Những chuyển biến tại CHLB Đức sau khi thực hiện những thay đổi về thuế môi trường

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC ÁP DỤNG THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM (Trang 64)

35 BMF 1999a và 1999b; Meyer, Bettina 1999 (2000), The introduction of the Ecological Tax Reform,

2.1.3.Những chuyển biến tại CHLB Đức sau khi thực hiện những thay đổi về thuế môi trường

những thay đổi về thuế môi trường

Sau hơn hai mươi năm áp dụng thuế môi trường, hệ thống môi trường, hệ thống môi trường cũng như nền kinh tế xã hội của CHLB Đức đã có những thay đổi sâu sắc và toàn diện theo

hướng tích cực. Điều đó có được phần lớn là nhờ cải cách thuế môi trường diễn ra từ năm 1999 đến năm 2003 và việc duy trì những sắc thuế này kết hợp và bổ sung với những điều khoản thuế bảo vệ môi trường của Liên Minh Châu Âu EU. Sau cuộc cải cách, CHLB Đức đã có một khung pháp lý và hệ thống chính sách chặt chẽ, hợp lý với những quy định rõ ràng về các đối tượng chịu thuế, cách đánh thuế và một biểu khung thuế suất hợp lý. Thêm vào đó, sự phối hợp trong việc quản lý thuế và thu thuế giữa Chính phủ Liên Bang và chính phủ từng bang, từng thành phố rất thống nhất và nhịp nhàng. Chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc kiểm soát, quản lý thuế và thu thuế chính là Tổng cục thuế của chính phủ Liên Bang, các cơ quan thuế của các tiểu bang nhờ vậy mà hệ thống làm việc nhanh và chuẩn xác hơn rất nhiều.

Chính thành công đạt được đã tạo niềm tin cho các nhà hoạch định chính sách tiếp tục thực hiện và có những thay đổi mới có lợi hơn trong những năm tiếp theo. Cho đến nay có thể thấy tình hình ô nhiễm môi trường của Đức đã được cải thiện đáng kể nhờ những chính sách thuế năng lượng mạnh tay đánh

vào các nguồn gây ô nhiễm như các loại xăng dầu, nhiên liệu độc hại.

Các loại khí gây ra các hiện tượng ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường không khí hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… như khí CO2, SO2, NOx đều có xu hướng giảm dần theo từng năm. Sau năm 2003, khối lượng phát thải khí CO2 vẫn giảm từ từ, mặc dù thuế suất từ đó về sau không tăng hơn nữa. Trong năm 2010, việc giảm lượng khí thải CO2 đạt được là khoảng 3 phần trăm, tương ứng xấp xỉ đến 24 triệu tấn CO238 – một con số khá ấn tượng.

Việc áp dụng thuế năng lượng này một mặt trực tiếp hạn chế nồng độ khí thải độc hại ra môi trường mặt khác tác động lên ý thức của người dân về việc sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm năng lượng hơn. Kể từ năm 1999, số lượng hành khách sử dụng các phương tiện công cộng đã tăng nhanh chóng. Trước đó, cho đến tận năm 1998, con số này vẫn tiếp tục giảm qua các năm nhưng từ năm 1999 đến nay, xu hướng này đảo ngược hoàn toàn và số lượng người đi các phương tiện giao thông công cộng tăng liên tiếp. Thêm vào đó, mức tiêu thụ nhiên liệu cũng đã trở

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC ÁP DỤNG THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM (Trang 64)