DỰ ÁN CẦU JAMUNA Ở BANGLADESH

Một phần của tài liệu bài giảng tác động môi trường.PDF (Trang 94)

D. Tác động trong giai đoạn vận hành.

THÍ DỤ THỰC TẾ VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT DỰ ÁN

4.4. DỰ ÁN CẦU JAMUNA Ở BANGLADESH

(Trích dịch theo Ngân hàng Phát tiển Châu Á, ĐGTĐMT cho các nước đang phát triển. Các thí dụ chọn lọc. Manila, 1997).

4.4.1. Mô tả dự án

Dự án cầu Jamuna có mục đích nối liền tuyền đường bộ giữa 2 miền đông và tây Bangladesh, ngăn cách nhau bởi dòng Jamuna. Dự án có 3 công trình chính và một hoạt động phù trợ.

• Cầu xa lộ với 4 làn xe ô tô, 1 làn tàu hỏa rộng 1m đồng thời mang đường tải điện cao thế, đường cáp viễn thông và đường ống dẫn khí đốt.

• Công trình gia cố bờ sông ở hai đầu cầu. • Hai đường dẫn lên cầu ở hai phía đông và tây.

• Hoạt động phù trợ về bảo vệ môi trường và tái định cư một số dân chúng. Cầu chính dài 4800m, gồm 50 nhịp, mỗi nhịp dài 100m, gối trên cột cầu bằng trụ thép. Vật liệu làm cầu chuyển tối địa điểm cầu bằng đường sông Jamuna.

Một kênh nhỏ sẽ được đào trên bãi cát giữa sông để cho cần trịc nổi vào đóng các cột cầu trên bãi sông và lắp ráp đầm cầu.

Công trình gia cố 2 bờ sông bằng đá xây, dài 2,3km, thẳng góc với tuyến cầu. Để xây dựng công trình này phải nạo vét khoảng 25 đến 30 triệu m3 bùn cát ở hai bên bờ. Bùn cát này sẽ được dùng để đắp đường dẫn lên cầu.

Đường dẫn bên bờ đông dài 16km, bên bờ tây dài 14km.

Để bảo đảm an toàn cho cầu cống dẫn nước Dhaieswari phía trên cầu sẽ phải đình chỉ hoạt động.

4.4.2. Mô tả điều kiện môi trường của dự án

1. Thủy văn nước mặt.

Sông Jamuna là một dòng sông lớn vùng châu thổ, lòng sông thường xuyên biến hình. Tại khu vực dự án sông Jamuna chảy về phiá đông mam. Cửa lấy nước của chi lưu phía bắc là một cống lấy nước ở gần vị trí cầu, cửa lấy nước của chi lưu phía nam cũng là một cống lấy nước cách cầu 20 km về hạ lưu. Vào mùa lũ lượng nước vào chi lưu bắc có thể lên tới 2-4% tổng lưu lượng của Jamuna, vì vậy để tránh nước lũ qua chi lưu tràn vào phía công trình cầu trên bờ đông phải đình chỉ hoạt động của cống.

2. Xói mòn

Bờ đông sông Jamuna tại vị trí dự án đã bị xói lở khoảng 600m dọc sông trong các năm 1997-1998. Bờ tây trong một trận lũ gần đây cũng đã bị xói lở khoảng 200m.

3. Tài nguyên

Tại khu vực dự án chỉ 1-2% lượng nước mặt được lấy để tưới ruộng. Nước tưới, nước sinh hoạt của dân đều dùng nước giếng khoan. Nước giếng đào, ao hồ cũng được dùng trong sinh hoạt.

4. Nông nghiệp

Giống cây trồng chính tại khu vực dự án là lúa gieo thẳng hoặc cấy, một hoặc hai vụ tùy theo biến động của nguồn nước trong mùa lũ và mùa khô.

