CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu bài giảng tác động môi trường.PDF (Trang 77)

D. Tác động trong giai đoạn vận hành.

5. Ô nhiễm do khí thải giao thông Bụi, SO2, NOx, hydrocacbon, chì 6 Ô nhiễm do các nguồn đốt công nghiệp

6.2. CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG

6.2.1. Khái niệm

Chỉ số môi trường (Environmental index) là sự phân cấp hóa theo số học hoặc theo khả năng mô tả lượng lớn các số liệu, thông tin về môi trường nhằm đơn giản hóa các thông tin này để cung cấp cho các cơ quan quản lý và công chúng.

Các loại chỉ số môi trường thường dùng là:

– Các chỉ số môi trường tự nhiên (chất lượng không khí, chất lượng nước, độ ồn, độ nhạy cảm sinh thái, độ đa dạng sinh học...)

– Các chỉ số môi trường văn hóa xã hội: khảo cổ, giá trị văn hóa, chất lượng cuộc sống v.v...

Trong ĐTM, các chỉ số môi trường được sử dụng trong các mục tiêu sau: • Khái quát số liệu môi trường hiện có.

• Cung cấp thông tin về chất lượng các thành phần môi trường có thể bị tác động.

• Đánh giá khả năng chịu đựng và khả năng chấp nhận của môi trường đối với tác động.

• Xác định các yếu tố môi trường then chốt cần tập trung nghiên cứu. • Tạo ra cơ sở để thể hiện các tác động khi dự báo sự khác nhau giữa

các chỉ tiêu trong trường hợp có dự án và không có dự án. 6.2.2. Chỉ số chất lượng nước

- 9 thông số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng nước sinh hoạt là: – Oxy hòa tan (DO)

– Coliform phân (fecal coliform) – pH

– Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày (BOD) – Các nitrat (NO3– )

– Các phosphat (PO43–) – Nhiệt độ

– Độ đục (theo JTU) – Tổng chất rắn (TS)

Bảng 6.6: Các thông số đề cử để xem xét thiết lập chỉ số chất lượng nước

Oxy hòa tan Nhu cầu oxy hóa học Đồng Fecal coliform Các chất chiết bằng chloroform Sulphat PH Ammoniac Calxi BOD Tổng chất rắn Độ cứng Hóa chất diệt cây (herbicides) Dầu và mỡ Natri Nhiệt độ Độ đục Kali Hóa chất BVTV (pesticides) Clorua Độ axit Phosphat Độ kiềm Bicacbonat Nitrat Sắt Magie

Chất rắn hòa tan Màu Nhôm Hoạt tính phóng xạ Mangan Silic Các phenol Florua

6.2.3. Chỉ số chất lượng không khí 5

Trong PSI 10 tiêu chí cần đạt được là: – Dễ hiểu đối với công chúng.

– Bao gồm được các tác nhân ô nhiễm chính và cả các tác nhân ô nhiễm thứ cấp. – Thể hiện được mối quan hệ với các tiêu chuẩn chất lượng không khí. – Dễ tính toán

– Có cơ sở khoa học hợp lý

– Phản ánh đúng mức độ ô nhiễm không khí. – Có ý nghĩa về không gian.

– Thể hiện được sự thay đổi hàng ngày. – Có thể dự báo cho ngày hôm sau.

Phân loại chất lượng không khí theo nồng độ tác nhân ô nhiễm và đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe được nêu trong Bảng 6.14.

Bảng 6.14: So sánh giá trị PSI với nồng độ của các tác nhân ô nhiễm và đánh giá mức độ ô nhiễm. Giá trị chỉ số Mức độ chất lượng không khí Nồng độ chất ô nhiễm Đánh giá ảnh hưởng sức khỏe Bụi (µg/m3, 2h) SO2 (µg/m3, 4h) CO (µg/m3, 8h) O3 (µg/m3, 1h) NO2 (µg/m3, 1h) 500 Tác hại rõ 1000 2620 57.5 1200 3750 Nguy cấp 400 Khẩn cấp 875 2100 46.0 1000 3000 Nguy hại 300 Báo động 625 1600 34.0 800 2260 không Rất tốt 200 Cảnh báo 375 800 17.0 400 1130 Không

tốt 100 Tiêu chuẩn Mỹ 260 365 10.0 160 – thường Bình

50 50% TC Mỹ 75 80 5.0 80 – Tốt

Nguồn L.W.Canter (1996)5

6.2.4. Chỉ số độ nhạy cảm sinh thái và đa dạng sinh học

Độ nhạy cảm sinh thái của mỗi vùng hoặc mỗi hệ sinh thái được đánh giá qua các nội dung:

– Ý nghĩa của hệ sinh thái đối với khu vực và đối với toàn cầu. – Độ khan hiếm hoặc phong phú của hệ sinh thái so với các hệ

sinh thái khác trong vùng.

– Khả năng phục hồi của hệ sinh thái.

Khái niệm: “Ý nghĩa của hệ sinh thái” thể hiện tầm quan trọng của các loài sinh vật và của cả hệ sinh thái. Ý nghĩa của các loài và các hệ sinh thái bao gồm:

• Vai trò của hệ sinh thái địa phương trong chức năng sinh thái toàn vùng hoặc tầm quan trọng của các loài trong chức năng sinh thái.

• Hợp nhất hoặc cô lập. • Giá trị thẩm mỹ. • Giá trị khoa học. • Giá trị kinh tế

• Kích thước tương đối hoặc độ hiếm. • Khả năng chịu đựng.

Độ hiếm hoặc độ phong phú thường được sử dụng để định hướng trong xác định độ nhạy độ nhạy cảm sinh thái.

Khả năng phục hồi là khả năng chịu đựng của hệ sinh thái đối với các tác động môi trường mà không thay đổi đáng kể đặc điểm sinh thái của nó. “Chỉ số đa dạng” thể hiện số liệu về độ phong phú của loài trong cộng đồng. • Chỉ số động vật đáy

6.2.5. Chỉ số chất lượng cuộc sống

“Chỉ số chất lượng cuộc sống” là một luận ngữ để chỉ các đặc điểm chung của môi trường kinh tế – xã hội trong vùng nào đó để đánh giá chất lượng cuộc sống, người ta sử dụng rộng rãi phương pháp chữ số.

Bảng 6.17: Chỉ số chất lượng cuộc sống

Điểm Chất lượng của các mặt trong cuộc sống 0,10 A. Các chỉ số phụ về tinh thần.

– Tình yêu, tình bạn – Tính tự trọng – Sự thanh thản – Thách thức.

– Sự nổi tiếng, tính cá nhân, hài hòa tình dục v.v... 0.90 0,40 0,25 0,20 0,15 B. Các chỉ số phụ về KT – XH • Kinh tế – Tiêu chuẩn sống – Việc làm – Tài chính – Nhà cửa

– Nhu cầu vật chất (thực phẩm, nhiên liệu, đồ dùng...) – Phương tiện đi lại

• Xã hội

– Quan hệ gia đình – Thỏa mãn về công việc – Tội phạm

– Sức khỏe, an toàn – Giáo dục

• Giải trí

– Phương tiện giải trí (radio, tivi, phim ảnh)

– Sinh hoạt văn hóa (đọc sách, thăm viện bảo tàng, văn nghệ) – Giải trí (thể thao, picnic...)

– Vùng danh lam thắng cảnh – Ô nhiễm môi trường • Chính trị

Một phần của tài liệu bài giảng tác động môi trường.PDF (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)