KHÁI NIỆM VAØ ĐỊNH NGHĨA ĐÁNH GIÁ MT CHIẾN LƯỢC “Đánh giá môi trường chiến lược là việc đánh giá một quá trình đánh giá

Một phần của tài liệu bài giảng tác động môi trường.PDF (Trang 83)

D. Tác động trong giai đoạn vận hành.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VAØ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

4.11. KHÁI NIỆM VAØ ĐỊNH NGHĨA ĐÁNH GIÁ MT CHIẾN LƯỢC “Đánh giá môi trường chiến lược là việc đánh giá một quá trình đánh giá

“Đánh giá môi trường chiến lược là việc đánh giá một quá trình đánh giá chính thức, tổng hợp, có hệ thống các tác động môi trường của một chính sách, kế hoạch hoặc chương trình cùng các phương án thực hiện, viết báo cáo về các phát hiện và sử dụng các phát hiện này trong ra quyết định trên cơ sở hạch toán lợi ích công cộng” (Therive, 1995)”.

“ĐGMTCL là một quá trình có hệ thống để đánh giá các hệ quả môi trường của các kiến nghị về chính sách, kế hoạch, chương trình nhằm làm cho các hệ quả này được xem xét một cách đầy đủ, đúng lúc trong các bước của việc ra quyết định song song với các xem xét về kinh tế và xã hội” (Sadler và Verheem, 1996)”.

“ĐGMTCL là quá trình được thiết lập để đảm bảo sự kết hợp đầy đủ các quan tâm về môi trường với sự xem xét về kinh tế và xã hội trong các giai đoạn mở đầu của việc hình thành chính sách, kế hoạch hoặc chương trình” (OECD, 1997)”.

Mặc dầu có những chi tiết khác nhau nhưng nhìn chung các định nghĩa nêu trên đều thống nhất ở chỗ khẳng định rằng:

“ĐGMTCL là việc đánh giá các tác động môi trường mà việc thực hiện một chiến lược có thể gây nên, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp gắn kết một cách kịp thời các quan tâm về môi trường với các vấn đề kinh tế, xã hội trong quá trình hoạch định chiến lược”.

Chiến lược ở đây được quan niệm một cách rộng, bao gồm bản thân chiến lược cũng như các công cụ khác để hoạch định quá trình phát triển của một vùng, một lĩnh vực hoặc một hoạt động của xã hội. Để dễ nhớ tại một số nước người ta gọi các công cụ này là 3P (policy, plan, programme) / Sadler & Verheem, 1996/. Chi tiết hơn có thể phân biệt: chính sách (policy), chiến lược (strategy), kế hoạch (plan) và chương trình (programme).

Bảng 7.1. Các cấp độ hoạt động và đánh giá tác động môi trường

Cấp quản lý

hoạt động Văn kiện hoạch định hoạt động Văn kiện ĐGTĐMT Quốc gia – Chiến lược quốc gia về phát

triển kinh tế – xã hội

– Chiến lược phát triển ngành (thí dụ: nông nghiệp)

– Quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển ngành trong phạm vi cả nước – Báo cáo ĐGMTCL – Báo cáo ĐGMTCL – Báo cáo ĐGMTCL Địa phương (các cấp: vùng liên tỉnh, tỉnh – TP, quận huyện, xã – phường)

– Chiến lược phát triển vùng (gồm nhiều tỉnh)

– Chiến lược phát triển ngành của địa phương

– Quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển ngành tại một địa phương

– Báo cáo ĐGMTCL – Báo cáo ĐGMTCL – Báo cáo ĐGMTCL

Lưu vực,

vùng địa lý – Quy hoạch – Kế hoạch – Chương trình – Báo cáo ĐGMTCL Khu công nghiệp, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dân cư – Quy hoạch – Kế hoạch – Chương trình – Báo cáo ĐGMTCL – Báo cáo ĐGTĐMT lũy tích Dự án phát triển

– Báo cáo NCTKT, NCKT, thiết kế

– Báo cáo ĐGTĐMT

Sự phân chia nêu trên có tính tương đối. Phạm vi địa lý của một quốc gia, một lưu vực, hoặc một khu bảo tồn thiên nhiên, khu công nghiệp cách nhau hàng

chục, hàng trăm, thậm chí lớn hơn nhiều lần. Phạm vi ngành cũng lớn bé khác nhau nhiều tùy ngành. Có ngành có phạm vi liên quốc gia. Trong thực tế hiện nay trên thế giới đã có những ĐGMTCL như sau:

– ĐGMTCL cho các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ – ĐGMTCL cho các chương trình hành động lớn

– ĐGMTCL chiến lược cho các công ước quốc tế – ĐGMTCL cho các chính sách tư nhân hóa – ĐGMTCL cho các vấn đề toàn cầu

– ĐGMTCL cho các kế hoạch ngân sách quốc gia.

Phần lớn các ĐGMTCL đã được phổ biến rộng là ĐGMTCL của các quy hoạch phát triển vùng và ngành (OECD/DAC, 1977).

Ở Việt Nam một số báo cáo ĐGTĐMT mang tính chiến lược như báo ĐGTĐMT của quy hoạch phát triển một số vùng kinh tế, một số lưu vực đã được thực hiện.

Để phát huy hiệu quả mong muốn ĐGMTCL phải được gắn kết với các công cụ đảm bảo phát triển bền vững khác như:

– Với các chiến lược phát triển vùng lãnh thổ. Trong trường hợp này báo cáo ĐGMTCL có vị trí như là báo cáo ĐGTĐMT của chiến lược.

– Với các chiến lược phát triển ngành. Trong trường hợp này báo cáo ĐGMTCL cũng có vị trí như là báo cáo ĐGTĐMT của chiến lược.

– Với các công cụ khác như: các chiến lược sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, báo cáo hiện trạng môi trường, hạch toán “xanh” báo cáo ĐGMT chiến lược có tác dụng như một công cụ phối hợp.

– Với ĐGTĐMT dự án cụ thể báo cáo ĐGTĐMT vạch ra bối cảnh môi trường chung và các tác dụng định hướng cho đánh giá cũng như đề xuất biện pháp xử lý.

Một phần của tài liệu bài giảng tác động môi trường.PDF (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)