5. Ngư nghiệp

Sản lượng thủy sản hàng năm của sông Jamuna ước tính bằng 130.000 USD. Trong thời gian 1984-1988 quan sát thấy giảm sút sản lượng thủy sản trên

sông Dhaleswari. Nguyên nhân có thể do cửa lấy nước phía bắc bị bồi lắp một phần.

6. Động vật hoang dã

Khu vực dự án là nơi trú ngụ và tìm thức ăn của nhiều loài chim định cư và di cư.

7. Vận tải thủy

Jamuna là một tuyến vận tải thủy quan trọng. Có phà liên lạc bờ đông và bờ tây, nhiều tàu thuyền nhỏ hơn vận chuyển hàng hóa dọc sông. Vận tải trên sông Dhaleswari không đáng kể.

8. Điều kiện kinh tế – xã hội

Trong khu vực dự án có 6 xã (sub-district). Trong đó 3 xã ở ngay khu công trường của dự án. Tốc độ tăng dân số trung bình bàng 2,3%. Diện tích đất bình quân theo hộ là 1,6ha. Dưới xã có làng có khoảng 3 xóm, mỗi xóm có khoảng 20 hộ. 80% dân bị tác động là nông dân canh tác trên đất thuộc sở hữu của mình. 60% dân này đã định cư tại đây từ 30 năm trở lên.

Dự án chiếm 1784 ha, trong đó 1554 ha tại bờ đông và 1230 ha tại bờ tây. Diện tích các công trình là 906 ha. Bùn cát nạo vét lòng sông đủ để đắp một khu rộng 250 ha có cao trình trên nước lũ, có thể dùng cho tái định cư và phát triển công nghiệp.

4.4.3. Các tác động có thể có và biện pháp giảm thiểu

1. Giai đoạn xây dựng

a/ Đối với nước mặt

Tất cả các công tác làm đất đều có thể ảnh hưởng tới nước mặt. Các nhà thầu về làm đất phải hết sức tránh việc ngăn dòng chảy mặt. Cần có thanh tra, quan trắc, kiểm tra tình trạng này. Tuy nhiên do nước mặt sử dụng vào tưới ruộng ở đây tương đối ít nên sự ngăn cản dòng chảy mặt tạm thời không có tác động quan trọng. Trong xây dựng đường dẫn lên cầu và bờ phòng hộ vai cầu có thể phải đào các mương tiêu nước sâu.

Cần tránh việc làm hạ thấp mức nước ngầm của các giếng dân khai thác nước sinh hoạt và tưới ruộng. Lúc cần nhà thầu phải làm tường chắc các mương thi công ở sâu ở mức nước ngầm các khu lân cận ít bị ảnh hưởng.

b/ Chất lượng nước và đất

Dự án yêu cầu phải thực hiện một khối lượng nạo vét các bùn quan trọng: nạo vét luồng vận tải từ cửa biển tới địa cầu, mở kênh vào đóng cọc giữa bãi sông, nạo vét hai bên bờ sông để xây dựng tường phòng hộ cầu, nạo vét cửa sông Dhaleswari. Tổng khối lượng nạo vét lên tới 25-30 triệu m3. Thiết bị nạo vét là thiết bị thủy lực. Công tác nạo vét thực hiện trong mùa khô.

Vật liệu nạo vét sẽ được dùng để đắp đường dẫn lên cầu, đắp khu định cư và công nghiệp. Cấm không được đổ bùn cát nạo vét trở lại vào sông. Tác động của nạo vét tới chất lượng nước và địa hình sông không đáng kể. Cần phân tích làm rõ tính chất hóa học của cát bùn, nạo vét sẽ dùng đắp khu tái định cư. Nếu có các chất độc thì phải xử lý trước khi sử dụng hoặc tìm đất không có chất độc để thay thế. Chất thải lỏng trên công trường thi công và lán trại công nhân xây dựng phải được thu gom và xử lý trước lúc đổ vào sông. Cần tránh để các chất thải dầu, mỡ, sơn, hóa chất ô nhiễm, nước mặt và nước ngầm. c/ Vận tải thủy

Không ảnh hưởng tới vận tải thủy trên sông Jamuna do công tác nạo vét thực hiện chủ yếu trên bãi sông và một phần trên bãi giữa sông.

d/ Giao thông, vận tải bộ

Luồng vận tải từ Dhaka tới địa điểm cầu sẽ tăng thêm, tuy nhiên không ảnh hưởng gì lớn đến tuyến vận tải chung. Các đường vào công trường sẽ là đường tạm thời do các nhà thầu xây dựng.

