DỰ ÁN NHAØ MÁY THỦY ĐIỆN ARUN III Ở NEPAL 1.Mô tả dự án

Một phần của tài liệu bài giảng tác động môi trường.PDF (Trang 105)

D. Tác động trong giai đoạn vận hành.

THÍ DỤ THỰC TẾ VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT DỰ ÁN

4.5. DỰ ÁN NHAØ MÁY THỦY ĐIỆN ARUN III Ở NEPAL 1.Mô tả dự án

4.5.1. Mô tả dự án

Sau một quá trình so sánh và thiết kế chi tiết, Tổng công ty điện lực Nepal quyết định xây dựng một nhà máy điện trên sông Arun tại miền đông Nepal. Dự án có tên “Dự án Thủy điện Arun III”.

Tổng công suất lắp máy là 402 MW. Dự án có ba bộ phận chính: – Một đường ô tô chạy vào Arun;

– Một đập, một cống dẫn nước, nhà máy thủy điện và công trình phù trợ. – Một đường dây tải điện đem điện thế từ nhà máy vào lưới điện quốc gia. Công trình thủy điện này không có hồ điều tiết, chỉ co một hồ chưa nước nhỏ diện tích khoảng 430 ha. Dòng chảy qua đập chắn dòng chảy vào cống ngầm tới nhà máy điện ở dưới mặt đất, qua tuốc bin và chảy trở lại lòng sông ở hạ lưu. Các đặc điểm của công trình như sau:

• Dòng chảy trong sông do nước từ băng, tuyết trên cao đổ về, lưu lượng bình quân năm, tần suất 90% là 78,5m3/giây;

• Cột nước và tuốc bin 268 m;

• Điện lượng 1.558 GWh/năm; công suất lắp máy 420 MW; • Diện tích đất bị ngập 30 ha;

• Công suất điện trên 1 ha bị ngập cao 420/430=0,93 KW/ha; • Điều kiện địa chất tốt;

• Địa điểm công trình thuộc vùng cao, xã, dân ít, rất nghèo. Các vấn đề môi trường cần được xem xét gồm có:

• Cần có 2 báo cáo khách quan (do người độc lậi với dự án viết) về tình hình môi trường thung lũng sông Arun;

• Tổ biên soạn dự án cần có báo cáo đánh giá hoạt động môi trường chi tiết dự án với tóm tắt cho cán bộ quyết định;

• Nhóm chuyên gia phản biện báo cáo đánh giá tác động môi trường, 7 người mỗi người viết một báo cáo nhận xét độc lập;

• Báo cáo về tác động môi trường của dự án đến toàn bộ lưu vực sông Arun do một tổ chức phi chính phủ biên soạn cho Ngân hàng Thế giới là tổ chức cho vay tiền;

• Báo cáo khảo sát của các đoàn nghiên cứu của các tổ chức cho vay tiền.

Các báo cáo làm sau phân tích các tác động môi trường chi tiết hơn các báo cáo trước và trình bày các biện pháp giảm thiểu cụ thể hơn.

4.5.2. Mô tả tình trạng môi trường

Sông Arun bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, 80% lưu vực sông thuộc lãnh thổ Tây Tạng. Sông ở trên đất Nepal 155 km, thung lũng rất sâu, hẹp. Lưu vực trên đất Nepal rộng 5000 km2. Dân số khoảng 450.000 người, thuộc 10 dân tộc khác nhau. Trên lưu vực có vườn quốc gia Makala Barun với những khu rừng nguyên thủy của dãy núi Hymalaya với tài nguyên sinh học hết sức phong phú, đa dạng. Tài nguyên sinh vật đang suy thoái do các hoạt động của người. Các giống loài đang có nguy cơ bị hủy diệt gồm 145 loài, 14 loài động vật có vú, 4 loài chim, 4 loài bướm, 1 loài cá. Con đường vào công trường xây dựng công trình xuyên qua một số địa bàn sinh thái của các rừng thường xanh và rừng lá rụng ven sông. Dưới độ cao 1000 m là các rừng nhiệt đới với các loài cây Sai (Shorea robusta) nhiều lớp tán trung bình cao từ 12-16m. Ở độ cao 1000 đến 2000 m là các cây rừng thhông (Pinus ronourghii), các rừng cây Dẻ (Castanopsis) với những cây cao khoảng 30m. Phần lớn rừng đã bị chặt hạ để lấy đất làm nông nghiệp. Diện tích rừng còn lại là nơi sinh trưởng của nhiều giống loài hoang dã. Đặc biệt là các giống chim rừng. Các khe núi Himalaya là đường bay của các giống chim di cư. Trong sông Arun có tới 108 loài cá, trong đó có 13 loài là đặc hữu. Trong lưu vực sông Arun có nhiều cây thuốc có giá trị cao. Năm 1990 129,5 tấn cây thuốc đã được xuất ra khỏi lưu vực.

