Bài học từ việc thực hiện tốt công tác thanh tra, giám sát và thu thuế

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC ÁP DỤNG THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM (Trang 142)

77 Số liệu trích từ tài liệu “Ecotax – GBG Memorandum 2004” do Bộ tài chính Đức ban hành

3.3.3.Bài học từ việc thực hiện tốt công tác thanh tra, giám sát và thu thuế

Do việc xác định và kiểm soát nồng độ chất thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc sản phẩm khi sử dụng có ảnh hưởng đến môi trường để thu thuế là rất phức tạp, đòi hỏi có công nghệ kỹ thuật và trình độ quản lý phù hợp do đó cần chuẩn bị một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại để đảm bảo việc đo lường nồng độ những chất thải này được chính xác. Và điều quan trọng hơn đó chính là nâng cao trình độ chuyên môn cho những cán bộ phụ trách về mặt kỹ thuật của công tác xác định tính thuế môi trường, thông qua các chương trình tập huấn, rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ, các chương trình đào tạo chuyên sâu tại các nước có kinh nghiệm thực hiện thuế môi trường. Trong khoảng thời gian của cuộc rà soát năm 2001, nhận thấy việc có các chuyên gia kĩ thuật giỏi là một yếu tố then chốt để phát triển thành công thuế bảo vệ môi trường, chính phủ New Zealand đã cử một loạt các chuyên gia sang các nước đã thành công với luật thuế này ở châu Âu như Na Uy, Hà Lan, Đức để học tập, rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ, học tập nghiên cứu thêm các chương trình chuyên sâu để sau khi trở về nước trở thành những cán bộ chủ chốt thực hiện nhiệm vụ đưa ra những quy định về mức thuế

suất hợp lý hoặc những thay đổi cần thiết để hoàn thiện và điều chỉnh những sắc thuế môi trường này sao cho phù hợp với tình hình phát triển của New Zealand. Việt Nam cũng nên học tập điều này từ New Zealand. Trong khoảng thời gian đầu khi áp dụng thuế bảo vệ môi trường, chính phủ Việt Nam cũng nên cử các bộ chủ chốt sang các nước ngoài để học tập và nghiên cứu thêm về thuế bảo vệ môi trường để việc áp dụng luật này ở Việt Nam được dễ dàng hơn. Sau đó, những người có kinh nghiệm đi học ở nước ngoài sẽ về truyền đạt lại cho những cán bộ khác, dần dần từ đó sẽ nâng cao chất lượng của các cán bộ thuế môi trường ở Việt Nam.

Thêm vào đó, việc thường xuyên kiểm tra đánh giá nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ để kịp thời điều chỉnh cán bộ hợp lý. Lãnh đạo các cấp phải tích cực kiểm tra hiệu quả làm việc của cán bộ nhân viên để đánh giá chính xác trình độ nghiệp vụ và đưa ra các quyết định đúng đắn trong điều chỉnh công tác cán bộ và kịp thời bổ sung khi cần thiết.

Về công tác thanh tra thuế, Nhà nước và các bộ ban ngành có liên quan cần nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế trong công tác thanh tra của các cơ quan thuế nhà nước, từ đó xây dựng mô

hình, phương pháp thanh tra cho phù hợp với cơ chế quản lý, điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta. Bên cạnh đó, cần xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp các ngành có liên quan trong công tác thanh tra thuế. Đồng thời, phối hợp và xây dựng các phần mềm ứng dụng tin học hỗ trợ công tác thanh tra thuế. Phối hợp để đào tạo nâng cao năng lực cán bộ thanh tra, chú trọng đào tạo theo kỹ năng chuyên sâu, khả năng sử dụng ứng dụng phần mềm tin học trong việc phân tích, khai thác thông tin và quản lý thanh tra thuế.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC ÁP DỤNG THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM (Trang 142)