Nguyễn Xuân Quảng (2009), Giáo trình thuế, NXB Đại học Giao Thông Vận Tải, tr

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC ÁP DỤNG THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM (Trang 26)

những tổn thất về môi trường mà chính họ là nguyên nhân gây ra; nói cụ thể hơn là người gây ô nhiễm môi trường phải nộp một số tiền thuế tương ứng với mức ô nhiễm môi trường mà họ gây ra.

1.2.3.2. Tính thuế theo khối lượng tiêu thụ các nguyên, nhiên liệu đầu vào

Các loại nguyên, nhiên vật liệu được sử dụng cho quá trình sản xuất, nếu chúng là các nguyên nhân phát sinh ô nhiễm môi trường thì phải chịu một mức thuế tương đương với mức ô nhiễm môi trường mà chúng gây ra. Phương pháp tính thuế này có rất nhiều ưu điểm; để hạn chế tối đa, thậm chí tránh được mức thuế ô nhiễm môi trường phải nộp, các doanh nghiệp phải tích cực tìm kiếm và sử dụng các loại nguyên nhiên vật liệu thích hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường; thông qua đó khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường sử dụng các nguyên nhiên vật liệu sạch, vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất, vừa đảm bảo an toàn cho môi trường.

Lợi nhuận trước thuế của một doanh nghiệp được tính bằng hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp trong kì kế hoạch. Do đó, việc tính thuế này có vẻ đơn giản và dễ thực hiện, nó phản ánh được một cách trực tiếp các chi phí về môi trường mà doanh nghiệp phải nộp. Cơ sở để xác định tỷ lệ thuế mà doanh nghiệp phải nộp phụ thuộc vào mức độ gây ô nhiễm môi trường mà doanh nghiệp gây ra.

1.2.3.4. Tính thuế dựa vào khối lượng sản phẩm được sản xuất ra

Cách tính thuế này phải tùy theo từng loại hình sản xuất kinh doanh để tính: dựa vào khối lượng sản phẩm được sản xuất ra hoặc dựa vào doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch. Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm là: khó có thể xác định được tỷ lệ thu thuế hợp lý và đảm bảo tính công bằng giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh; nó có thể gây bất lợi cho các cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ mới, hoặc bất lợi cho các doanh nghiệp đã triển khai thực hiện các biện pháp xử lý môi trường.

Việc xác định mức thuế ô nhiễm phải dựa vào quy mô, tính chất hoạt động và mức độ gây ô nhiễm môi trường của từng doanh nghiệp cụ thể. Khối lượng chất thải của một doanh nghiệp càng lớn, hàm lượng chất độc hại càng cao, tính chất các chất độc hại càng nguy hiểm, thì mức thuế ô nhiễm môi trường doanh nghiệp phải nộp càng nhiều. Như vậy, để giảm thuế doanh nghiệp bắt buộc phải tìm cách đổi mới công nghệ để hạn chế chất thải ra môi trường.

1.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường và sự cần thiết của việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường dụng thuế bảo vệ môi trường

1.3.1.Vấn đề ô nhiễm môi trường

1.3.1.1. Ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi14.

Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.

14 GS. TS Trần Ngọc Chấn (1999), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải – tập 1 “Ô nhiễm không khí và tính toán khuếch tán chất ô nhiễm, NXB Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội, năm 1999, tr. 23

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC ÁP DỤNG THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w