ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG SINH HỌC Các khái niệm chung về môi trường sinh học

Một phần của tài liệu bài giảng tác động môi trường.PDF (Trang 44)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỚI CÁC THAØNH PHẦN MÔI TRƯỜNG

3.7.ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG SINH HỌC Các khái niệm chung về môi trường sinh học

Các khái niệm chung về môi trường sinh học

Hệ sinh thái (ecosystem) là “Quần xã các giống loài tương tác với nhau trong quan hệ với các nhân tố vật lý, hóa học tạo thành môi trường không sống của nó”/G.Tyler, 1996/.

• “Hệ sinh thái bao gồm nhiều cơ thể sống, môi trường sống của các cơ thể này và quan hệ tương tác giữa các cơ thể với nhau cũng như giữa các cơ thể với môi trường”.

• “Hệ thống bao gồm quần xã và sinh cảnh (biocene) của nó”

• “Hệ thống các sinh vật và môi trường của chúng nó với các quan hệ tương tác giữa sinh vật và môi trường, tại đó thường xuyên diễn ra các chu trình vật chất, dòng năng lượng và dòng thông tin” /L.T.Cán, 1995/

Luật pháp và quy định về môi trường sinh vật

Ở Việt Nam các luật và quy định chính liên quan tới môi trường sinh vật gồm có:

• Luật Bảo vệ môi trường, ban hành ngày 10/01/1994 theo Lệnh số 29 L/CTN

• Luật phát triển và bảo vệ rừng • Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản

• Nghị định số 175/CP của chính phủ hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường

• Nghị định số 18/HĐBT, ngày 17/01/1992 ban hành danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm

• Quyết định số 845/TTg, ngày 22/12/1995 của thủ tướng chính phủ phê duyệt “Kế hoạch hành động bảo vệ sự Đa dạng sinh học ở Việt Nam”.

• Chỉ thị số 359/TTg, ngày 29/5/1996 của Thủ tướng chính phủ về “Những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã”.

Việt Nam cũng đã tham gia một số công ước quốc tế về bảo vệ môi trường sinh học như:

• Công ước về Đa dạng sinh học

• Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như nơi cư trú của các loài chim nước

• Công ước liên quan đến bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên

• Công ước về Buôn bán qua biên giới các giống loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.

Trình tự đánh giá tác động môi trường sinh học

Quá trình ĐGTĐ tới môi trường sinh học (MTSH) của một dự án có thể chia làm 6 bước:

Bước 1. Xác định tác động

Bước 2. Mô tả hiện trạng môi trường sinh học tại địa bàn nghiên cứu Bước 3. Thu thập các luật và quy định liên quan

Bước 4. Dự báo các thay đổi về môi trường sinh học tại địa bàn mà việc thực hiện dự án sẽ gây nên

Bước 5. Xác định tác động môi trường của các biến đổi nói trên Bước 6. Xác định các biện pháp giảm thiểu tác động

Các biện pháp thường được sử dụng để giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường sinh học gồm có:

1/ Bảo vệ sinh vật hoang dã và nơi ở của chúng 2/ Bảo vệ các thủy sinh vật và nơi ở của chúng 3/ Chống xói mòn, bồi lấp

Một phần của tài liệu bài giảng tác động môi trường.PDF (Trang 44)