Đặng Mạnh Đoàn,Trần Thị Diệu Hằng, Phan Ban Mai (09), Viện Khoa học Khí Tượn g Thuỷ Văn và Môi Trường, Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí Hà Nội và kiến nghị nhằm giảm thiểu ô

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC ÁP DỤNG THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM (Trang 34)

Hiện tượng “hiệu ứng nhà kính” gắn liền với một hiện tượng ô nhiễm môi trường khác không kém phần nguy hiểm, đó là mưa axít. Trong các chất khí thải vào khí quyển, đặc biệt có SO2 và NO2 theo hơi nước bốc lên cao, chúng bị oxy hóa và thủy phântạo thành axít, gặp lạnh gây mưa xuống đất. Mưa axít có tác hại rất lớn đến các hệ sinh thái nông nghiệp, làm giảm năng suất mùa màng, có nơi còn bị mất trắng, làm giảm chất lượng cây trồng và vật nuôi, phá hoại nặng nề các cánh rừng ôn đới phía Bắc bán cầu. Mưa axít còn làm ô nhiễm các đường ống nước uống và nước sinh hoạt của con người và sinh vật, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng con người.

1.3.1.4. Ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật và làm giảm độ đa dạng sinh vật

trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm môi trường nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm môi trường đất.

Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương, nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu.

Hiện nay nồng độ Nitơ, Phốt pho ở trong nước khá cao, lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa đồng thời đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tảo và sự kém đa dạng của các sinh vật nước làm giảm hàm lượng ôxy trong nước, và tăng các khí CO2, CH4, H2S.

Đặc biệt ô nhiễm chủ yếu xảy ra đối với nguồn nước ngọt. Tổng lượng nước trên toàn cầu là 1.360 triệu km3, trong đó lượng nước ngọt chỉ chiếm trên dưới 3% và con người chỉ sử

dụng được khoảng 1% để phục vụ nhu cầu của xã hội21. Thế nhưng 1% đó đang bị ô nhiễm bởi các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông.

1.3.1.5. Ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Ô nhiễm môi trường đất có thể được phân loại theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm22.

Nếu phân loại theo nguồn gốc phát sinh, ô nhiễm môi trường đất bao gồm:

• Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.

• Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.

• Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC ÁP DỤNG THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w