Bernd Meyer & Christian Lutz (2002), Improving the Ecological Tax Reform in Germany, tr

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC ÁP DỤNG THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM (Trang 67)

phẩm quốc nội (GDP) của CHLB Đức trong giai đoạn thực hiện thuế môi trường cũng tăng nhẹ do tăng đầu tư của chính phủ vào các chương trình giảm chi phí năng lượng và đầu tư của các doanh nghiệp trong nước vào những dây chuyền công nghệ hiệu quả tiết kiệm năng lượng.

Như vậy việc thực hiện thuế môi trường ở CHLB Đức đã đem lại những thành quả tốt đẹp tác động lên cả ba mặt lớn của một quốc gia đó là môi trường, kinh tế và xã hội. Đây là thành tựu tự hào mà quốc gia nào cũng mong muốn có được.

2.2. Kinh nghiệm của New Zealand

2.2.1. Tình hình môi trường ở New Zealand

• Ô nhiễm môi trường không khí

So với các nước trên thế giới, do mật độ dân cư không quá dày đặc, các nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải chịu nhiều tác động như nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các quốc gia công nghiệp khác, vị trí địa lý gần với biển, cách xa các châu lục và các nguồn gây ô nhiễm nên New Zealand có chất lượng không khí khá tốt.

Tuy nhiên, tại một số khu vực, chủ yếu là các thị trấn và thành phố lớn, mức độ ô nhiễm môi trường cao đang dần trở thành mối lo ngại đối với chính phủ New Zealand. Không khí ô nhiễm thường xuất hiện do khí thải ra tại những nút giao thông

đông đúc hoặc tại lò sưởi sử dụng gỗ tại các hộ qia đình. Trong khi dân số, mức sống và tốc độ đô thị hóa có xu hướng tăng lên thì vấn đề ô nhiễm không khí càng trở nên tồi tệ. Việc các nhiên liệu hóa thạch được sử dụng rộng rãi cũng góp phần đẩy tình trạng ô nhiễm không khí ở New Zealand càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thời gian gần đây, tỷ lệ số người mắc bệnh ung thư da ở New Zealand có xu hướng tăng lên. Điều này được dự đoán là do tình trạng ô nhiễm không khí. Theo con số thống kê vào năm 1996, các ngành công nghiệp của New Zealand đã thải ra 29,7 triệu tấn CO242.

Trong các thành phố lớn của New Zealand, Auckland là thành phố có tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất. 80% ô nhiễm không khí tại Auckland gây ra bởi khí thải từ các phương tiện giao thông, cụ thể hơn là do hàm lượng các chất độc trong xăng và dầu Diesel. Theo các nghiên cứu mới đây của chính phủ New Zealand, hàm lượng các chất độc hại trong xăng và dầu diesel của New Zealand cao hơn so với các nước trên thế

42 Encyclopedia of the Nations, New Zealand – Environment, xem chi tiết tại http://www.nationsencyclopedia.com/Asia-and-Oceania/New-Zealand ENVIRONMENT.html, truy http://www.nationsencyclopedia.com/Asia-and-Oceania/New-Zealand ENVIRONMENT.html, truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2011

giới. Bảng sau so sánh hàm lượng lưu huỳnh trong dầu diesel tại New Zealand và một số quốc gia khác.

Bảng 2.4. Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu diesel tại một số nước

Đơn vị: ppm (parts per million) Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu

diesel

Hoa Kỳ 500

EU 350

Australia 500

New Zealand 3000

Nguồn: New Zealand’s Greenhouse Gas Inventory 1990–

2009”, tr. 443

Có thể thấy rằng, hàm lượng các chất độc hại trong dầu diesel tại New Zealand là tương đối cao, gấp 6 lần hàm lượng này tại Hoa Kỳ và Australia. Do đó, chính phủ New Zealand cần phải xem xét vấn đề này để hạn chế và kiểm soát vấn đề ô nhiễm môi trường tại New Zealand.

• Hiệu ứng nhà kính

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC ÁP DỤNG THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM (Trang 67)