Về môi trường kinh tế - xã hội thung lũng sông Arun rất đa dạng về dân tộc và văn hóa. Tỷ lệ tăng dân số là 1,62% tức nhỏ hơn tỉ lệ trung bình toàn quốc cua Nepal là 2%. Tỉ lệ này thấp do thường xuyên có luông dân di cư đi tìm việc làm ở các vùng khác. Khu vực công trình thủy điện Arun ở vào 3 huyệnL Dhankuta, Bhojpur và Sankhuwasabha, tập trung chủ yếu tại Sankhuwasabha. Huyện này có diện tích 3840 km2, dân số khoảng 160.000 người, mật độ dân là 42 người/km2. Tuy nhiên dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào

các vùng đất bằng phẳng, thấp ven sông. Tại đây mật độ dân số lên tới 100 người/km2.

Đường vào công trình đi qua thôn làng thuộc 19 dân tộc. Trong đó có nhóm dân tộc Kirantic, với 2 phân nhóm Rais và Limbus. Các nhóm khác thuộc các dòng tộc Tây Tạng. Các nhóm này có những nền văn hóa đa dạng. Họ đều có nghề truyền thống làm đồ kim loại, gốm sứ, chạm khắc gỗ và đan dệt. Các dân tộc này đều có truyền thống bảo vệ và sử dụng tốt rừng, nước và các tài nguyên thiên nhiên khác.

Đại bộ phận nhân dân vùng thung lũng sông Arun sống bằng nghề nông nghiệp tự túc, nghèo, mù chữ từ hàng trăm năm nay. Đường giao thông chủ yếu là những lới đi nhỏ trên đồi, núi. Nhiều thôn xóm cách đường 10 ngày đường. Do sự cách ly này các cơ hội phát triển hầu như không có. Ngoài nghề nông và thủ công nghề nghiệp chính của dân là khuân vác vận chuyển lương thực và hàng hóa trên đường núi.

Điều tra xã hội của dự án cho thấy trong các năm 1989 - 1990, hơn 30% các hộ phải cầm cố ruộng đất để có lương thực ăn từ năm trước, 58% các hộ trong tình trạng thiếu lương thực. Trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng. Các bệnh đường hô hấp, ỉa chảy, ký sinh trùng là phổ biến.

4.5.3. Các tác động môi trường và biện pháp xử lý

Cũng như các dự án cơ sở hạ tầng khác, dự án thủy điện Arun có các tác động môi trường sau:

– Tác động trực tiếp do hoạt động xây dựng và vận hành dự án;

– Tác động gián tiếp do các hoạt động kinh tế gắn liền với xây dựng công trình; – Tác động kinh tế cảm ứng (induced) do có đường vào công trình.

Các tác động được phân thành tác động trong giai đoạn xây dựng và tác động trong giai đoạn vận hành và được xét theo các bộ phận cấu thành chính của công trình: đường vào nhà máy, đường dây tải điện. Sau đó các tác động này được lũy tích (cumulate) lại.

Về biện pháp xử lý được xác định theo hướng: cố gắng phòng ngừa (prevent) bằng mọi cách; tránh (mitigate) lúc không đề phòng; đền bù lúc các tác động không thể khử đi được. Đối với các tác động tích cực thì phương hướng chính là phát huy (enhance).

Các tác động trực tiếp được tránh bằng cách điều chỉnh thiết kế, kiểm tra và giao cho nhà thầu thực hiện các việc ghi vào kế hoạch và hợp đồng thầu. Các tác động gián tiếp do các hoạt động xây dựng công trình và làm đường vào khu vực nhà máy thủy điện có ý nghĩa quan trọng, lâu dài, nhưng rất khó định lượng chính xác.

Các kiến nghị trong “kế hoạch phòng tránh về môi trường” (một phần chính thức của dự án) và trong “chương trình hành động khu vực” đều được tổng hợp vào trong văn bản “kế hoạch quản lý môi trường” kem theo bản thiết kế công trình thủy điện Arun.

4.5.4. Đường vào Arun

Trong giai đoạn xây dựng công trình (1994-1997) sẽ tập trung khoảng 9500 công nhân (không kể các thành viên gia đình đi theo) tại khu vực công nhân và các công trường. Ngoài ra còn hàng ngàn dân được lôi cuốn theo vì các hoạt động kinh tế. Kết quả là có gia tăng lớn về đòi hỏi lương thực, thực phẩm và chất đốt. giá cả sẽ tăng, nhiều biến động xã hội, tác động tiêu cực với sức khỏe sẽ xảy ra.