Cấm không cho các nhà thầu sử dụng đường sẵn có của các làng để vận chuyển để tránh phiền hà, tai nạn và xâm phạm đất đai sở hữu của dân chúng. e/ Nông nghiệp

Tại công trường một diện tích đất khá lớn sẽ là địa điểm của các công trình sẽ xây dựng. Một diện tích đất khác sẽ là kho bãi vật liệu, thiết bị, nhà, xưởng. Những đất này cần phải mua lại, hoặc thuê có thời hạn. Diện tích các đất này ước tính vào khoảng 20 ha mỗi đầu cầu. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên những phần đất này sẽ phải đình chỉ trong thời gian xây dựng và sau đó ít lâu.

Tổn thất sản xuất nông nghiệp ước tính như sau: tổn thất do không tưới tiêu được trong thời gian 3 năm xây dựng: 13,468 USD; tổn thất do đất bị thuê trong năm 3,5 năm: 31.215 USD; tổn thất do sản lượng bị sút kém sau thời

gian xây dựng: 12.923 USD; tổn thất hoa mầu khác: 13.486 USD. Tổng tổn thất lên tới 71.830 USD.

f/ Sinh vật hoang dã

Khu vực cầu vốn là bãi kiếm ăn và cư trú tạm thời của các loài chim định cư và di cư về mùa đông. Trong thời gian xây dựng cầu các loài chim này phải bỏ từ địa điểm này để đi kiếm ăn nơi khác.

Cần có chương trình quan sát di chuyển của loài chim. Cần nghiêm cấm công nhân làm cầu săn bắt chim tại địa điểm cầu và vùng lân cận.

g/ Thủy sản

Hoạt động xây dựng cầu, đặc biệt là việc đình chủ hoạt động của cống phía bắc lấy nước vào sông Dhaleswari, sẽ ảnh hưởng lớn đến nghề các trên phần thượng lưu của sông Dhaleswari. Khoảng 1.144 ha ao cá và 10.164 ha đánh bắt cá sẽ bị ảnh hưởng. Đời sống của khoảng 9.000 người nghề cá, hiện nay thu nhập trung bình hằng năm khoảng 50 USD sẽ bị tác động mạnh. Một chương trình chuyển đổi nghề cá tại khu vực này sẽ được nghiên cứu, triển khai.

h/ Bảo hộ lao động

Có nhiều khả năng xảy ra tai nạn lao động và bệnh tật do ô nhiễm môi trường và điều kiện làm việc thiếu thốn. Các nhà thầu phải căn cứ pháp luật bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường của Bangladesh để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho công nhân.

i/ Cấp nước sạch và vệ sinh

Công trường cầu Jamuna sẽ có 1.500 công nhân. Nhà thầu phải đảm bảo cung cấp nước sạch, điều kiện sống và làm việc hợp vệ sinh.

j/ Tác động xã hội

Một đội ngũ công nhân chủ yếu từ các vùng khác tới, có thu nhận cao hơn dân địa phương sẽ đến công trường sinh sống và làm việc trong hơn 3 năm. Giữa những người này và dân địa phương có những cách biệt nhất định về kinh tế, văn hóa, cần tạo bầu không khí hợp tác, hòa động giữa hai bên.

Cần có chính sách, tiêu chuẩn đền bù thỏa đáng cho người bị mất đất, tái định cư người bị mất nhà cửa, tạo điều kiện cho nhân dân địa phương được hưởng một phần phúc lợi văn hóa, y tế của khu công trường.

