77 Số liệu trích từ tài liệu “Ecotax – GBG Memorandum 2004” do Bộ tài chính Đức ban hành
3.3.5. Bài học từ việc tích cực học hỏi kinh nghiệm các nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế
và đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Là một nước không có lịch sử áp dụng thuế môi trường như những nước khác ở châu Âu, New Zealand đã rất khôn ngoan tận dụng sự hợp tác quốc tế để học tập được kinh nghiệm từ những nước này. Sau khi ban hành Luật quản lý tài nguyên năm 1991, chính phủ New Zealand đã đánh giá được rằng luật này vẫn còn những điểm chưa hợp lý và do đó, nó vẫn chưa tạo ra được những hiệu quả đáng kể tới môi trường. Do đó, trong khoảng thời gian thực hiện cuộc rà soát lại luật thuế quản lý tài nguyên năm 2001, chính phủ New Zealand đã rất tích cực học hỏi kinh nghiêm quốc tế bằng cách cử những cán bộ của mình sang các nước châu Âu đã áp dụng thành công thuế bảo vệ môi trường để học hỏi kinh nghiệm rồi sau đó trở về đưa ra những kiến nghị để thay đổi và hoàn thiện hơn luật thuế môi trường của nước mình. Phải nói rằng, nhờ những bài học và sự hợp tác quốc
tế như vậy mà New Zealand mới có thể đạt được những thành công trong việc áp dụng thuế môi trường như bây giờ.
Giống như New Zealand, Việt Nam cũng là một nước chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường trước đây, do đó Việt Nam cũng cần phải học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới để chọn ra một cách áp dụng thuế phù hợp nhất cho mình. Chính phủ Việt Nam cần tăng cường học hỏi kinh nghiệm của những nước đã thực hiện thành công loại thuế này, thông qua những chương trình hợp tác mời chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam hướng dẫn thêm về kĩ thuật và các vấn đề hành chính trong việc thực hiện thuế môi trường cũng như cử các cán bộ chủ chốt của mình sang các nước đã thành công với thuế bảo vệ môi trường để học hỏi kinh nghiệm.
Vừa qua, Bộ Tài chính cũng đã tổ chức 01 Đoàn khảo sát nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách môi trường tại một số nước trên thế giới (xem chi tiết tại phụ lục 4). Các tài liệu về dự án Luật cũng được gửi cho các chuyên gia quốc tế thuộc Dự án GTZ (của Công hoà liên bang Đức) và Dự án STARD
(của Hoa Kỳ) nghiên cứu, bình luật và cho ý kiến để hoàn thiện Luật.
Hiện nay, vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính đã và đang nhận được rất nhiều hỗ trợ của Dự án ETV2 (chương trình hỗ trợ kĩ thuật châu Âu cho Việt Nam) trong việc thực hiện phân tích một số đề án tiềm năng cho việc thu các loại thuế môi trường cũng như trong việc soạn thảo, sửa đổi và bổ sung luật thuế bảo vệ môi trường. Những chương trình hợp tác có ích như vậy cần được đầu tư và phát triển nhiều hơn nữa trong thời gian tới để chúng ra có thể học tập được nhiều kinh nghiệm hơn và áp dụng thành công thuế bảo vệ môi trường trong thời gian tới.