Năm 1997 đường làm xong và được đưa vào sử dụng sẽ có tác động lớn về kinh tế và xã hội. Tuy nhiên kinh nghiệm thực tế ở Nepal cho thấy đường giao thông là tiêu đề của phát triển, nhưng chỉ nó thôi chưa đủ để thúc đẩy phát triển, mà cần có những biện pháp kèm theo để giải phóng tiềm năng kinh tế địa phương. Mặt khác đường có thể tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của các vùng lân cận.

Các tác động tích cực và tiêu cực của việc làm đường dẫn vào công trình Arun trình bày tại các bảng 8.1, 8.2 sau đây:

Bảng 8.1. Tác động trong giai đoạn xây dựng

Tích cực Tiêu cực (lúc không có biện pháp xử lý) – Tạo việc làm

thời cho một số dân địa phương

– Hình thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm địa phương

– Gây khó khăn cho nghề đánh cá

– Mất vĩnh viễn đất nông nghiệp, giảm sản lượng lương thực, gây khó khăn cho một số hộ.

– Mất tạm thời đất nông nghiệp của một số hộ, tác động lên đời sống của các hộ này

– Một số hộ sẽ bị bần cùng hóa mặc dầu có được đền bù – Thiếu hụt lương thực

– Hình thành khu lán trại công nhân tập trung – Điều kiện y tế, vệ sinh kém

– Tác động đến nhân lực và tình hình văn hóa - xã hội địa phương

– Gây khó khăn cho cơ quan hành chính trường học, trạm xá địa phương

Bảng 8.2. Tác động trong giai đoạn đã thông đường

Tích cực Tiêu cực và các xu thế nếu không có biện pháp xử lý – Giảm giá nhập lương thực và hàng hóa

– Giảm giá vận chuyển hàng xuất – Tạo khả năng mở đường nhanh – Phát triển các chợ dọc đường – Tăng thu nhập do chăn nuôi

– Có khả năng những người di cư có học vấn, nghề nghiệp sẽ trở về

– Phát triển du lịch

– Một số phụ nữ có khả năng chuyển nghề sang buôn bán

– Lượng di cư tìm việc làm ở các nơi khác tăng thêm

– Gia tăng tỉ lệ tăng dân số do ít người di cư khỏi khu vực, tăng sức khỏe, tuổi thọ, ám lực lên tài nguyên thiên nhiên. – Giá ngũ cốc địa phương giảm – Cân đối lương thực suy giảm – Nghê khuân vác, vận chuyển giảm – Gia tăng khai thác rừng để bán sản phẩm kiếm tiền, suy giảm rừng và đa dạng sinh học

– Mất nơi cư trú của sinh vật ven sông – Phân hóa giàu nghèo trong xã hội tăng thêm

– Xói mòn văn hóa, đạo đức – Phát triển nơi cư trú kiểu lán trại

Đường vào công trường: Tác động trong giai đoạn xây dựng

Trong giai đoạn xây dựng kéo dài 40 tháng có thể có các tác động sau: Tác động đến môi trường vật lý

Ô nhiễm bụi do giao thông vận tải, do nổ mìn phá, bụi bặm tại khi công trường lán trại.

2/ Chất lượng nước

Ô nhiễm nước do rò rỉ, thẩm lậu, tràn vãi dầu, mỡ, rác thải sinh hoạt, nhiễm bẩn nước ngầm từ các bãi thải. Bùn cát xói mòm từ khu vực xây cất, khai thác vật liệu làm nước đục. Các hoạt động này về cơ bản đều có thể phòng, tránh, giảm thiểu.

3/ Trượt lở, xói mòn đất

Do cấu tạo địa chất của vùng này, tuyến đường này dễ bị trượt lở, cần lưu ý trong thiết kế và có biện pháp ứng cứu sự cố trượt lở đường để đảm bảo giao thông, vận tải không bị tắc nghẽn. Đất dọc tuyến đường dễ bị bào mòn gây nên các tác động xấu như: bồi lấp ruộng, nương, làm đục khe suối cung cấp nước sinh hoạt, suy thoái chất lượng thổ nhưỡng.

Tác động đến môi trờng sinh học 1/ Tầng phủ thực vật

Mất cây dọc tuyến đường, tại công trường khai thác vật liệu, các địa điểm công trình và lán trại công nhân. Trong thực vật bị tổn hại có các loại quý hiếm của rừng nhiệt đới thường xanh, nhất là các loại cây lớn ven sông. Nhu cầu gỗ, củi cho công trường và công nhân cùng dân công các vùng tập trung dân cư mới cũng có tác động tiêu cực tới tầng phủ thực vật. Nhìn chung tác động này là tiêu cực và có tầm quan trọng.