2. Giai đoạn vận hành

Những thay đổi trên sông Jamuna tại đoạn khu vực cầu a/ Tác động nước dềnh

Do sự có mặt của 49 cột cầu lúc lũ lớn mức nước thượng lưu cầu sẽ bị dềnh lên dẫn tới 2 tác động:

• Có thể làm hư hỏng hệ thống đê 2 trên bờ sông Jamuna;

• Nâng cao mức nớc lũ ven sông gây thiệt hại nhiều hơn cho hoa màu trên các bãi ven sông.

Mô hình thủy lực cho thấy nước dềnh do cột ảnh hưởng tới 50 km về thượng lưu và 10 km về hạ lưu. Với lũ tần suất 10% mức dềnh tại cầu có thể lên tới 20 cm. Với lũ thông thường chỉ khoảng 10cm. Với lưu lượng trung bình năm dềnh không đáng kể. Nước dềnh do công trình gia cố bờ sông hai đầu cầu có thể lên tới 10cm với lũ bình thường và 25cm với lũ tần suất 2%. Với lưu lượng trung bình năm dềnh không đáng kể.

b/ Xói lở bờ sông

Công trình gia cố bờ sông hai đầu cầu có tác dụng ổn định lòng sông, chống xói lở bờ sông và bảo về cầu. Vế phía thượng lưu cách cầu 8km cũng có công trình gia cố bờ sông phía tây tại thị trấn Sijagani. Bến phà phía đông dưới cầu cũng đã được gia cố. Tổng hợp lại các công trình gia cố đã bảo vệ lòng sông chống xói lở khoảng 10km mỗi bên bờ.

c/ Dòng chảy mặt và thoát nước mặt

Hai đường dẫn lên cầu ở hai đầu cầu đã ngăn cản sự thoát nước tự nhiên của một khu vực rộng 4000 ha bãi sông (ngoài đê) và tác động tới tình hình thoát lũ trên bãi sông như sau: mùa mưa trước lúc lũ chính tới trên sông Jamura thì bãi ven sông có thể bị ngập do mưa địa phương, cuối mùa nước lũ trên sông Jamuna đã hạ xuống thì trên bãi vẫn bị ngập thêm một số ngày; hiện tượng bồi lấp diễn ra trên bãi sông. Nếu có công trình thoát nước có thể tránh thiệt hại cho 1.600 hộ nông dân, thất thu mỗi hộ do ngập khoảng 271 USD.

d/ Chất lượng nước

Trong thời gian bãi sông bị ngập, nước ngập ở trạng thái tù rất dễ bị nhiễm bẩn bởi rác thải sinh hoạt, rác thải sản xuất (nước ngâm đay). Tuy nhiên do mật số dân còn thấp, khả năng phân hủy phế tải tự nhiên của nước còn lớn

nên chưa thể có suy giảm lớn về chất lượng nước. Tuy nhiên vào mùa úng ngập cần có quan trắc, theo dõi chất lượng nước tại vùng úng ngập.

Đóng cống lấy nước phía bắc của sông Dhaleswari

Việc đóng cống lấy nước này để bảo vệ cầu và làm đường dẫn lên cầu ở bờ đông đã có tác động mạnh mẽ tới chế độ thủy văn phần thượng lưu của sông Dhaleswari. Cụ thể là:

• Giảm độ sâu lũ khoảng 1m trên phần thượng lưu sông Dhaleswari; • Giảm tổng lượng dòng chảy năm của sông Dhaleswari và một chi lưu

của nó là Pungli từ 40.000 triệu m3 và 15.000 triệu m3 xuống còn 15.000 triệu m3 và 7.000 triệu m3;

• Tăng lượng dòng của từ lưu sông Dhaleswari qua cống lấy nước phía nam từ 12.000 triệu m3 lên 22.000 triệu m3, tạo nên xói lở mạnh bờ sông và bãi sông Dhaleswari.

