lược.

• Người đánh giá phải giữ quan điểm độc lập, tính khách quan khoa học trong đánh giá, tránh lệ thuộc vào cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý khác. (theo E.Nierynck, 1997).

Để đáp ứng được các mục tiêu đã nêu trên đây cần có những điều kiện tiên đề (prerequisites) sau đây:

– Thực sự mong muốn có ĐGMTCL của cơ quan ban hành chiến lược. – Sự ủng hộ và hưởng ứng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. – Sự ngăn cách, thiếu hợp tác với nhau của các cơ quan liên quan tới chiến lược. – Cách làm việc quan liêu, mệnh lệnh xem thường pháp luật, lẽ phải, và lợi ích chung về bảo vệ môi trường của xã hội.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Sàng lọc (screening). Xác định chiến lược kiến nghị cần được ĐGMTCL hay không. Việc sàng lọc có thể căn cứ quy định chính thức về

ĐGMT đã ban hành. Nếu quy định về ĐGMTCL chưa có thì cơ quan kiến nghị chiến lược căn cứ vào các luật và quy định đã có về bảo vệ môi trường để xem xét và giải trình với cấp quản lý bậc cao hơn về việc cần ĐGMTCL hay không.

Bước 2: Xác định phạm vi đánh giá (scoping). Xác định phạm vi không gian và thời gian của việc đánh giá, các vấn đề cần đánh giá và mức độ chi tiết của việc đánh giá.

Bước 3: Đánh giá trong nội bộ nhóm chuyên viên đánh giá: thu thập dữ liệu, điều tra, khảo sát, lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và công chúng liên quan tới đánh giá, biên soạn dự thảo báo cáo ĐGMTCL, phân tích, đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn, hướng dẫn, kế hoạch, chính sách của nhà nước và tổ chức liên quan về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Bước 4: Công bố dự thảo báo cáo ĐGMTCL, tiếp nhận ý kiến đóng góp, bổ sung, sửa chữa, hoàn chỉnh thành báo cáo ĐGMTCT chính thức trình thẩm định.

Bước 5: Thẩm định báo cáo ĐGMTCL, kết luận chính thức về đánh giá và các biện pháp hành động sau đánh giá chiến lược: thực hiện các biện pháp phòng tránh, xử lý, quan trắc, báo cáo, định hướng đánh giá cho các báo cáo ĐGTĐMT dự án cụ thể sẽ nằm trong phạm vi chiến lược.

Các nội dung sau đây:

1. Giới thiệu tóm tắt chiến lược (hiểu theo nghĩa rộng) được đề xuất, nhấn mạnh các quyết định lớn cần được chấp nhận. Trình bày phạm vi không gian, thời gian đã được xác định cho nhiệm vụ đánh giá.

2. Trên cơ sở hồ sơ, dữ liệu đã thu thập, kết quả điều tra, khảo sát, đo đạc, thí nghiệm, diễn toán, lấy ý kiến công chúng, xác định, phân tích các tác động môi trường thiên nhiên, xã hội của việc thực hiện chiến lược, các tai biến môi trường cần đề phòng, dự báo diễn biến trong tương lai.

3. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý các tác động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực, trình bày các phương án thay thế hợp lý hơn xét theo quan điểm phát triển bền vững.

4. Trình bày các yêu cầu về quan trắc, báo cáo trong quá trình thực hiện chiến lược, yêu cầu chính xác hóa, điều chỉnh chiến lược trên cơ sở tình hình thực tế sẽ diễn ra trong tương lai.

5. Kiến nghị cụ thể về quyết định đối với chiến lược đã được đánh giá về môi trường.

Một phần của tài liệu bài giảng tác động môi trường.PDF (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)