2/ Động vật hoang dã

Đường đi song song với dòng sông 67 km, các hoạt động xây dựng có tác động tiêu cực các loài có vú và bò sát ở ven sông. Hoạt động của các máy bay ở lên thẳng vận tải vật liệu trong suốt 25 tháng cũng có tác động xấu đến các đối tượng này. Việc săn bắt thú vật hoang dã tăng thêm do khả năng tiêu thụ tăng. Sáu khi vực cư trú của chim vùng hạ lưu sông Arun cũng bị ảnh hưởng. Các tác động này không chỉ là địa phương mà còn có ý nghĩa quốc gia, vùng rộng lớn hơn do trong các loài chim bị ảnh hưởng có cả chim di cư.

3/ Tài nguyên thủy sản

Không có tác động trực tiếp tới nơi cư trú của cá, nhưng do nhu cầu tiêu thụ cá tăng lên với số lượng lớn người tập trung về công trường nên nguồn cá bị tác động.

Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội 1/ Lấy đất của dân

375 ha đất sẽ bị lấy đi vĩnh viễn, 19 ha sẽ bị lấy tạm thời. 1146 hộ dân bị tổn hại về nhà cửa, chuồng trại. Một số cây lấy gỗ, cây ăn quả cũng bị mất. Tuy có được đền bù nhưng dân chúng, nhất là các hộ nghèo sẽ thêm khó khăn trong sản xuất và đời sống. Một số đất đai, cây cối, công trình còn bị tổn hại do các tác động gián tiếp như xói mòn, bồi lấp.

2/ Việc làm và thu nhập

Tài liệu khảo sát cho thấy 50% nhân lực lao động địa phương chưa có việc làm đầy đủ. Công trường sẽ thu hút một phần nhân lực này mà không gây tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên phụ nữ sẽ vất vả hơn vì một số lao động nam làm việc tại công trường sẽ không còn giúp gánh vác công việc gia đình như trước đó.

Dự kiến công trường sẽ sử dụng trung bình 6720 lao động. Thời gian cao điểm đòi hỏi về lao động tăng thêm 50%. Thời gian thấp điểm sẽ giảm 50% trong thời gian 40 tháng thi công, hàng năm thu nhập của các nhân dân địa phương được tăng thêm khoảng 4-5 triệu USD. Thu nhập này tùy thuộc kỹ thuật xây dựng và chính sách thuê mướn nhân công. Chủ trương dùng kỹ thuật thích hợp nhưng sử dụng nhiều nhân công sẽ có lợi cho dân địa phương.

3/ Lương thực

Vùng công trình hiện nay thiếu lương thực. Nông nghiệp địa phương không cung cấp đủ lương thực, dân phải dùng thu nhập qua các nghề phụ để mua lương thực. Công trưởng sẽ dận đến việc có thêm nhiều người vào địa phương sẽ có nhiều khó khăn vì giá lương thực cao nhiều hơn hiện nay.

4/ Cư trú

Dân số địa phuơng sẽ tăng lên, đặc biệt là tại khu lán trại chính của công trường. Việc tăng dân này có tác dụng nhiều mặt đến đời sống nhân dân địa phương về kinh tế, xã hội văn hóa.

5/ Y tế

Điều kiện y tế công cộng hiện nay của địa phương không đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Với việc mở công trường nhu cầu này tăng lên rất nhiều. Nhiều bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh sốt rét, bệnh đường hô hấp, nghiện rượu. AID có nguy cơ lan rộng.

6/ Các dịch vụ công cộng khác

Khả năng cấp nước cho nhân dân sử dụng trong sinh hoạt hiện nay kém. Yếu kém này sẽ tăng lên rõ rệt lúc số lượng hàng ngàn người sẽ tới làm việc ở công trường, đặc biệt là ở khu Hile và Tumlingtar. Phụ nữ và trẻ em sẽ bị tác động nhiều nhất. Bệnh ỉa chảy, các bệnh tiêu hóa và da liễu sẽ phát triển. Gia tăng dân số sẽ dẫn tới gia tăng nhu cầu giáo dục. Tuy nhiên yêu cầu này chỉ có trong thời gian xây dựng.

Công tác hành chính, dân sự ở địa phương cũng tăng lên nhiều do gia tăng dân

Một phần của tài liệu bài giảng tác động môi trường.PDF (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)