• Mức nước ngầm vùng thượng lưu sông Dhaleswari không đổi, nhưng tốc độ hồi phục lúc bị khai thác nhiều sẽ chậm hơn, lượng hồi phục giảm 40%.

• Thu hẹp diện tích khu vực sinh sống và sinh sản của cá khoảng 11.000 ha gây thiệt hại sản lượng cá khoảng 1000 tấn/năm.

Biện pháp giảm thiểu tác dộng này là xây dựng một con đê giữa sông Jamuna và sông Dhaleswari để bảo vệ vùng đồng bằng ven sông giữa 2 con sông này. Kết quả của biện pháp là:

• Giảm thời gian lũ và độ sâu lũ có thể xảy ra trên phần thượng lưu sông Dhaleswari do nước sông Jamuna tràn vào, bảo vệ 29.200 ha cây trồng và hoa màu trên vùng này. Qua đó nâng thu nhập hàng năm của 36.500 hộ lên 50%. Ước lượng thu nhập do gia tăng sản xuất nông nghiệp hàng năn 2,5 triệu USD, tổn thất do lũ hàng năm giảm 640.000 USD. Chi phí mua đất làm đê ước tính khoảng 3.333 USD. Tổn thất thủy sản so với trước khi đóng cống Dhaleswari hàng năm bằng 410.000 USD.

• Xét về xã hội có nhiều vấn đề phức tạp hơn do hàng nghìn người làm nghề đánh cá và chế biến cá sẽ mất việc làm. Về nông nghiệp sẽ có thêm 2,3 triệu ngày cộng. Tuy nhiên những người làm nghề đánh cá

mất việc không đương nhiên có thể tìm việc làm mới trong nông nghiệp.

Tổng chi phí làm đê lên tới 3,3 triệu USD, trong đó có khoảng 40% là tiền bằng ngoại tệ vay của nước ngoài.

Trở ngại về giao thông

a/ Giao thông thủy trên sông Jamuna

Để có tuyến giao thông thủy thuận lợi trên sông Jamuna cần bố trí mặt cầu ở hầm cao nhất định để một kênh giao thông thủy rộng 170m cho các tàu với một chiều cao nhất định. Yêu cầu này được bảo đảm trong thiết kế.

b/ Giao thông thủy trên sông Dhaleswari

Giao thông thủy trên sông này hiện nay rất hạn chế, chỉ có khoảng 50 thuyền nhỏ hàng ngày đi lại. Sau lúc đóng cống bắc Dhaleswari để ra sộng Jamuna các thuyền này phải đi xuôi về nam gặp nhánh Dhaleswari nam rồi ngược dòng ra sông Jamuna, tức phải đi khoảng 59km. Tuy nhiên sau khi có cầu đường bộ sẽ thay thế hoàn toàn việc vận tải đường thủy này.

Tổn thất tài nguyên sinh thái a/ Nghề cá

Vùng thượng lưu sông Dhaleswari vốn là vùng ngư nghiệp phát triển. Việc đóng cống Dhaleswari bắc sẽ dẫn tới sự suy tàn nghề cá tại đây. Ước tính hàng năm sản lượng các sẽ mất đi khoảng 1.000 tới 1.200 tấn. Khoảng 5.600 đến 9.000 người hiện nay làm nghề cá sẽ bị tác động sâu sắc. Thu nhập hằng năm của họ sẽ giảm khoảng 25 tới 50 USD. phương án giảm thiểu là phát tiển nghề cá ao thay cho các sông. Khoảng 880 ha ao hiện có sẽ được dùng để nuôi cá. Công tác chuyển giao công nghệ sẽ được kếp hợp với công tác tín dụng.

b/ Động vật hoang dã

Công trình cầu ảnh hưởng tới nơi cư trú và kiếm mồi của một số động vật

Một phần của tài liệu bài giảng tác động môi trường.PDF (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)