ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG LŨY TÍCH

Một phần của tài liệu bài giảng tác động môi trường.PDF (Trang 92)

D. Tác động trong giai đoạn vận hành.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VAØ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

7.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG LŨY TÍCH

Giống như đánh giá môi trường chiến lược đánh giá tác động môi trường lũy tích (cumulative environmental impact asessment, CEIA), thường gọi tắt là ĐGMTLT (CEA) quan tâm tới tác động môi trường không chỉ của một mà của nhiều dự án trên một địa bàn lãnh thổ nhất định. ĐGMTLT đã được xác định với những định nghĩa như sau:

“Tác động môi trường lũy tích của một hoạt động là tác động được tăng thêm của hoạt động này lúc xét các hoạt động khác đã có, hiện có và sẽ có trong tương lai dự báo được không kể ai là người thực hiện các hoạt động khác đó” (theo L.Canter, 1996).

“Hậu quả lũy tích có thể được xác định như là những tác động tới các môi trường thiên nhiên và xã hội: 1) xuất hiện nhiều lúc theo thời gian và nhiều nơi theo không gian khiến cho môi trường không thể hấp thụ; hoặc 2) phối hợp với hậu quả của các hoạt động khác một cách tổng hòa (synergistic manner)” (theo Sonntag, 1986).

Một cách đơn giản hơn ta có thể nói rằng:

“Tác động môi trường lũy tích là tác động tổng hợp tới môi trường không chỉ do một mà do nhiều dự án trong cùng một thời gian, tại một vùng lãnh thổ nhất định. Tác động tổng hợp không chỉ là tổng số tác động mà còn là kết quả của tương tác giữa các tác động”.

Thí dụ tại một khu công nghiệp có 3 nhà máy A, B, C. Hàng năm xả khí thải như sau:

– Nhà máy A xả 1 tấn khí a, m tấn khí b, n tấn khí c – Nhà máy B xả p tấn khí a, q tấn khí thải d

– Nhà máy C xả r tấn khí a, s tấn khí e

Xét tác động lũy tích có thể thấy trong khí quyển của khu công nghiệp hàng năm sẽ có các khí thải sau:

– Tổng lượng khí a = (l + p + r) tấn – Tổng lượng khí s = e tấn

– Tổng lượng khí hợp chất hình thành do phản ứng c và d = (c + d) tấn Khí (c + d) có thể có những tính chất mà riêng c, d đều không có.

Lũy tích tác động còn phải xét theo thời gian. Thí dụ tác động đến tài nguyên rừng đối với một khu bảo vệ thiên nhiên phải được xét theo lũy tích tác động của dự án di dân năm 2000 với tác động của các dự án trước đây mà dân số hiện đã tăng lên.

Để ĐGTĐMLT trước hết phải xác định rõ phạm vi không gian và thời gian đánh giá, tiếp đó có các ĐGTĐMT của từng dự án, và sau đấy sẽ lũy tích tác động theo các nhân tố môi trường chung nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất.

Một phần của tài liệu bài giảng tác động môi trường.PDF (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)