và Môi Trường Việt Nam, ngày 20 tháng 9 năm 2006, xem chi tiết tại http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=26&ID=17328&Code=BJAQN17328, truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2011
Ngoài ra do sự gia tăng tự nhiên dân số nhanh, đói nghèo và kĩ thuật canh tác thiếu hợp lý; tình trạng mất rừng, cháy rừng, mất lớp thảm thực vật trên mặt đất… đã gây ra những biến đổi xấu đến các tính chất của đất và làm suy giảm diện tích đất. Ngoài ra, các nguyên nhân gây ô nhiễm ở trên cũng góp phần làm cho quá trình suy thoái môi trường đất trở nên trầm trọng hơn. Từ đó làm cho khả năng sản xuất nông nghiệp ngày càng trở nên khó khăn.
3.1.2. Sự cần thiết phải áp dụng thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam Việt Nam
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế và đô thị hoá, mức độ ô nhiễm môi trường tại Việt Nam ngày càng tăng. Việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết không chỉ đối với nước ta mà đã trở thành vấn đề toàn cầu.
Do xuất phát điểm từ nền kinh tế thấp chúng ta đã chú trọng nhiều hơn đến tăng trưởng kinh tế, chưa có điều kiện để đầu tư cải tạo môi trường do đó đã làm phát sinh những yếu tố tác động tiêu cực đến môi trường, dẫn đến ô nhiễm nghiêm
trọng, sự phát triển bền vững đứng trước những thách thức lớn. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để bảo vệ môi trường như: Miễn giảm thuế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường; tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ môi trường; thực hiện các chương trình quốc gia và quốc tế về bảo vệ môi trường, bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách thoả đáng để xử lý vấn đề môi trường. Bên cạnh những chính sách khuyến khích bảo vệ môi trường thì Nhà nước cũng có các chính sách để hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường như: Xử phạt các vi phạm về ô nhiễm môi trường; thu phí bảo vệ môi trường (phí xăng dầu, phí vệ sinh, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn,...). Ngoài ra, nhà nước còn ban hành các luật và quy định điều chỉnh gián tiếp các hành vi tác động đến môi trường như Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp... Thêm vào đó, khoản thu từ phí bảo vệ môi trường hiện không đáng kể, mới chỉ góp phần huy động một phần nhỏ nhằm khắc phục những tổn hại về môi trường; trên thực tế vẫn còn nhiều hành vi gây tác
động nghiêm trọng đến môi trường không được xử lý nghiêm minh và ý thức bảo vệ môi trường của người dân thì chưa cao.
Trước thực trạng này, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng: “việc ban hành Luật thuế môi trường là cần thiết nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định điều chỉnh các hành vi gây tác động tiêu cực đến môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống; tạo nguồn lực tài chính bù đắp chi phí bảo vệ môi trường; bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển bền vững; đồng thời bảo đảm việc thực hiện các cam kết quốc tế, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới”70.
Nhận định về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng: “việc ban hành và thực thi chính sách bảo vệ MT ở nước ta còn nhiều bất cập, các quy định về phí MT hiện hành mới chỉ dừng lại ở mục tiêu huy động đóng góp một phần của những đối tượng xả thải, hỗ trợ làm sạch MT. Trong các sắc thuế có liên quan như thuế tiêu thụ đặc biệt, thu nhập DN, xuất nhập khẩu, mục tiêu bảo vệ MT chỉ là lồng ghép. Việc ban hành Luật Thuế MT sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững,